Ngôn ngữ mang đặc trưng vùng miền

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong nhật ký nguyễn ngọc tấn (Trang 46)

7. Cấu trúc luận văn

3.1.6. Ngôn ngữ mang đặc trưng vùng miền

Nguyễn Ngọc Tấn (Nguyễn Thi) sinh ra và lớn lên ở Nam Định. Trong cuộc tổng tiến công Mậu Thân, anh xung phong đi chiến đấu cùng một tiểu đoàn pháobinh và tham gia đáng chiếm Sài Gòn. Nơi anh tham gia chiến đấu đó là chiến trƣờng Nam Bộ, nơi mà anh đã sống và gắn bó thân thiết với đồng bào ở đó và đã chịu ảnh hƣởng của ngôn ngữ vùng miền ở đó.Cho nên trong toàn cuốn Nhật ký Nguyễn Ngọc Tấn có sử dụng ngôn ngữ mang đậm nét đặc trƣng vùng miền.

Đầu tiên là cách gọi tên vật dụng cũng mang nét đặc trƣng vùng miền “Ghe chèo đi, sông nƣớc bát ngát, một cảm giác vui vui, mát mát trong ngƣời. Mình nom ký hai bàn tay dính máu, xình, cả ngày nay” [15; 37].

Tiếp đến là cách gọi tên ngƣời, tên đồng đội cũng theo đặc trƣng vùng miền nơi họ sông đó là “Sổ và Bỉa” [15; 143]. Hay trong cách xƣng hô với mẹ cũng gọi là Mợ “Mợ ơi! Chừng nào con mới gặp Mợ, gặp mái trƣờng Carreau, với hoa phƣợng đỏ. Chừng nào con mới trở về Phát Diệm mến yêu bao nhiêu kỷ niệm, với cô Bình, cô Qui, con Nguyệt” [15; 158].

Ngoài ra, trong nhật ký còn sử dụng một số các từ mang đậm chất địa phƣơng, vùng miền nhƣ: “Nhứt, tánh, trạng, Thơ, gửi, củ mì, quần sà lỏn, áo cổ vuông, nón bao, vô…”. Nhƣ vậy, với việc sử dụng ngôn ngữ mang đặc trƣng vùng miền trong nhật ký của mình thì Nguyễn Ngọc Tấn đã mang đến cho độc giả cảm nhận đƣợc sự gần gũi hơn về ngôn ngữ nhờ vậy mà có thể hiểu rõ hơn về những điều mà tác giả muốn truyền tải tới bạn đọc một cách chân thực nhất.

Nhật ký Nguyễn Ngọc Tấn viết ra bằng thứ ngôn ngữ mang đậm nét đặc trƣng vùng miền. Cho nên có thể nói đó là ngôn ngữ gần gũi, dễ hiểu đối với mỗi bạn đọc và để có thể tiếp cận rõ nét hơn ngôn ngữ đặc trƣng vùng miền mà Nguyễn Ngọc Tấn sử dụng chúng tôi đã đi vào khảo sát, thống kê số lần các ngôn ngữ mà anh viết ra trong nhật ký của mình.

Bảng thống kê: Số lần xuất hiện các từ ngữ mang đặc trƣng vùng miền

Từ toàn dân

Từ ngữ địa phƣơng, vùng miền

Số lần xuất hiện từ ngữ mang đặc trƣng vùng miền trong nhật ký Nguyễn Ngọc Tấn

Bố Ba 40 Bố Cậu 12 Mẹ Má 34 Mẹ Mợ 185 Nhất Nhứt 21 Quả Trái 8 Sinh Sanh 9 Tính Tánh 5 Thuyền Ghe 13 Vào Vô 17

Nhƣ vậy, với việc đƣa các từ ngữ mang đặc trƣng vùng miền vào trong tác phẩm của mình Nguyễn Ngọc Tấn đã góp phần làm cho bạn đọc phần nào hiểu đƣợc ngôn ngữ mà mình sử dụng. Và ngôn ngữ đó rất gần gũi, tự nhiên và chân thật. Chính những nơi mà Nguyễn Ngọc Tấn đã từng ở và gắn bó suốt quãng thời gian dài với nó đã giúp anh có thể tiếp cận thứ ngôn ngữ ở đó và anh đã nói ngôn ngữ đó nhƣ chính ngƣời con sống ở đó từ bé đến lớn vậy. Qua đó khi đọc Nhật ký Nguyễn Ngọc Tấn chúng ta sẽ hiểu rõ hơn ngôn ngữ mang đậm nét đặc trƣng vùng miền mà anh sử dụng.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong nhật ký nguyễn ngọc tấn (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)