Điểmnhìn bên trong và điểmnhìn bên ngoài

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong nhật ký nguyễn ngọc tấn (Trang 35)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.3. Điểmnhìn bên trong và điểmnhìn bên ngoài

Điểm nhìn bên ngoài: ngƣời trần thuật miêu tả sự vật từ phía bên ngoài nhân vật (ngƣời quan sát có thể là ngƣời kể chuyện trực tiếp, có thể từ các nhân vật khác, có thể theo một mô thức sẵn có).

Điểm nhìn bên trong: thể hiện cái tự cảm thấy, không thể quan sát từ bên ngoài đƣợc. Điểm nhìn bên trong biểu hiện bằng hình thức tự quan sát, tự thú nhận của nhân vật, bằng hình thức ngƣời trần thuật tựa vào giác quan, tâm hồn nhân vật để biểu hiện cảm nhận về thế giới.

Điểm nhìn của ngƣời viết nhật ký cũng cần đƣợc quan tâm và cần đƣợc xác định rõ điểm nhìn hƣớng nội hay điểm nhìn hƣớng ngoại. “ Đồng chí D đƣa cái thơ cho mình coi. Chín tháng cái thơ mới lên tới nơi, xa tám chín năm trời mới đƣợc tin tức ở nhà, tin buồn không. Mình coi thơ - Cái thơ của thằng em trai gởi lên, lúc đồng chí D đi nó mới có lên tám. Bây giờ chữ nghĩa lanh lẹ cứng cáp coi bộ khá lắm. Cái thơ từ ku 9 lên, trải qua 9 tháng trời, nó đã bạc

màu và lem luốc cả [15; 15]. Cuốn nhật ký đã trở thành ngƣời bạn tâm tình, ở đó anh có thể bộc lộ cảm xúc, thái độ, suy nghĩ về tất cả những gì đã chứng kiến, những khó khăn gian khổ trong kháng chiến, những hi sinh mất mát của đồng đội, những tâm tƣ tình cảm dành cho ngƣời vợ thân yêu của mình, là tình yêu thƣơng vô hạn, là nỗi nhớ, là khao khát muốn đƣợc cống hiến cho Tổ quốc…Đó là những gì chân thật nhất của một con ngƣời bình dị nhất.

Nhật ký có thể nói là thể loại văn học nói đƣợc những vấn đề sâu kín, những suy nghĩ thật nhất của con ngƣời. Do đó, điểm nhìn từ bên trong để đi sâu vào ngõ ngách tâm hồn của con ngƣời mình. Nói, đối thoại hoặc tâm sự với chính ngƣời trần thuật nhƣ bộc bạch cảm xúc thật của chính mình: “Anh tự phê, em xuống anh không giới thiệu em với mọi ngƣời nhiều – Anh đã định sẵn, và muốn lắm, nói cần thiết lắm, nhƣng cái ngần ngại không mạnh dạn của anh làm anh không làm tròn nhiệm vụ. Em cũng chƣa mạnh dạn lắm để xáp với mọi ngƣời, mặc dầu em cố gắng thật nhiều - Em có nhiều ƣu điểm lắm. Cố gắng này, quen với sinh hoạt bộ đội này, cái khéo léo lanh trí làm công tác nội trợ này – Em yêu của anh xứng đáng lắm” [15;56]. “Cả ngày nay làm anh cứ hình dung thấy em đằng sau nhìn anh cƣời, anh nghĩ rằng không chừng em về bất tử không chừng, mặt mày anh lọ lem, ngƣời anh đang nóng và mồ hôi nhễ nhãi vì lửa và mặt trời, nhƣng nếu em về, thì dù có ai đi nữa anh cũng sẽ nhảy lại hôn em – Nó quí và đẹp ở chỗ mặt mũi lọ lem, ngƣời và quần áo dơ dáy ấy em à. Nếu chúng ta yêu nhau nhiều, chúng ta sẽ quên cái dơ dáy lọ lem ấy, tình cảm yêu nhau làm chúng ta không nghĩ gì tới những cái tầm thƣờng bên ngoài phải không em? Huống chi cái dơ dáy ấy lại là vì lo cho tƣơng lai, cho con của chúng ta nên mới có” [15; 96].

Nhƣng đôi khi lại tự đối thoại với bản thân: “Tấn! Mày không tập đƣợc tánh thật bình tĩnh nhƣ anh Chính sao?”[15; 24]. “Hôm qua thảo luận với Q, với các đồng chí, một dải kẹt khó giải quyết trong tình cảm quá – Vấn

đề gạo nƣớc cho anh em lúc lên làm lễ? Ngày vui của mình, mời ngƣời ta, bắt ngƣời ta mang gạo đi hay sao? Đành rằng lý trí là phải mang nhƣng nó phải thống nhất với tình cảm mới đƣợc chớ?Đó là một việc kì lạngƣời ta không thể nào không để ý – Q. đồng ý với mình – Tấn cũng vậy. Liên hệ tới hôm trƣớc anh Quỳ hỏi mình: Lên đó mạng gạo theo hả? Mình không trả lời.Đi sâu vào cuộc đời là vậy đó, chứ không êm đẹp và dễ dàng nhƣ mày tƣởng đâu Tấn ơi!” [15; 63].

Qua điểm nhìn bên trong chúng ta thấy đƣợc phần sâu kín nhất trong tƣ tƣởng, tình cảm suy nghĩ, không thể biểu lộ ra bên ngoài đƣợc bộc lộ rõ nét, chân thành và xúc động.Nguyễn Ngọc Tấn là một ngƣời lính, ngƣời anh hùng, là ngƣời đại diện cho tuổi trẻ Việt Nam trong chiến tranh chống Pháp. Đó là một con ngƣời vĩ đại, cao đẹp nhƣng lại có những suy nghĩ, trăn trở rất đỗi bình thƣờng và giản dị về cuộc sống.

Qua sự kết hợp điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngoài ta thấy đƣợc một bức tranh toàn diện về tâm hồn, suy nghĩ của ngƣời viết nên có. Cụ thể đó là căm hờn sự xâm lƣợc của kẻ thù đã gây ra bao đau thƣơng, sự mất mát và hi sinh và cả nỗi nhớ gia đình, ngƣời vợ thân yêu và đứa con sắp chào đời đƣợc trần thuật một cách chân thực nhất.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong nhật ký nguyễn ngọc tấn (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)