Ngôn ngữ hướng nội

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong nhật ký nguyễn ngọc tấn (Trang 42)

7. Cấu trúc luận văn

3.1.2. Ngôn ngữ hướng nội

Nhật ký Nguyễn Ngọc Tấn nói riêng và thể loại nhật ký nói chung thì ngôn ngữ thƣờng hƣớng chính vào bản thân ngƣời viết, chủ yếu là độc thoại với chính bản thân mình nhằm giãi bày tâm tƣ, suy nghĩ, hoặc là công việc sự kiện hằng ngày đƣợc viết lên trên trang giấy. Ngôn ngữthƣờng thiên về mô tả và biểu hiện thế giới nội tâm của con ngƣời “Có một khuyết điểm rõ nhất của chính mình trong thời gian này là thiếu bình tĩnh và hay nóng giận lúc khiêng vác anh em, trong lúc mọi ngƣời ở không, kêu đi làm khó khăn và không đƣợc.

Nóng với Sao.

Không đƣợc ôn tồn với Phát v.v… Cần phải sửa.

Tuyệt đối không nóng, học cái bình tĩnh của Chính và Quyền” [15; 44]. Hay “Hành quân – Đi đêm, trảng và đƣờng xe cát, gió mát. Đƣờng này đã đi ngang để phục vụ nƣớc bạn đây.

Đi ngang chùa. Đèn măng – xông sáng, ngƣời la, hát, tƣng bừng. Một cảm giác thanh bình tới với mình – Độc lập hoàn toàn cảnh này thiếu gì.

Anh mơ một ngày mai thanh bình tƣơi sáng, có hạnh phúc toàn dân trong đó có hạnh phúc chúng ta.

Cố gắng lên đƣờng.

Rừng tối đen hiện ra” [15; 134]. Với việc sử dụng ngôn ngữ hƣớng nội trong cuốn nhật ký của mình Nguyễn Ngọc Tấn đã đem đến cho ngƣời đọc cảm nhận sâu sắc về đời sống nội tâm của con ngƣời và những gì xảy ra xung quanh nơi họ đang sống. Nguyễn Ngọc Tấn luôn quan tâm hƣớng đến những điều chân thật nhất của con ngƣời về sự việc mà họ đã làm, về tâm hồn của họ

ở đây con ngƣời đƣợc nói đƣợc giãi bày những gì thầm kín nhất ở tận sâu bên trong con ngƣời họ. Ngôn ngữ giúp con ngƣời giao tiếp thể hiện những điều mà mình muốn nói và Nhật ký Nguyễn Ngọc Tấn đã nói đƣợc điều đó trƣớc khi đến với độc giả.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong nhật ký nguyễn ngọc tấn (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)