(2003), 37 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ (2006).

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp biện pháp tách câu trong truyện ngắn nguyễn thị thu huệ (Trang 30)

Truyện ngắn của chị đã thực sự thuyết phục được đông đảo bạn đọc và được đánh giá cao tại các hội đồng chấm giải với những giải thưởng là mơ ước với bất cứ người cầm bút nào: Giải nhì cuộc thi viết truyện ngắn của Hội văn học Nghệ thuật Hà Nội (1986), Giải nhì cuộc thi truyện ngắn Tác phẩm xanh báo Tiền Phong

(1993), cùng năm đó, chị còn vinh dự nhận giải A cuộc thi viết về đề tài Hà Nội của Hội nhà văn. Năm 1994, chị đạt giải nhất của thi truyện ngắn Tạp chí Văn nghệ quân đội tô chức cho chùm tác phâm gôm 5 truyện ngăn (Hậu thiên đường; Biên ấm; Minu xinh đẹp; Bảy ngày trong đời; Tình yêu ơi, ở đâu?) và nhận thưởng của Hội nhà văn cho tập truyện Hậu thiên đường của chị. Chị trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1996.

Không chỉ thành công trong văn học, với sức sáng tạo dẻo dai, bền bỉ, tinh thần lao động nghệ thuật nghiêm túc và cả đam mê, chị vươn sang cả lĩnh vực truyền hình (làm tại hãng Phim Truyền hình Việt Nam). Liên tiếp các truyện ngắn của chị được chuyến thể thành phim và gây tiếng vang lớn.

Quan sát quá trình sáng tác văn chương của Nguyễn Thị Thu Huệ, chúng tôi nhận thấy: càng ngày, ngòi bút của chị càng trưởng thành hơn và nắm bắt được một cách đúng đắn bản chất cốt lõi của cuộc sống. Sự trưởng thành, già dặn trong ngòi bút của Nguyễn Thị Thu Huệ cho phép chúng ta có thê hi vọng và chờ đợi những tác phâm hay.

1.3.2. Đặc điêm sử dụng ngôn ngữ

Trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ sử dụng ngôn ngữ hết sức đa dạng.

Đó có thế là ngôn ngữ mộc mạc giản dị khi viết về những nhân vật người mẹ, người phụ nữ lam lũ thời kì hậu chiến tranh.

Cũng có thể là ngôn ngữ sắc sảo, “bụi bặm” trong việc miêu tả chân thực cuộc sống đang diễn ra xung quanh.

Trong truyện ngắn của Thu Huệ, chúng ta còn thấy xuất hiện kiểu ngôn ngữ độc thoại của nhân vật. Qua đó nhân vật tự bộc lộ tính cách và hoàn cảnh của bản thân.

Kiêu ngôn ngữ độc đáo mà Thu Huệ sử dụng mà chúng ta ít thấy ở các nhà văn khác đó là kiêu ngôn ngữ đối thoại trong độc thoại nội tâm. Đây là một dạng đối thoại độc đáo, kiếu đối thoại ngầm vừa như một sự tự vấn, vừa như tự mô xẻ

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp biện pháp tách câu trong truyện ngắn nguyễn thị thu huệ (Trang 30)