Tách câu với việc thê hiện giọng điệu riêng của nhà văn

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp biện pháp tách câu trong truyện ngắn nguyễn thị thu huệ (Trang 55)

CHƯƠNG 3 HIỆU QUẢ NGHỆ THUẬT CỦA BIỆN PHÁP TÁCH CÂU TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN THỊ THU HUỆ

3.2.2. Tách câu với việc thê hiện giọng điệu riêng của nhà văn

Thu Huệ là tác giả nừ đương đại. Khi tác phẩm của chị mới xuất hiện đã thu hút được sự quan tâm của người đọc bởi không chỉ ở những mảng đề tài chị quan tâm, ở chất giọng chị sử dụng mà còn ở trong cách viết của chị sử dụng rất nhiều câu tách biệt. Điều đó cũng thế hiện được nét cá tính của nhà văn. Những câu tách biệt của Nguyễn Thị Thu Huệ thường đứng ở đầu câu và có tác dụng nhấn mạnh nội dung thông tin được nói tới trong câu. Neu xét theo lỷ thuyết của Hoàng Kim Ngọc trong cuốn “Tiếng Việt thực hành” - Nxb Văn hóa Thông tin - 2007 thì “Câu bị tách bao giò' cũng phải năm sau một câu trọn vẹn nào đó ” và có thê kiêm tra bằng cách “nếu bỏ dấu chẩm, nỏ sẽ trở thành một bộ phận của cầu trước”. Nhưng chúng tôi nhận thấy câu tách biệt của Nguyễn Thị Thu Huệ lại đứng ở đầu câu. Khi nhìn vào người đọc sẽ lầm tưởng đây là câu đặc biệt, nhưng nếu xét về quan hệ ngữ pháp của thành phần được tách với thành phần nội dung của câu cơ sở thì không thê coi là câu đặc biệt. Câu tách biệt của Nguyễn Thị Thu Huệ có quan hệ ngữ pháp, tồn tại lệ thuộc chặt chẽ vào câu trước và sau nó.

Nguyễn Thị Thu Huệ luôn đi sâu vào những mảng đề tài quen thuộc. Đe tài sau chiến tranh trong phạm vi gia đình. Những câu chuyện của chị chỉ xoay quanh một gia đình. Nguyễn Thị Thu Huệ cũng viết nhiều về những nhân vật nữ.

Một điểm làm nên phong cách của nhà văn đó là Nguyễn Thị Thu Huệ sử dụng rất đa dạng giọng điệu trong các sáng tác của mình.

- Trước hết là giọng điệu phân tích chiêm nghiệm: đây là giọng điệu thường thấy trong truyện ngắn của Thu Huệ. Nhân vật trong truyện ngắn của Thu Huệ thường là những nhân vật có đời sống nội tâm sâu sắc. Thế giới nội tâm của họ không bao giờ bình lặng mà luôn giằng xé quyết liệt, đấu tranh gay gắt. Trải qua bước chuyển mình, những biến cố trong cuộc sống, các nhân vật của chị thường rất nhạy cảm, biết suy xét và nhận ra sự thực của đời mình. Ví dụ như trong “Tân cảng”, ở khoảnh khắc cuối cùng của buôi chia tay đê mỗi người đều đi tìm hạnh phúc mới ở những chân trời xa vời vợi, người vợ, người chồng đều xót xa nhìn lại những quãng ngày qua đế rút ra nguyên nhân sự tan vỡ hạnh phúc trong gia đình trước kia đầm ấm của họ. Trong “Còn lại một vầng trăng” là những phân tích chiêm nghiệm, những ăn năn hối hận của cô gái khi bố đã vĩnh viễn rời xa mình. Ngày đó cái ngày cô còn qua trẻ, cô không nhận ra được sự quan trọng hơn hết của người bố sắp lâm chung, cô chỉ thấy được cái cần nhất trước mắt là cuộc vui và tình yêu và giờ đây khi đã có gia đình - không phải với người yêu ngày ấy thì cô mới ngộ ra một điều: “Tất cả còn hết. Chỉ có tôi. Tôi có sống hết cuộc đời. Có hưởng ngàn lần trăng tròn cũng chang một lần được nhìn thấy bố” [10, tr 55]. Nhân vật trong truyện “Phù thủy” luôn bị ám ảnh về cuộc sống bên ngoài nên nó đi vào phân tích suy ngẫm bằng tâm hồn trẻ thơ : “Người lớn. Hình như họ có quyền làm làm tất cả những thứ mà không cần giải thích” [9, tr 185]. Giọng điệu chiêm nghiệm còn xuất hiện rât nhiêu trong các tác phâm khác như các truyện “Câu thang”, “Hậu thiên đương”...

- Giọng khinh bạc, xót xa. Đây cũng là giọng điệu đặc trưng trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ. Với giọng điệu này, nữ văn sĩ vừa thể hiện sự cảm thông, thấu hiểu nỗi đau, sự cô đơn của nhân vật vừa bộc lộ cái nhìn khinh bạc, giễu cợt với những hạng người đã gây đau khô, bất hạnh cho những con người đáng thương đặc biệt là phụ nữ. Giọng điệu này không chỉ thể hiện qua cái nhìn của nhân vật mà còn biểu lộ ở giọng kế của người kể chuyện và cách kể của tác giả. Khi nỗi đau càng lớn thì giọng điệu xót xa càng được đấy lên đến đỉnh điếm. Trong “Giai nhân” giọng điệu xót xa được đặt vào lời nhân vật. Sao một cô gái suốt quãng đời trẻ tuổi đùa giờn với tình yêu . Măi sau đến khi ba

tám tuổi vẫn không tìm được tình yêu đích thực cho mình. Cô kháo khát được yêu: “Tôi thề. Tôi thề sẽ yêu người gõ cửa này...”. Nhưng cuối cùng cô cay đắng nhận ra: “Khốn nạn. Sao người mồi ngày một đông như kiến, mà tôi thì cô đơn thế này? Ai đến với tôi bây giờ” [10, tr 420]. Ớ “Minu xinh đẹp” giọng điệu xót xa được đặt ở nhân vật người lính trở về sau chiến tranh. Ra khỏi chiến tranh, trở về với cuộc sống thời bình anh đã thay đổi hoàn toàn. Từ một người tự trọng, ghét sự nhờ vả, bây giờ anh phải trút từng thứ thức ăn thừa ở quán của người phụ nữ yêu anh đê giảm chi phí trong quá trình nuôi chó Nhật. Anh thây vừa khinh bạc, vừa xót xa cho chính hành động của mình: “Tôi im lặng nhìn Thủy vừa nói vừa trút những thức ăn thừa vào cặp lồng để tôi mang về cho Minu. Tôi cảm thấy mọi thứ đảo lộn. Thế kỉ hai mươi. Thế kỉ hiện đại. Người ta có thê tở tình với nhau trong một hàng phở mà không thấy gì là ngượng”. Cuộc sống đời thường khiến anh bối rối, choáng ngợp và trở nên chậm chạp.Giọng điệu ấy còn nổi bật trong những truyện: “Người đàn bà ám khói”, “Thiếu phụ chưa chồng”, “Xin hăy tin em”, “Tình yêu ơi, ở đâu?”...

- Giọng điệu trữ tình mượt mà như trong “Hình bóng cuộc đời”, “Còn lại một vầng trăng”, “Biên ấm”... Bằng giọng điệu mượt mà, những dòng suy nghĩ của nhân vật hiện rõ qua từng con chữ . Dường như nhân vật đang giăi bày, thủ thỉ cùng người đọc. Trong “Biên âm”, đứng trước khung cảnh thiên nhiên cô gái đã bộc bạch những dòng tâm trạng của mình: “Tôi yêu cuộc sống. Yêu tất cả những gì xung quanh tôi. Những người đàn bà lâm lũi. Những người đàn ông đen sạm vì giỏ biên” [10, tr 142]. Trong “Hình bóng cuộc đời”, giọng kê mượt mà trữ tình của nhà văn lại được thê hiện thông qua dòng tâm trạng của nhân vật. Thủy khi chia tay với Phát cô vô cùng tiếc nuối và nhận thấy cuộc đời thật đáng buồn: “Đời người buồn thế đấy. Giá tôi và anh không chia tay nhau. Giá anh chịu hiếu rằng cuộc đời, cuộc sống vợ chồng không phải lúc nào cũng là bốn, có khi phải là năm hay là ba. Còn tôi. Giá như tôi biết tìm nơi anh một cái cho riêng mình, ấp ủ nó và quên đi những cái khó chịu khác, đế cùng sống cùng nuôi Thúy” [10, tr 394]. Câu được tách ra ở đây để nhấn mạnh đến sự tiếc nuối của nhân vật khi đã trải qua sự đổ vờ. sống những tháng ngày trong nỗi cô đơn Thủy mới nhận ra được điều đó. Nhân vật dường như đang tự phán xét chính bản thân mình. Ớ đây ta thấy dường như nhà văn hiện lên như một người phụ nữ tinh tế và dịu dàng. Có lẽ chỉ có những con người giàu tình cảm mới nhận ra

được những nét tinh tế trong tâm hồn của nhân vật. Chính ngôn ngữ, giọng điệu đó đã đi vào lòng người đọc.

Tiểu kết

Như vậy với những vai trò mà câu tách biệt mang lại đă cho chúng ta thấy vì sao mà trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ lại xuất hiện rất nhiều câu tách biệt. Các câu văn của tác giả không tuân theo cú pháp thông thường mà ngắt nhịp như chính dòng tâm trạng của nhân vật.

Những câu tách biệt thường đứng ở đầu câu đảm nhận một chức năng thông tin nhất định và có quan hệ gắn bó chặt chẽ với câu đứng trước hoặc sau nó. Đây là một nét sáng tạo không thể không nói đến mà Nguyễn Thị Thu Huệ đã đạt được.

Khai thác ở nhiều mảng đề tài và sử dụng những câu văn đa giọng điệu đã làm cho câu văn của Thu Huệ hấp dẫn đối với độc giả ngay từ những sáng tác đầu tiên.

Thành quả mà Thu Huệ đạt được chính là kết quả của một cá nhân có ỷ thức mạnh mẽ, một phong cách độc đáo.

1. Tách biệt là biện pháp tu từ đặc trưng của cú pháp biểu cảm, có giá trị thâm mĩ: tăng thông tin bô sung, khăng định hoặc nhân mạnh điêu được nói đên trong câu. Bởi vậy, dù tách câu đơn hay câu ghép đều có chung một mục đích cuối cùng là đạt hiệu quả nghệ thuật tu từ cao. Với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào việc tìm hiêu phép tách câu đáp ứng phần nào yêu cầu của ngành khoa học, đồng thời đê củng cố kiến thức về Ngữ pháp học, Phong cách học đang được trang bị ở trường Đại học, đê tích lũy những tư liệu phục vụ việc giảng dạy trong tương lai, chúng tôi lựa chọn đề tài: Biện pháp tách câu trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ.

2. Trong các truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ mà chúng tôi khảo sát, loại câu tách biệt rất phong phú, đa dạng về kiêu loại. Căn cứ vào mối quan hệ về ý nghĩa với nòng cốt câu cơ sở thì có thể chia loại câu này thành những kiếu loại nhỏ: tách chủ ngữ, tách vị ngữ, tách trạng ngữ, tách đề ngừ, tách bổ ngừ, tách bộ phận giải thích từ, tách vế của câu ghép. Trong đó câu tách biệt tương đương với thành phần trạng ngữ và vị ngừ chiếm tỉ lệ cao nhất. Tuy nhiên ở trường hợp nào thì những câu tách biệt vẫn thê hiện sự độc đáo và riêng biệt trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ. Với số lần xuất hiện nhiều, câu tách biệt trong sáng tác của Nguyễn Thị Thu Huệ đã thực sự trở thành một biện pháp tu từ có hiệu quả cao. Hiệu quả mà câu tách biệt mang lại cho truyện ngăn của nhà văn là làm nôi bật thông tin ở phần cơ sở, nhấn mạnh thông tin ở phần tách biệt, tạo tiền đề cho câu tiếp theo xuất hiện qua đó khắc họa rõ nét hiện thực cuộc sống. Tách câu còn làm cho câu văn có vần, có nhịp đồng thời góp phần thê hiện phong cách độc đáo của nhà văn .

3. Nguyễn Thị Thu Huệ là nhà văn nữ đương đại rất tiêu biểu. Những yếu tố mới trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ rất phong phú, đa dạng. Thế hiện được một nội lực lớn về tư duy nghệ thuật trong những tìm tòi, sáng tạo.Với việc khai thác mảng đề tài sau chiến tranh, Thu Huệ đà phát hiện những thói tật xấu xa của cuộc đời. Tác giả đă cho mọi người thấy một hiện thực cuộc sống con người luôn gấp gáp xô bồ. Những câu văn của Thu Huệ ngắn gọn, tách thành nhiều câu, nhiều tầng bậc đă phần

vực văn chương.

4. Nghiên cứu về Nguyễn Thị Thu Huệ là một vấn đề rộng. Tuy nhiên, do khuôn khố thời gian có hạn, khó khăn về tài liệu, tư liệu. Nên vấn đề của đề tài mới chỉ là khám phá ban đầu. Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và bạn bè.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp biện pháp tách câu trong truyện ngắn nguyễn thị thu huệ (Trang 55)