Giọng hào hùng, đanh thép

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong nhật ký nguyễn ngọc tấn (Trang 51)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Giọng hào hùng, đanh thép

Những trang nhật ký là những lời nhắn nhủ dành cho thế hệ mai sau của đất nƣớc có thể hiểu thêm về trang sử hào hùng của dân tộc, tự hào thay về lớp ngƣời đi trƣớc, nền hòa bình hôm nay đã đƣợc đánh đổi bằng máu và nƣớc mắt của thế hệ cha anh. Vì thế chúng ta hoàn toàn có thể tự hào về những con ngƣời nhỏ bé mà kiên trung bất khuất, dù cho bất cứ khó khăn gian khổ nào vẫn sáng ngời phẩm chất cách mạng, dám sống và hy sinh hết mình vì lý tƣởng của tuổi trẻ. Nhật ký Nguyễn Ngọc Tấn đã chứng minh cho điều đó. Giọng hào hùng, đanh thép góp phần nào thể hiện sự hào sảng, hiên ngang của ngƣời lính.

Trong Nhật ký Nguyễn Ngọc Tấn giọng hào hùng, đanh thép đƣợc thể hiện qua những đoạn viết về chiến tranh với ý chí và lòng quyết tâm sâu sắc “Kháng chiến gian khổ là đây – Phải đánh thấy mẹ thằng Tây nó chết là đây – Mình bất giác nghĩ tới hai câu thơ mình mới sáng tác:

Giết nó cho em nhỏ ta hay Quê hƣơng ta đất nƣớc này

Tao còn, phải giết hết mày Tây ơi!”[15; 48].

Hay “Muốn có con lắm, muốn lắm, nhƣng tại cái thằng Tây thôi – căm hờn quá”[15; 62]. “Chiều bao nhiêu ngƣời hỏi đều nói không biết – Nóng ruột quá – Cƣơng quyết đi, nghi lực đâu, sáng tạo đâu? Quyết tâm việc gì cũng thành” [15; 72]. Nguyễn Ngọc Tấn sử dụng giọng văn hào hùng, đanh thép trong những trang nhật ký của mình để nhằm tố cáo tội ác của giặc khi chúng đã gây ra chiến tranh khiến cho dân tộc ta phải chịu cảnh nƣớc mất nhà tan, cuộc sống lầm than cực khổ, đói kém, chết chóc, chia li… Qua đó thể hiện lòng yêu nƣớc sâu sắc và niềm tự hào dân tộc trong cuộc đấu tranh kiên cƣờng của nhân dân trong công cuộc chống giặc ngoại xâm. Trong những trang Nhật ký Nguyễn Ngọc Tấn còn kết tinh lý tƣởng đấu tranh giải phóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng độc lập, tự do.

Nhƣ vậy, đọc những trang nhật ký trong chiến tranh nói chung và Nhật ký Nguyễn Ngọc Tấn nói riêng, chúng ta nhƣ đƣợc sống trong khí thế hào hùng của cả dân tộc ta những năm kháng chiến chống quân thù. Mỗi dòng chữ của anh khi viết về quê hƣơng đất nƣớc khi có giặc ngoại xâm luôn chắc nịch những suy nghĩ thật chín chắn của một chàng trai trẻ đã trải qua nhiều bƣớc đƣờng của cuộc chiến tranh ái quốc.Nguyễn Ngọc Tấn luôn tin tƣởng và hy vọng tƣơng lai Tổ quốc ta sẽ ngày càng tƣơi đẹp hơn, sẽ chiến thắng và phát triển hơn. Qua đó cũng thể hiện tình yêu quê hƣơng đất nƣớc sâu sắc của con ngƣời nơi đây “Tàu đang rẽ sóng, trời và nƣớc bát ngát. Tƣơng lai kiến thiết vĩ đại của Tổ quốc hiện ngoài chân trời, anh phóng mắt nhìn ra để phấn khởi hân hoan quên những phút yếu đuối lúc biệt ly, dù là vắng mặt Em. Bây giờ Em đang làm gì nhỉ, chắc Em đang mệt mỏi rã rời trên giƣờng sanh, bên cạnh bé Tấn Trang đỏ hoe yêu mến – Anh đi và con ra đời, hai tình cảm đột ngột

lớn lao đến trong đời Em – Yên tâm Em nhá, tình ta bền vững muôn đời, cũng nhƣ lòng yêu Tổ quốc, yêu nhân loại của chúng ta đời đời bất diệt” [15; 176] (Nhật ký 29/ 10/ 54). Dƣờng nhƣ Nguyễn Ngọc Tấn viết lên những suy nghĩ riêng tƣ nhất của lòng mình về đất nƣớc, về ngƣời vợ thân yêu của mình, tình yêu của họ hòa quyện chung vào tình yêu của dân tộc. Và cho đến ngày độc lập nƣớc nhà họ sẽ gặp nhau cùng nhau xây dựng phát triển tƣơng lai tốt đẹp hơn.

Nhật ký Nguyễn Ngọc Tấn bên cạnh hiện thực chiến tranh tàn khốc là sự gắn bó thủy chung tình yêu đẹp của chính ngƣời viết. Đó là nỗi nhớ thƣơng khi phải xa ngƣời vợ thân yêu của mình, xa đứa con bé bỏng còn chƣa chào đời. Dù có phải chia xa nhƣng bằng lòng quyết tâm, tin tƣởng về một ngày mai tƣơi sáng họ sẽ cố gắng chiến đấu vì sự nghiệp của đất nƣớc để mai sau họ có thể đƣợc trùng phùng. Cho dù bản thân họ nếu có hy sinh tại chiến trƣờng thì cũng không hề nuối tiếc mà lòng họ thấy vinh dự vì đã góp phần vào mặt trận giải phóng Tổ quốc “Vì nếu phải hy sinh vì Tổ quốc, cũng xứng đáng, cũng vinh dự cho em, cho anh, cho Trang Thu yêu dấu của chúng ta. Có gì mà đáng buồn, chỉ đáng căm thù thôi em a!”[15; 215]. Với việc sử dụng giọng hào hùng đanh thép Nguyễn Ngọc Tấn muốn nói tới sự quyết tâm chiến đấu của những con ngƣời khi tham gia vào chiến trƣờng chống quân thù. Bên cạnh đó trong đời sống vợ chồng của chính mình anh cũng muốn nói tới tình cảm riêng tƣ của mình đối với vợ. Vừa cứng rắn nhƣng cũng vừa chan chứa tình cảm thắm thiết, thủy chung son sắc của bản thân ngƣời viết.

3.2.3.Giọng lạc quan, tin tưởng

Chiến trƣờng có thể một đi không trở lại nhƣng con ngƣời với ý chí sắt đá và lòng quyết tâm đó vẫn không hề nhụt chí, họ thêm vững bƣớc đi lên vì trong họ có niềm tin vào cuộc sống. Chính vì vậy mà tác giả cuôn Nhật kýNguyễn Ngọc Tấn sử dụng giọng lạc quan tin tƣởng dù biết hiện thực chiến

tranh với bao đau thƣơng mất mát nhƣng họ vẫn lạc quan tin tƣởng về phía trƣớc để có niềm tin về một ngày mai tƣơi sáng.

Đây là một trong những giọngđiệu đặc trƣng trong văn học kháng chiến để thúc giục tinh thần chiến đấu của quân dân ta. Trong nhật ký của Nguyễn Ngọc Tấn giọng lạc quan, tin tƣởng đƣợc thể hiện ở những đoạn viết về kháng chiến và trong cuộc sống của chính ngƣời viết:

3/12

“Mới ở Thala về là đi công tác liền – Hành quân suốt ngày nay – Suốt ngày qua, mới về tới nhà lại họp chi bộ cho tới 12 giờ khuya – Mệt nhƣng vui. Đem hết mình phục vụ cho Cách mạng, phải lấy hạnh phúc riêng mà động viên tinh thần phục vụ thật tích cực mới đƣợc” [15; 52].Dù hoàn cảnh chiến tranh có khó khăn đến đâu nhƣng cũng là nghị lực giúp cho tinh thần chiến đấu của con ngƣời nơi đây thêm sức mạnh để tiếp tục chiến đấu vì độc lập của dân tộc.

Nguyễn Ngọc Tấn luôn tự nhủ với lòng mình, từ đó thấy đƣợc một con ngƣời đầy nghị lực sống, là một con ngƣời bình thƣờng xung phong tham gia chiến đấu chống quân thù khi còn trẻ nhƣng trong Nguyễn Ngọc Tấn luôn tràn đầy những khao khát cháy bỏng, luôn rực lửa khi chiến đấu bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Vì thế mà hoàn cảnh khó khăn không làm nhụt chí của anh, ngƣợc lại anh luôn luôn tự động viên mình:

20/1

“Không có gì vui bằng phấn khởi và nhẹ nhàng trong ngƣời. Sung sƣớng quá – Mấy ngày nay nội bộ êm ấm, mình vui và xáp lại với tất cả mọi ngƣời”[15; 64].

9/2

“Nghị lực, sáng tạo, tin tƣởng. Nhất định thành công. Lo lắng nhƣng tỉnh táo, bình tĩnh” [15; 70].

Chiến tranh đã gây ra bao nhiêu khổ cực cho nhân dân, tàn phá thiên nhiên và hủy diệt đi tính mạng của con ngƣời. Con ngƣời không chỉ gánh chịu gian khổ khi chiến đấu mà còn phải gánh chịu những khó khăn của thiên nhiên đất trời:

22/2

“Trời nắng muốn cháy tóc, cái trảng Bàu Châu É dài 4 cây số, Dakota xuống cũng lọt, không một bóng cây, cái xe bò mía vẫn cƣơng quyết băng ngang, mặc nắng, mặc xa, mặc đói khát, mặc máy bay. Vƣợt qua gian khổ nhất định sẽ vinh quang – Những ngọn mía non này sẽ trở thành những cây mía xanh tƣơi và biến thành những giọt sữa cho con mình mai sau” [15; 73].

23/2

“Ngọn mía về rồi. Chúng mình tƣơng đối yên tâm, anh đi, em ở lại ráng lo cho nó, tỉa thêm đậu, trồng thêm đỗ. Ngày mai nó làm cho gia đình chúng ta yên ấm vui tƣơi, làm cho cu bé Tấn Trang no lòng không khóc cho ba má yên tâm làm việc” [15; 85].

2/6

“Hai xác tử sĩ còn để ngoài hàng rào giặc - Đêm nay mình phải dẫn anh em ra lấy – 8 giờ 15 rồi mà chƣa có dân công – hai đêm thức trắng. Đêm nay nữa là thứ hai.

Đi.Trời mƣa, đƣờng lầy lội, buồn ngủ, đƣờng trơn ƣớt. Đi hỏa tốc để cho kịp sáng ngày.

Mệt – Các đồng chí đi ủng hộ buồn ngủ, té lên té xuống, giày đinh chập chờn lép nhép trên đƣờng sình.

Mệt?Trời mƣa.

Gian khổ để ngày mai sung sƣớng vinh quang” [15; 149].

Cho dù chiến tranh có bi thƣơng đến đâu thì con ngƣời vẫn không hề lùi bƣớc, thiên nhiên có khắc nghiệt bao nhiêu đi chăng nữa thì con ngƣời vẫn

không hề chịu thua nó bởi lý trí, sức mạnh của con ngƣời sẽ cùng nhau đoàn kết để chống đỡ sự khó khăn đó. Điều làm họ tiếp tục sống và chiến đấu dũng cảm đó là lòng tin về một ngày mai tƣơi sáng, niềm lạc quan yêu đời vƣợt lên trên tất cả những khó khăn thử thách. Họ là những con ngƣời mang đến sự sống cho nhân loại, nhƣ là những ngôi sao sáng luôn luôn soi chiếu cho đời thêm tƣơi đẹp hơn. Mặc dù chính họ là ngƣời phải chứng kiến sự hy sinh của đồng đội và đôi khi họ phải đánh đổi cả tính mạng mình cho độc lập dân tộc.Nhƣng những điều đó không làm họ lùi bƣớc mà dƣờng nhƣ tiếp thêm sức mạnh để họ tiếp tục chiến đấu vì bản thân họ và vì cả dân tộc.Nhật ký Nguyễn Ngọc Tấn bằng giọng lạc quan, tin tƣởng đã làm giảm bớt đi hiện thực đầy những đau thƣơng, chết chóc mà thay vào đó là niềm tin và lạc quan sẽ giúp con ngƣời có thêm sức mạnh để chiến đấu chống quân thù, để cho Tổ quốc mai sau tƣơi sáng hơn.

Trong những trang viết của mình Nguyễn Ngọc Tấn cho dù có viết về hiện thực chiến tranh với nhữngkhó khăn khắc nghiệt của thiên nhiên, những đau thƣơng mất mát và cả sự hy sinh nhƣng ẩn sâu bên trong lại là tinh thần lạc quan, tin tƣởng của con ngƣời luôn luôn bùng cháy, tin về ngày mai tƣơi sáng vế chiến thắng của dân tộc. Để khao khát cuộc sống ấm no, hạnh phúc về những gì tƣơi đẹp cho Tổ quốc.Dù chiến tranh có gian khổ, đau thƣơng nhƣ thế nào đi nữa thì con ngƣời vẫn luôn lạc quan và tin tƣởng trong mọi hoàn cảnh. Chỉ có điều đó mới giúp con ngƣời có niềm tin để tiếp tục sống và chiến đấu hết mình cho thắng lợi của dân tộc.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong nhật ký nguyễn ngọc tấn (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)