Tăng nguồn kinh phí

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công tác phân loại tài liệu tại thư viện tỉnh yên bái (Trang 57)

7. Cấu trúc của bài khóa luận

3.2.4. Tăng nguồn kinh phí

Để giải quyết mọi khó khăn hạn chế đang tồn tại trong thư viện hiện nay thì một vấn đề cấp bách và hết cần thiết đó chính là tăng nguồn kinh phí hỗ trợ cho thư viện. Để thực hiện được việc làm đó thì ban lãnh đạo thư viện cần đưa ra ý kiến đề xuất với UBND tỉnh Yên Bái, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái về nguồn kinh phí cho thư viện nhằm:

Đầu tư kinh phí nhằm nâng cao năng lực của cán bộ làm công tác phân loại, bồi dưỡng cho cán bộ đi học cao học, tổ chức các chương trình tham quan, giao lưu trao đổi học hỏi kinh nghiệm với các thư viện khác.

Hiện tại thư viện vẫn đang hồi cố tài liệu, công việc này đòi hỏi về thời gian, tiền bạc cũng như công sức của cán bộ, vì vậy cũng cần có khoản kinh phí thích hợp cho công việc này.

Thanh lý cơ sở vật chất, trang thiết bị đã cũ, hư hỏng như máy tính, máy in… thay vào đó là hệ thống cơ sở vật chất mới khang trang, phương tiện kĩ thuật hiện đại. Đây là yếu tố quan trọng cần thiết trong trong quá trình đẩy mạnh hoạt động và phát triển thư viện từ một thư viện truyền thống sang thư

51

viện hiện đại, nhằm nâng cao chất lượng công tác phân loại tài liệu và nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc một cách tốt nhất.

Biểu dương khen thưởng cho những cán bộ hăng hái thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, để củng cố tinh thần làm việc cho cán bộ cũng như thể hiện sự gắn bó đoàn kết giữa đội ngũ cán bộ trong thư viện và ban lãnh đạo.

3.2.5 Tăng cƣờng trao đổi kinh nghiệm với các thƣ viện khác

Là một thư viện tỉnh miền núi nằm cách xa thủ đô nên thư viện tỉnh Yên Bái không có điều kiện thường xuyên giao lưu học hỏi và trao đổi kinh nghiệm với thư viện khác. Chính vì vậy, việc tiếp cận với các phương thức mới trong tổ chức hoạt động thư viện nói chung và trong công tác phân loại tài liệu nói riêng còn hạn chế. Thư viện cần cử cán bộ đi khảo sát thực tế tại các thư viện khác, để học hỏi những kinh nghiệm tiên tiến của thư viện bạn, áp dụng vào công tác phân loại tại thư viện mình.

Không chỉ có vậy thông qua mạng internet cán bộ tại các thư viện có thể trao đổi về chuyên môn nghiệp vụ cũng như những khúc mắc trong quá trình phân loại, có thể chia sẻ những tài liệu điển tử của thư viện mình với thư viện bạn để làm phong phú vốn tài liệu điện tử, cũng như ta cũng nhận đươc một số vốn tà liệu mới mà thư viện chưa có.

52

KẾT LUẬN

Trong hoạt động thông tin thư viện phân loại tài liệu là một khâu quan trọng nhằm tạo ra ngôn ngữ tìm tin phân loại, nhận thức được vai trò của công tác phân loại tài liệu đối với hoạt động thông tin thư viện, Thư viện tỉnh Yên Bái đã quyết định thay đổi và có sự điều chỉnh trong công tác phân loại.

Nhận thấy những ưu điểm cũng như sự phù hợp của khung phân loại DDC đối với công tác phân loại tại thư viện mình, ban lãnh đạo đã mạnh dạn quyết định chuyển đổi từ việc sử dụng khung phân loại 19 lớp sang dùng khung phân loại DDC. Có thể nói đây là một bước ngoặt, một quyết định đúng đắn, hợp lý nhằm nâng cao chất lượng công tác phân loại cũng như sự bắt kịp nhanh nhạy với xu thế phát triển của ngành thư viện nói chung và trong công tác phân loại tài liệu nói riêng.

Với những ưu điểm về khung phân loại, cùng với sự tích cực, chủ động sang tạo trong công việc, và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ phân loại tại thư viện đã làm cho chất lượng phân loại đạt kết quả cao, kí hiệu phân loại trình bày theo đúng nguyên tắc, phản ánh chính xác nội dung của tài liệu. Tuy nhiên bên cạnh những mặt đã đạt được, thì vẫn còn nhiều hạn chế trong công tác phân loại, chất lượng của công tác phân loại chưa đạt, chỉ đạt 47%, đây là một con số rất khiêm tốn. Vì vậy cần sự cố gắng hơn nữa trong công tác phân loại tài liệu của cán bộ tại Thư viện tỉnh Yên Bái.

Thư viện tỉnh Yên Bái cần đẩy mạnh hoạt động nghiệp vụ của thư viện, tăng cường hơn nữa việc đào tạo cho cán bộ phân loại các kiến thức về phân loại tài liệu và sử dụng thành thạo bảng phân loại DDC, tăng cường trao đổi học hỏi kinh nghiệm với các thư viện khác, xây dựng đội ngũ cộng tác viên và tổ chức sắp xếp lại công việc hợp lý hơn.

Hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác phân loại tài liệu, không chỉ là mục tiêu phấn đấu, cố gắng hết sức mình, mà nó cũng là một thách thức

53

lớn đối với hoạt động thông tin thư viện nói chung và trong công tác phân loại tài liệu nói riêng của Thư viện tỉnh Yên Bái.

Hy vọng trong thời gian tới với sự quan tâm sát sao của ban lãnh đạo, cùng sự cố gắng nỗ lực hơn nữa trong công việc, Thư viện tỉnh Yên Bái sẽ dần dần từng bước nâng cao chất lượng công tác phân loại tài liệu, và đạt được những kết quả cao hơn trong hoạt động thông tin thư viện của mình.

54

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Báo cáo tổng kết công tác thư viện năm 2013, triển khai nhiệm vụ công tác

năm 2014, Thư viện tỉnh Yên Bái.

2.Báo cáo tổng kết các hoạt động của Thư viện tỉnh Yên Bái năm 2013.

3.Trần Xuân Bản (2011), Nâng cao chất lượng xử lí nội dung tài liệu tại thư

viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Đại học Sư Phạm Hà Nội 2, Hà Nội.

4.Ngô Ngọc Chi (2009), Phân loại tài liệu áp dụng khung phân loại thập

phân Dewey ( DDC), Thông tin và truyền thông, Thành phố Hồ Chí Minh.

5.Nguyễn Thị Huyền (2013), Tìm hiểu việc ứng dụng khung phân loại DDC vào công tác phân loại tài liệu tại Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Hà Nội.

6. Nguyễn Thị Kim Lương (2002), Tìm hiểu công tác phân loại và tổ chức hệ

thống mục lục tại Thư viện Trường Đại học Luật, Đại học Văn hóa Hà Nội,

Hà Nội.

7.Vũ Thị Lương (2009), Tìm hiểu công tác phân loại tại thư viện một số

trường đại học trên địa bàn Hà Nội, Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội.

8.Nguyễn Thị Mai (2013), Tìm hiểu công tác xử lý nội dung tài liệu tại Thư

viện tỉnh Vĩnh Phúc, Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Hà Nội.

9.Melvil Dewey (2006), Khung phân loại thập phân Dewey và bảng chỉ mục quan hệ (ấn bản 14) = Abriged Dewey Decimal Classification and Relative

Index (Edition 14), Thư viện Quốc gia Việt Nam, Hà Nội.

10.Vũ Dương Thúy Ngà (2009), Phân loại tài liệu, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội

11.Quyết đinh về việc quy định chức năng, nhiệm vụ và biên chế của các phòng chuyên môn trực thuộc Thư viện tỉnh Yên Bái.

55

12. Sơ kết 3 năm áp dụng khung phân loại DDC trong ngành Thư viện Việt

Nam (2009), Thư viện Quốc gia Việt Nam, Hà Nội.

13. Tạp chí thư viện Việt Nam số 6 (26).

14.Lê Văn Viết (2009), Cẩm nang nghề thư viện, Văn hóa thông tin, Hà Nội.

15.Website của Thư viện tỉnh Yên Bái. Website: thuvientinhyenbai.gov.vn

56

DANH SÁCH CÂU HỎI PHỎNG VẤN CÁN BỘ THƢ VIỆN TỈNH YÊN BÁI

1.Để phân tích được nội dung tài liệu anh (chị) cần phải căn cứ vào những yếu tố nào?

2.Theo anh (chị) việc lựa chọn đặc trưng của tài liệu cần lựa chọn những đặc trưng nào ?

3.Đối với việc định vị trí môn loại trong bảng phân loại và gán các kí hiệu phân loại, thì ngoài việc nắm chắc khung phân loại ra thì cán bộ cần phải làm những gì nữa?

4.Đối với những tài liệu có nội dung phức tạp hoặc thuộc 2-3 lĩnh vực thì ta cần lựa chọn nội dung nào làm chính?

5.Khi xác định được vị trí chủ đề cần tìm trong bảng phân loại, có cần phải đọc kĩ các chỉ dẫn tại vị trí đó không?

6.Anh (chị) sử dụng bảng từ khóa nào để làm công cụ kiểm soát từ vựng tại thư viện của mình?

7.Việc gán các trợ kí hiệu cho tài liệu có được chú trọng hay không, hay không cần thiết?

8.Khó khăn lớn nhất mà các anh (chị) gặp phải trong công tác phân loại tài liệu là gì?

9.Anh (chị) có những ý kiến gì để nâng cao chất lượng công tác phân loại tài liệu không?

PHỤ LỤC

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công tác phân loại tài liệu tại thư viện tỉnh yên bái (Trang 57)