Trong tiếng đàn rền phía xa Trong không khí thanh khiết của miền rừng.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp biện pháp tách câu trong truyện ngắn nguyễn thị thu huệ (Trang 34)

Chúng tôi đốt những đống lửa con con quanh các ngôi mộ mới tinh, đất còn ngai ngái. (Dĩ vãng)

> Tách trạng ngữ chỉ cách thức, tình huống

Ví dụ:

+ Tự nhiên. Tôi nghĩ đến cô. (Cõi mê) > Tách trạng ngữ chỉ điều kiện

Loại câu này nêu lên điều kiện hay giả thiết đế nòng cốt chính ở câu cơ sở tồn tại.

Ví dụ:

+ Neu lấy Thủy. Có lẽ bây giờ tôi cũng bán phở, sẽ béo căng. (Minu xinh đẹp) + Neư điên được như cô. Tôi thấy tất cả nên điên. (Cõi mê) > Tách trạng ngữ chỉ nguyên nhân

Loại câu này nêu lên nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của nòng cốt ở câu cơ sở. Trong các truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ loại câu này ít xuất hiện.

Ví dụ:

+ Có con. Anh bớt tung tóe hơn trước. (Hình bóng cuộc đời)

Như vậy có thế thấy câu tách biệt tương đương với thành phần trạng ngừ ở câu cơ sở rất phong phú và đa dạng. Đọc truyện ngắn của Thu Huệ chúng ta có thế bắt gặp tất cả các kiểu loại câu này. Hầu hết các trạng ngữ trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ được tách ra đều đứng ở đầu câu có tác dụng nhấn mạnh đến thời gian, không gian, điều kiện hoàn cảnh diễn ra nhừng biến cố trong cuộc đời của nhân vật. Điều đó mang lại cho câu văn của chị có nét đặc sắc riêng.

2.2.1.2 Tách chủ ngữ

Chủ ngữ là thành phần chính của câu hai thành phần. Chủ ngữ thường nêu lên nhân vật, sự vật, sự việc, hiện tượng, chủng loại...Có quan hệ với vị ngữ theo quan hệ tường thuật. Tách chủ ngữ của câu được tạo ra từ câu đơn, khi sát nhập vào câu lân cận nó giữ chức năng và nhiệm vụ như chủ ngữ của câu, nêu lên đối tượng mà nội dung cần thông báo của nó được nói tới ở vị ngữ nằm ở câu gốc. Trong quá trình khảo sát các truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ chúng tôi thấy hiện tượng chủ ngữ được tách ra thành một câu riêng biệt. Tuy nhiên việc tách thành phần này không phải là một việc làm tùy tiện mà đó là một dụng ý nghệ thuật. Bộ phận tách ra được đứng ở đầu câu. Neu thay thế dấu chấm bằng dấu

phay thì bộ phận tách ra sẽ trở thành đề ngừ. Khi đứng ở vị trí đầu câu thì câu được tách nhằm nhấn mạnh đến chủ thế được nói tới, đó có thể là nhân vật, cũng có thể là những sự vật hiện tượng trong cuộc sống.

Trong tống số những câu tách biệt từ câu cơ sở ra thì câu tách biệt từ thành phần chủ ngữ chiếm 46 phiếu (3,6%) và có những đặc điểm như sau:

> về ngừ pháp

Trong một câu khi có hiện tượng lặp lại chủ ngữ thì chủ ngừ được tách ra thành một câu riêng biệt.

Ví dụ:

+ Ai. Ai đánh bả chuột con Minu của tôi. (Minu xinh đẹp)

Khi câu có nhiều thành phần chủ ngữ thì chủ ngữ cũng được tách ra thành một câu riêng biệt:

+ Đôi măt. Màu da. Làn môi. Cái mũi của em là sản phâm tuyệt vời của tạo hóa. (Thiếu phụ chưa chồng)

Cũng có khi trong câu chỉ có một chủ ngừ nhưng chủ ngữ ấy cũng tách ra: Ví dụ:

+ Con người. Ngày càng đông như kiến nhưng chẳng ai giống ai. (Một chuyến đi)

+ Cuộc đời. Thật kinh khủng mà nó không hiếu được. (Phù thủy) > về cấu tạo và từ loại

Chủ ngữ được tách ra có thê là danh từ và đại từ. • về từ loại

- Danh từ (Cụm danh từ)

Ví dụ: Những đường phố. Tòa nhà. Hàng cây cáu bân cần phải tấy rửa. - Đại từ

Ví dụ:

+ Còn chúng tôi. Chỉ tìm niềm vui tử tế một lúc cho quên cái tàn khốc của chiến tranh thì ông ta lại hành hạ.

• về cấu tạo

Chủ ngữ được tách ra làm một câu riêng biệt là một từ hoặc có thê là cụm từ. - Là một từ:

Ví dụ:

+ Ai. Ai đánh bả chuột con Minu của tôi. (Minu xinh đẹp) - Là một cụm từ:

Ví dụ:

+ Những lon bia. Những đĩa thức ăn đặc sắc của vùng biến la liệt trên bàn chờ đón đoàn tôi về công tác. (Biến ấm)

2.2.ỉ.3 Tách vị ngữ

Vị ngữ là thành phần chính của câu, có mối quan hệ qua lại và quy định lần nhau với thành phần chủ ngữ. Vị ngữ nêu nội dung của đối tượng được nêu ra ở chủ ngữ.

Tách vị ngữ thành câu riêng nhằm nhấn mạnh, khắc sâu vào nội dung của đối tượng, qua đó không chỉ thấy thái độ, cảm xúc của người viết mà còn tác động mạnh mẽ tới lí trí của người đọc. Chính vì vậy mà tách vị ngữ được nhà văn sử dụng khá nhiều. Theo kết quả thống kê, khảo sát thì tách vị chiếm tỉ lệ nhiều thứ hai: 306 phiếu (chiếm 23.7%) và có những đặc điếm như sau:

> Đặc điếm về tách câu

Vị ngữ được tách ra thành nhiều câu riêng biệt chủ yếu là khi câu cơ sở có nhiều vị ngữ liên hợp. Vì thế khi có 2 hay 3 câu tách biệt lại cùng là vị ngừ để nêu lên hành động, tính chất cho chủ ngữ ở câu cơ sở.

Ví dụ:

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp biện pháp tách câu trong truyện ngắn nguyễn thị thu huệ (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w