Nhân vật người thiếu nữ

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp biện pháp tách câu trong truyện ngắn nguyễn thị thu huệ (Trang 49)

CHƯƠNG 3 HIỆU QUẢ NGHỆ THUẬT CỦA BIỆN PHÁP TÁCH CÂU TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN THỊ THU HUỆ

3.1.1.3. Nhân vật người thiếu nữ

Đây là những nhân vật xuất hiện với tần số nhiều trong tác phẩm của Nguyễn Thị Thu Huệ. Họ xuất hiện trong những hoàn cảnh khác nhau và có số phận đáng thương khác nhau. Nhân vật Hoài trong “Xin hãy tin em” là một cô gái cá tính nhưng từ khi gặp được người mình yêu cô hoàn toàn sống là một con người khác. Buồn thay khi vừa bước chân vào thiên đường tình yêu, cô đã bị đây xuống cái hang sâu hun hút của địa ngục. Với tình yêu trong sáng và sự hối lỗi chân thành của mình, Hoài cũng không giừ được tình yêu của người con trai biến lòng tự trọng thành sự ích kỉ. Hoài trở về với những tháng ngày như trước. “Sau một năm. Bà chủ quán lại thấy Hoài uống rượu” [10, tr 36]. Trạng ngữ “sau một năm” được tách ra thành một câu độc lập đă khắc họa được tình cảnh cảnh của nhân vật. Sau một năm là một dấu mốc đánh dấu sự thay đối của Hoài. Trước kia yêu Thắng, Hoài không còn uống rượu, hút thuốc, không phá phách, nghịch ngợm. Bây giờ sau khi chia tay với Thắng, cô lại trở về với con người ngày xưa của cô trong nỗi tuyệt vọng.

Nhân vật My trong “Thiếu phụ chưa chồng” là một cô gái nông thôn chính gốc nhưng mang một vẻ đẹp đằm thắm: “Em đẹp lắm. Một vẻ đẹp hoang dại của đồng quê. Đôi mắt. Màu da. Làn môi. Cái mũi của em là sản phấm tuyệt vời của tạo hóa” [10, tr 95].

Nhừng chủ ngừ được nhà văn tách ra ở đà góp phần tô đậm thêm vẻ đẹp của My, đó là một vẻ đẹp tự nhiên thuần khiết của cô gái nông thôn mới lớn. My tuy lớn lên ở nông thôn nhưng cô lại căm thù cuộc sống ở đó - nơi mà những người nông dân quanh cô có một cuộc sống thật phung phí và vô nghĩa. My ước cho bằng bạn bằng bè phải thoát khỏi cuốc sống nơi đây đê sống một cuộc sống thành thị hào nhoáng với những ánh mắt ngắm nhìn, ngưỡng mộ. Vì vậy bằng mọi cách My phải lên Hà Nội dù sống thế nào thì sống. Bởi thế My đã bị một tên Sở Khanh của đoàn chèo dụ dồ, lừa phỉnh rồi bỏ đi. Và sau đó bằng mọi thủ đoạn, My cướp chồng của chị gái mình “Em yêu anh. cần anh. Thế thôi” [10, tr 103]. Nhà văn đã tách bộ phận vị ngữ ra khỏi nòng cốt câu nhằm khắc họa sự bồng bột, hiếu thắng của cô gái trẻ. My sẵn sàng bất chấp tất cả đe có được người mình yêu dù rằng người đó là chồng của chị gái ruột và là cha của cháu mình.

Cô gái trong truyện “Biến ấm” vừa tròn 20 tuổi đem lòng yêu một người đàn ông hơn cô 12 tuổi . Đó là mối tình đầu của cô với những va chạm đầu tiên. Thư tình anh gửi cô thuộc lòng từng chừ, từng chỗ xuống dòng hay ngắt đoạn. Tất cả cô gửi gắm nơi anh dù anh đă một lần sang sông. Cũng vào một lần sinh nhật thứ 20 ấy cô gái mới lớn lên đường đi thăm anh - một người đàn ông vừa bỏ vợ hiện đang công tác ở vùng rừng núi. Mặc cho bố mẹ ngăn cản, van nài, cô vẫn quyết tâm đi bằng được. “'Nhưng tôi quyết tâm đi bằng được. Tôi đã thắng” [9, tr 121]. Câu được tách ra cho thấy được niềm vui mừng của cô gái khi đà chiến thắng được những ngăn cản của gia đình đế đến bên người mà cô yêu thương. Qua đây còn cho thấy cô gái là người rất quyết đoán, cô luôn muốn làm mọi việc theo ý mình và quyết tâm để đạt được mục đích.

Nhân vật người thiếu nữ là kiểu nhân vật chúng ta bắt gặp rất nhiều trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ. Đó là những cô gái sống bồng bột, suy nghĩ còn nông cạn nhưng không phải vì vậy mà nhà văn bày tỏ thái độ khinh ghét họ, trái lại Thu Huệ luôn dành cho nhân vật của mình những sự cảm thông, thương xót trước cuộc đời.

Rõ ràng chúng ta thấy trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ xuất hiện rất nhiều nhân vật. Với việc sử dụng biện pháp tách câu nhà văn đã đê cho nhân vật tự bộc lộ bản thân đê người đọc thây được hoàn cảnh và tính cách của nhân vật.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp biện pháp tách câu trong truyện ngắn nguyễn thị thu huệ (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w