Nhân vật người mẹ

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp biện pháp tách câu trong truyện ngắn nguyễn thị thu huệ (Trang 47)

CHƯƠNG 3 HIỆU QUẢ NGHỆ THUẬT CỦA BIỆN PHÁP TÁCH CÂU TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN THỊ THU HUỆ

3.1.1.1. Nhân vật người mẹ

Đe nuôi con bà Vy trong “Của để dành” là một người mẹ đôn hậu, hết lòng vì con cái. Chồng mất ở vậy nuôi ba người con khôn lớn đều học hành đến nơi đến chốn. “Hcing ngày. Bà Vy làm lụng từ năm giờ sáng đến mười giờ đêm” [10, tr 231J. Tác giả đă dùng biện pháp tách trạng ngừ “hàng ngày” thành một câu độc lập đê nhấn mạnh sự nhọc nhằn vất vả mà bà Vy trải qua. Với tình thương con bao la, bà Vy chấp nhận cuộc sống vất vả, công việc bà làm diễn ra không chỉ một ngày hai ngày mà hết ngày này sang ngày khác. Lúc nào trong lòng người mẹ ấy cũng luôn tâm niệm răng con cái là của đê dành của cha mẹ, mình có thê khô vì con chứ nhât định không đê con cái phải khô. Đây quả thật là một bà mẹ nhân hậu hêt lòng vì con. Ngòi bút của Nguyễn Thị Thu Huệ đă thật tinh tế khi dành những câu văn viết về nhân vật này.

Đen với tác phấm “Người đàn bà ám khói”, chúng ta bắt gặp một bà mẹ giàu tình thương con hết mực, đó là nhân vật Vang. Khi đứa con gái bé bỏng chết nguồn sống, niềm hi vọng của cô vụt tắt. Hàng ngày cô vẫn đến ngủ ở nhà người canh nghĩa trang và thường đến bên những người vừa chết đê an ủi và đê thấy rằng không chỉ một mình mình đau khô. Vang xin người yêu cũ được chăm sóc con anh bởi tự sâu thẳm trong lòng cô “Em thèm có con. Thèm được làm mẹ” [10, tr 205]. Vị ngữ “thèm được làm mẹ” được tách ra có cấu tạo từ một cụm từ đă nhấn mạnh đến niềm khao khát chân chính là được làm mẹ, ước nguyện được thực hiện thiên chức của người phụ nữ của nhân vật Vang. Đó là người phụ nữ giàu lòng nhân hậu, bao dung.

Nhân vật người mẹ trong “Hậu thiên đường” luôn dằn vặt bản thân mình vì không chăm sóc cho con gái mình tới nơi tới chốn. Người mẹ đáng ra là người bạn thân thiết nhất của con gái nhưng chỉ vì sự vô tình của người mẹ mà đứa con gái bắt đầu đi vào vết xe đố vốn người mẹ đă từng đi. Nuôi con tương đối đầy đủ nhưng chăng mấy khi chăm sóc cho

nó, người mẹ phải dằn vặt lo âu khi phát hiện ra con gái mười sáu tuôi của mình có những biêu hiện không bình thường với lứa tuôi của nó. Nó biết yêu và nghiêm trọng hơn nó đã trở thành đàn bà.Yêu con, thương con nhưng chỉ đáp ứng những đòi hỏi vật chất mà quên mất bôn phận là chỗ dựa tinh thần cho con nên khoảng cách giữa mẹ và con cứ xa dần. Người mẹ bốn mươi tuôi ấy chỉ biết thốt lên: “Thôi. Xong rồi con ơi. Mẹ đã qua những gì mà con đang đến... Vội vã thê con... Cuộc đời dài lăm mà những cái hoan lạc mà con người ai cũng trải qua thì ngắn. Vội mà làm gì” [10, tr 467]. Tình thái ngữ “thôi” được tách ra tạo thành câu văn ngăn không chỉ thê hiện được thái độ xót xa đau đớn và ân hận của người mẹ khi nhìn con đang dần đi vào vết xe đô của mình. Nỗi ân hận đó như vết dao cứa sâu vào lòng người mẹ khi nhận ra mình đã không làm tròn bốn phận của một người mẹ đối với con cái. Qua đây chúng ta thấy được rằng Thu Huệ quả là một con người tinh tế, giàu tình thương người khi thấu hiêu được nỗi lòng của những người mẹ trong xã hội.

Biện pháp tách câu đã góp phần khắc họa rõ nét hình tượng người phụ nữ thời kì hậu chiến tranh. Đó là những người mẹ lam lũ, chịu thương chịu khó, sống chỉ vì con, những người phụ nữ giàu lòng nhân hậu luôn khao khát được làm mẹ, khao khát được thực hiện thiên chức thiêng liêng của người phụ nữ... Mỗi người hiện lên trong những hoàn cảnh khác nhau nhưng ở họ vẫn có điêm chung là giàu lòng thương con hết mực

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp biện pháp tách câu trong truyện ngắn nguyễn thị thu huệ (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w