Ngôn ngữ trữtình

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong nhật ký nguyễn ngọc tấn (Trang 43)

7. Cấu trúc luận văn

3.1.3. Ngôn ngữ trữtình

Ra đời trong hoàn cảnh vô cùng đặc biệt, nhật ký chiến tranh là những trangviết về khói lửa, giữa làn bom đạn không biết ngày mai ra sao, nhiều thế hệ để viếtra những dòng nhật ký đó, ngƣời chiến sĩ của chúng ta hoàn toàn không có nhiềuthời gian đầu tƣ vào câu chữ sao cho thật trau chuốt hay lựa chọn những tình tiết,sự kiện nổi bật nhƣ trong truyện để ghi chép. Họ phải tận dụng những lúc rảnh rỗiđể ghi chép: có khi nghỉ khi đang ra trận, nghỉ khi đang làm việc, nghỉ giữatrƣa,…và để viết đƣợc cuốn nhật ký đó Nguyễn Ngọc Tấn đã sử dụng ngôn ngữ trữtình để làm tăng thêm chất tình cảm của con ngƣời đối với nhau và đồng thời cóthể giảm bớt sự đau thƣơng của hiện thực chiến tranh. Vì vậy, đọc cuốn Nhật ký Nguyễn Ngọc Tấn ngƣời đọc nhƣ chìm vào thế giới tình cảm sâu đậm của đôivợ chồng trẻ với những nỗi nhớ, nỗi khao khát hạnh phúc rất đỗi đời thƣờng nhƣng lại là những điều chân thật và nồng thắm nhất của con ngƣời. “Từ nhỏ tới giờ anh vẫn cho là chỉ có chia ly là làm ngƣời ta buồn nhiều hơn hết- Anh chia tay với mợ lúc nhỏ khóc không biết bao nhiêu lần – Đêm hôm chia tay gián tiếp với em, không hiểu tại sao, lại rƣng rƣng – Anh cảm động quá nhiều bức thơ em để lại – Anh thông cảm rất nhiều tình cảm em đối với anh” [15; 75].

Ngôn ngữ trữ tình còn đƣợc thể hiện ở không gian vô cùng lãng mạn của đôi vợ chồng trẻ “Bóng trăng ngày càng sáng, anh và em càng say mê, chan chứa. Anh đang ôm em, chúng ta ôm nhau, hôn nhau, dƣới bóng trăng xanh, cạnh rừng Thala mặc dầu là Flots nhỏ tí, giữa đám rẫy gia đình… mê ly văn nghệ nào bằng em ơi… anh và em không biết nói gì hơn:

- Vợ hiền của anh nghe! (gật đầu) - Mẹ hiền của con nghe! (gật đầu)

Chúng ta yêu nhau mãi mãi thế này nghe!” [15;88]. Và thông qua việc sử dụng ngôn ngữ còn để thể hiện tình yêu thủy chung, thắm thiết của chính ngƣời viết dành cho ngƣời vợ thân yêu và chiến trƣờng Nam Bộ nơi mà mình đã từng gắn bó “Cái thấm thía của việc xa nhau là nhƣ vậy đó – Càng xa nhau tình yêu càng nồng thắm, có những giấc mơ để cùng củng cố tình yêu của chúng ta lâu dài – Nhớ Em, nhớ con, nhớ Nam Bộ cây rừng, anh lăn mình vào kiến thiết” [15; 171].

Nhƣ vậy, trong nhật ký của mình Nguyễn Ngọc Tấn đã viết bằng ngôn ngữ đậm chất trữ tình sâu lắng nhằm đem đến cho ngƣời đọc sự gần gũi thân thiết và chân thật của tình đồng chí, bạn bè và ngƣời thân. Qua đó giúp cho bạn đọc hiểu thêm về cách sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Ngọc Tấn là đậm chất trữ tình sâu lắng.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong nhật ký nguyễn ngọc tấn (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)