7. Cấu trúc luận văn
3.1.1. Ngôn ngữ quy ước, ẩn dụ
Trong Nhật ký Nguyễn Ngọc Tấn ta bắt gặp ngôn ngữ đƣợc ngƣời viết dùngnhƣmột kí hiệu riêng của mình. Đó là tên gọi đồng đội, bạn bè thậm chí là ngƣời vợ của mình… là cách để tác giả tự nói với mình hay hình dung ra ngƣời thân yêu của mình đang hiện diện để có thể thổ lộ những tâm tƣ tình cảm và thái độ của mình đối với họ. Trong nhật ký thông thƣờng cách sử dụng này cũng xuất hiện, các kí hiệu viết tắt cũng đƣợc ngƣời viết đƣa ra.
Nhật ký Nguyễn Ngọc Tấn cũng sử dụng một số kí hiệu viết tắt nhƣ: T, D, K, S, A, Z… “Đồng chí B đầu nón bo, vai ba lô Mỹ mới đầy no tròn, tay cây súng mas cũng mới, mình mặc quân phục gabadin vàng chói, chân đôi ba ta, trên lƣng còn đeo một bọc đồ nặng nề, cạnh đó là cái hăng gô sáng loáng lủng liểng trên sợi ceinture Mỹ xanh um. Vậy mà đồng chí B còn nghĩ rằng:
Phải kiếm về cho má Tƣ cái xách, cho con út bộ đồ con nít, lấy bộ đồ phụ nữ về diễn kịch. Lấy đôi sandale nhỏ về có con chị Tƣ”[15; 31]. “Hôm
nay, hành quân tới đây ngồi bên cạnh dòng suối đổ ào ào, nƣớc trong, nhƣ pha lê, gió mát, anh đƣợc tin sắp có thơ T, có lẽ sẽ gặp ngƣời mang thơ giữa đƣờng hành quân này – Cái thơ trƣớc cũng vậy, những ngày chiến đấu, thơ chúng ta thƣờng gặp nhau giữa đƣờng – Thơ tới mang theo cả một nguồn vui, nguồn ấm áp để tăng thêm lửa chiến đấu – Mình sẽ lên Ban để gặp T và xem ý kiến về văn nghệ” [15; 45].
Bằng cách diễn đạt tên viết tắt trong cách gọi về một ngƣời bạn, ngƣời đồng chí hay ngƣời vợ thân yêu mà ngƣời viết hoàn toàn có thể biểu hiện thái độ, tình cảm, yêu mến, sự kính trọng hay phê phán một cách chủ quan: “Mấy ngày nay mình đã thấy sửa đƣợc rồi. Bình tĩnh và bình tĩnh, có nhiều trƣờng hợp đáng lẽ mình đã mất bình tĩnh nhƣng đã dằn đƣợc. Cụ thể trong lần tiêu cực của C, những khiêu khích của Trao, Hoàng, những công việc dồn dập sáng nay. Ráng phát huy đà này lên” [15; 46].
Nhật ký Nguyễn Ngọc Tấn ra đời trong hoàn cảnh bom đạn chiến tranh trong ý thức thƣờng trực về cái chết đến bất ngờ. Hệ thống từ ngữ tên riêng viết tắt, những kí hiệu ẩn dụ trong cuốn nhật ký có thể cắt nghĩa bằng tâm thức đặc biệt của ngƣời cầm bút: Để đảm bảo bí mật cho đồng đội, ngƣời thân và giữ kín chuyện riêng tƣ của mình. Thƣờng thì các chữ viết hoa đƣợc viết tắt thể hiện một nội dung hay một địa điểm, một con ngƣời cụ thể “Ngày nay đi đƣờng, nhớ T, nhớ những tiếng cƣời hồn nhiên, tiếng nói ngây thơ, cái hôn nồng nàn, cái săn sóc trìu mến và nhứt là cái chân thật, tin tƣởng tỉ mỉ, lanh lẹ, siêng năng, thông minh và tế nhị của cô con gái hiếm có này. T có nhiều ƣu điểm hơn anh lắm, anh còn học ở T nhiều” [15; 52].
Nhƣ vậy, cách dùng kí hiệu trong ngôn ngữ khiến cho cuốn Nhật kýNguyễn Ngọc Tấn tạo nên sức hút đối với độc giả, làm cho ngƣời đọc có thể tƣ duy theo suy nghĩ chủ quan của bản thân. Điều quan trọng ở đây là dùng từ ngữ qui ƣớc thì ngƣời viết sẽ có thể bày tỏ đƣợc quan điểm của bản thân khi
nhận xét đƣợc đồng đội của mình và khách quan nói ra những qui luật những suy nghĩ nhận xét về đức tính của con ngƣời trong hoàn cảnh chiến tranh khắc nghiệt nơi mà mặt tốt và mặt xấu của con ngƣời rất dễ bộc lộ.