2.1 Ket quả thống kê
2.1.1. Bang thống kê
2.1.2. Nhận xét kết quả thống kê
- Trong các truyện ngắn mà chúng tôi khảo sát, biện pháp tách câu thống kê được ở hầu hết các truyện. Như vậy, đây là biện pháp tu từ được Nguyễn Thị Thu Huệ sử dụng ở mức độ tương đối nhiều, quen thuộc và mang lại hiệu quả nghệ thuật nhất định. Nhà văn sử dụng biện pháp tu từ tách câu như một điểm nhấn đe làm nổi bật nội dung tác phấm. - Ket quả của việc vận dụng biện pháp tu từ tách câu tạo nhiều biến thê cú pháp: chúng có
thế là thành phần câu, một thành tố trong cụm từ hoặc một vế của câu ghép được tách ra thành câu riêng. Những biến thế cú pháp này nếu tách rời khỏi văn cảnh khó có thê châp nhận là do đặc điêm cú pháp chưa hoàn chỉnh. Tuy nhiên, đặt chúng trong văn cảnh, trong mối liên hệ ngữ pháp, ngữ nghĩa với những câu văn liền trước hoặc liền sau với chúng biến thê cú pháp đó có giá trị tu từ cao.
Phân loại Số phiếu Tỉ lệ
Tách câu trong câu đơn Tách chủ ngữ 46 3.6% Tách vị ngữ 306 23.7% Tách trạng ngữ 602 46.6% Tách bổ ngừ 98 7.6% Tách tình thái ngừ 90 7.0% Tách đề ngừ 60 4.7% Tách bộ phận giải ngừ của từ 53 4.1% Tách câu trong câu
ghép
Tách vế của câu ghép 35 2.7%
- Từ kết quả khảo sát, thống kê phân loại, chúng tôi thấy kiêu tách trạng ngữ thành câu riêng trong câu đơn được sử dụng nhiều hơn cả: 602 phiếu (chiếm 46.6%), kiêu tách câu vị ngữ cũng chiếm tỉ lệ khá cao: 306 phiếu (chiếm 23.7%). Điều này càng khắng định thêm rằng văn xuôi hiện đại khác với truyền thống đó là đi sâu vào khai thác thế giới nội tâm của nhân vật, chú ý tới những dòng cảm xúc, những tâm trạng, những suy tư của con người vì thế những câu văn trong văn xuôi hiện đại bao giờ cũng ngắn, đứt đoạn như mạch cảm xúc của con người vậy. Nguyễn Thị Thu Huệ sử dụng kiểu câu tách vị ngữ và trạng ngừ với tần suất cao nhằm nhấn mạnh dòng cảm xúc, tâm trạng. Việc tách vị ngữ hay trạng ngữ ra thành câu riêng tạo sự chú ý cho người đọc và tác động mạnh vào lí trí, tình cảm của người đọc.
- Tách một vế của câu ghép ra thành câu riêng được nhà văn sử dụng với số lượng ít: 35 phiếu (chiếm 2.7%). Khi vế của câu ghép được tách riêng thì tất cả những phương diện biếu hiện mối quan hệ giữa các câu mới đều trở thành liên kết câu (trật tự trước sau, phụ từ, liên kết từ). Sử dụng biện pháp tu từ tách câu trong câu ghép nhằm nhấn mạnh nội dung thông báo. Tách câu ghép ra thành câu riêng đê tạo ra những câu ngắn không chỉ có tác dụng thu hút sự chú ỷ của người đọc mà còn đê tạo ra điêm nhấn, gây ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc.
2.2 Miêu tả kết quả thống kê biện pháp tách câu
2.2.1 Tách câu trong câu đơn
2.2.1.1 Tách trạng ngữ
Trạng ngữ là thành phần phụ của câu có vị trí tương đối tự do ở trong câu. Trạng ngữ thường ngăn cách câu bằng dấu phây và trạng ngừ thường bắt đầu bằng quan hệ từ: vì, do, ngoài, với, qua, trên... Trạng ngừ thường được dùng để bồ sung ý nghĩa tình huống với sự việc diễn ra trong câu. Qua khảo sát, thống kê, chúng tôi thấy trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ, tách trạng ngừ chiếm tỉ lệ cao nhất và đây là loại câu mà ý nghĩa thời gian, không gian, mục đích, điều kiện... liên quan trực tiếp đến câu cơ sở.
Đê tạo ra loại câu này, Thu Huệ đă tách thành phân trạng ngữ ra khỏi câu cơ sở và thay vào dấu phây là một dấu chấm. Cũng có khi chị tách một trạng ngữ thành một câu riêng, cũng có khi trong một câu có 2 hoặc 3 trạng ngữ cũng được tách ra thành một câu
độc lập. Trường hợp này người ta gọi là tách trạng ngữ liên hợp. Từ khảo sát chúng tôi thấy tách trạng ngữ trong các trường hợp sau:
> Tách trạng ngữ chỉ thời gian.
Loại câu này chiếm tỉ lệ lớn. Nó nêu lên thời gian và nhấn mạnh thời gian và hành động diễn ra.
Ví dụ:
+ Mùa hè. Những bụi hoa mẫu đơn ba màu mượt mà bên những hàng tóc tiên. (Tân cảng)
+ Hai năm sau. Anh mang về gạch lát nền. (Tân cảng)
Nguyễn Thị Thu Huệ sử dụng lượng câu này tương đối nhiều. Có khi chỉ một trang giấy mà có tới 3 câu tách biệt tương đương với trạng ngữ chỉ thời gian ở câu cơ sở.
Ví dụ:
+ Hôm nay. Tôi mười tám tuôi. (Một chuyên đi)
+ Bao nhiêu năm. Từ khi tôi thấm thìa cái sự không có bố, tôi vẫn chờ có đêm sẽ mơ thấy bố về. (Đôi giày đỏ)
> Tách trạng ngữ chỉ không gian
Loại câu này để nhấn mạnh địa điểm mà hành động diễn ra. Ví dụ:
+ Ngoài trời. Nắng vàng ong. (Tân cảng)
+ Dưới nhà. Tiếng chân chạy rậm rịch. Tiếng í ới gọi nhau. (Nước mắt đàn ông)
Có khi cùng một câu mà hai trạng ngữ chí tình thế được tách ra thành một câu riêng biệt.
Ví dụ: