Ngôn ngữ trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phƣơng

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết thoạt kỳ thủy của nguyễn bình phương (Trang 46)

8. Bố cục của khóa luận

3.2.Ngôn ngữ trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phƣơng

3.2.1. Ngôn ngữ gián đoạn, đứt nối

Văn xuôi đƣơng đại thể hiện sự gia tăng của ngôn ngữ vô thức nhƣ một phƣơng thức biểu đạt trạng thái phi logic trong tâm lý con ngƣời, phù hợp với việc miêu tả con ngƣời bản năng, con ngƣời phi lý trong một thế giới bất an

và đầy dục vọng. Đây cũng là bình diện nổi bật trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy. Ngôn ngữ của Thoạt kỳ thủy chứa nhiều tiếng nói của vô thức, với những lời đối thoại, độc thoại không rõ nghĩa hoặc vô nghĩa của Tính, của lũ ngƣời điên. Việc dành cho ngôn ngữ vô thức một không gian trong tiểu thuyết khiến văn bản nghệ thuật của Nguyễn Bình Phƣơng ở nhiều đoạn không tuân thủ tính logic của hữu thức. Có những cuộc đối thoại lệch pha vì một bên là tiếng nói của ý thức, một bên là tiếng nói của vô thức: “- Anh Tính biết không, ngày bé bao nhiêu lần anh làm em sợ hết hồn

- Cắn công cống thích lắm - Bố anh còn gặm chén không?

- Mắt chó vàng nhƣ trăng”.[21, tr.36-37]

Ngôn ngữ của Tính là thứ ngôn ngữ siêu thực, vô thức đƣợc cấu trúc nhƣ một ngôn ngữ. Nguyễn Bình Phƣơng thực sự “thả mình một chút vào cõi điên rồ” để khám phá, diễn đạt ngôn ngữ của nhân vật, của những ngƣời điên, cố gắng để sáng tạo nên hình thức biểu đạt mới. Nguyễn Bình Phƣơng là ngƣời phiêu lƣu nhất “một trong những sáng tạo của Nguyễn Bình Phƣơng là cách chuyển tải ngôn ngữ của Tính, ngôn ngữ điên”(Đoàn Cầm Thi). Nguyễn Bình Phƣơng thực sự đã có một cuộc thử nghiệm táo bạo lạ lùng: cho nhân vật Tính làm chủ lời nói của mình để bộc lộ thế giới bên trong của ngƣời điên và bằng ngôn ngữ điên.

Lời của Tính là chuỗi lời câm thể hiện dạng suy nghĩ ngầm ẩn và có dáng dấp những dòng nhật ký. Chuỗi lời câm đƣợc tạo nên từ những chắp nối: sự kiện - chuỗi lời câm - sự kiện - chuỗi lời câm… đan xen nhau. Tính mơ hồ ghi nhận sự việc xung quanh, xâu chuỗi vào trong vùng vô thức của mình rồi tái hiện qua chuỗi lời câm “Nó đấy. Lạnh. Mắt chó vàng nhƣ trăng. Nó dội lên bao nhiêu nƣớc…”.

vừng tung cho lợn. Lợn cƣời thành trăng. Lạnh lắm mẹ ạ. Công cống cũng sắp hết rồi. Phải chờ anh Hƣng nó mới ra. Khoặp! Đi đứt cả lũ. Lạnh lắm mẹ ạ…”. Sự tái hiện của Tính trở nên lộn xộn, phi logic trong một trật tự ngẫu nhiên. Kiểu ngôn ngữ này phản ánh kiểu tƣ duy ngôn ngữ hồn nhiên mang tính sao chộp. Ngôn ngữ điên mang tính chất đối thoại tự do rời rạc. Đó có thể là những lời lảm nhảm của ngƣời điên với chính mình: “Mẹ ạ, phải làm gì bây giờ…Mẹ biết máu chảy từ chỗ nào không?”.

Những lời thoại trong tác phẩm này hầu hết đều không nhằm mục đích thiết lập quan hệ, cũng không làm cho đối tƣợng giao tiếp xích lại gần nhau. Chẳng hạn cuộc hội thoại giữa Tính và Hiền (hai kẻ sắp lấy nhau):

“- Cắn công cống thích lắm ! - Bố anh còn gặm chén không? - Mắt chó vàng nhƣ trăng! - Em về đây!

Tính nuốt nƣớc bọt:

- Dạo ấy nhà em cháy to nhỉ?” [21, tr.36]

Quả thực mỗi lời thoại thu mình trong thế giới của chính nó. Chúng rời rạc, thiếu ăn nhập, phi logic. Không chỉ có thế, Nguyễn Bình Phƣơng còn dồn ý tứ trong những câu văn ngắn. Anh thƣờng dùng câu đơn; các câu ghép thì đƣợc chẻ ra thành nhiều vế ngắn, rời rạc, đứt đoạn; giảm thiểu các từ quan hệ, tránh lối lập luận. Mỗi câu văn tồn tại độc lập đơn côi nhƣ một ốc đảo, một thế giới riêng: “Tính bĩu môi đứng dậy. Hiền níu lại, nhìn quanh, cầm tay chồng đặt lên ngực mình. Tính chụm các ngón tay thành hình con dao nhọn chạm vào cổ vợ. Hiền nấc lên tuyệt vọng, Tính nheo mắt, môi dƣới giật giật nhƣ muỗi đốt. Hiền phanh áo, cúi gập ngƣời xuống, cà mạnh ngực vào tảng đá. Vú Hiền xây xƣớc, rớm máu. Tính quệt tay vào máu trên đá, thè lƣỡi nhấm, mặt bừng sáng”[21, tr.113].

Có thể gọi hiện tƣợng ngôn ngữ của Tính là “siêu logic”. Ngƣời ta vẫn thấy những mạch liên tƣởng có vẻ phi lý mà thật ra hợp lý ở bên trong. Nhƣ vậy, bề mặt ngôn ngữ chắp dính, đứt đoạn nhƣng có thể lý giải đƣợc logic của nó.

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết thoạt kỳ thủy của nguyễn bình phương (Trang 46)