Tách câu được dùng đế khắc họa hoàn cảnh, điều kiện chi tiết của biến cố được nói tớ

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp biện pháp tách câu trong truyện ngắn nguyễn thị thu huệ (Trang 50)

CHƯƠNG 3 HIỆU QUẢ NGHỆ THUẬT CỦA BIỆN PHÁP TÁCH CÂU TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN THỊ THU HUỆ

3.1.2 Tách câu được dùng đế khắc họa hoàn cảnh, điều kiện chi tiết của biến cố được nói tớ

Nguyễn Thị Thu Huệ đã khéo léo khi dùng biện pháp tách câu đế làm nôi bật rõ hoàn cảnh, điều kiện của biến cố được nói tới. Nhà văn đă đầy dụng ỷ khi tách một bộ phận bất kì ở câu chính thành câu độc lập.Trong mồi tác phấm những câu tách ra với vai trò là bô ngữ, trạng ngừ, vị ngữ đêu đi đên mục đích mô tả hoàn cảnh của biến cố được nói tới.

Trong tác phâm “Tân cảng” miêu tả lại cuộc sông của đôi vợ chông không có hạnh phúc. Khi còn nghèo khó họ đã sống những ngày bên nhau êm ấm. Nhưng khi cuộc sống vật chất đầy đủ thì tình cảm đă không còn. Họ chia tay nhau, hai đứa con cũng phải chia lìa. Thằng anh khi chia tay với em đă rất đau khô. Tác giả đă cho chúng ta nhận ra điều đó khi viết: “Còn đây là chiếc máy bay. Giọng thằng anh run run. Nghẹn tắc” [10, tr 15]. Vị ngữ “nghẹn tắc” được tách ra khiến cho người đọc có cảm tưởng như đang nghẹn lại trước nỗi đau của nhân vật. Người anh buồn vì phải xa người em thân yêu của mình. Nỗi buồn này như tích tụ, dồn nén trong lòng người anh nghẹ ngào chẳng thể cất thành lời.

Trong “Phù thủy”, đứa con luôn thấy thắc mắc khi thấy cuộc sống đầy những bí ẩn. Nguyễn Thị Thu Huệ đă viết: “Cuộc đời. Thật kinh khủng mà nó không thể hiểu được” [9, tr 183]. Ở đây tác giả đã tách chủ ngữ ra để nhấn mạnh thêm những thắc mắc trong tâm hồn đứa con. Nó thấy con người sống như những bóng ma mà không hiêu ngày hay đêm họ hiện nguyên hình. Đứa trẻ không thể hiểu được cuộc sống xung quanh nó ra sao, không một ai giải thích cho nó biết. Nó không hiếu chính cha, mẹ nó, lúc nào nào trong đầu cũng thường trực câu hỏi “Mẹ là ai?”, “Bố là ai?”.

Trong “Người đi tìm giâc mơ”, nhân vật Thảo đã từng thô lộ: “Tôi sông ban ngày cũng như một cái bóng. Ban đêm mới là cuộc sống thực. Trong mơ. Tôi được yêu. Được đi ra khỏi căn nhà ảm đạm không có ánh sáng. Được làm những gì cuộc sống thực của tôi không có” [9. tr 25]. Trạng ngữ “trong mơ” được tách ra kết hợp với câu văn ngắn, nhà văn đã cho ta thấy được diễn biến tâm lí tinh tế của Thảo. Đó là nỗi đau đan xen với sự thất vọng, ơ cuộc sống thực hiện tại cô không thê tìm cho mình được niềm vui, niềm hi vọng sống. Cô chỉ thực sự sống khi cô mơ bởi trong giấc mơ cô có thê làm bất cứ điều gì cuộc sống thực của cô không có.

Trong tác phâm “Cõi mê” nhân vật người cô là một người điên nhưng lúc nào cũng say sưa sống với niềm vui của mình trong tình yêu. Nhà văn đă miêu tả nhân vật: “Có trẻ. Vì cô đâu phải nghĩ gì” [9, tr 244]. Tác giả đã sử dụng biện pháp tách vế của câu ghép chính phụ như một công cụ đắc lực đế chỉ ra được nguyên nhân, hệ quả của sự việc, đê khắc họa được tình cảnh hiện tại của nhân vật. Cuộc sống của người cô vẫn luôn diễn ra mỗi ngày, bởi lẽ không phải lo toan mọi việc, không phải tính kế sinh nhai, không biết là mọi người đang cười cợt chê trách mình mà cô sống vui sống hồn nhiên.

Trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ chúng ta còn thấy những nội dung thông tin ở phần được tách ra thường mang ý nghĩa chỉ thời gian, không gian.

Đây là thời gian không gian chứa đựng những sự kiện, biến cố trong cuộc đời của nhân vật. Trong không gian, thời gian ấy hành động của nhân vật đã diễn ra.

Như trong tác phấm “Hậu thiên đường” nhà văn đã viết: “Bây giờ. Khi tôi bon mươi tuổi. Chợt nhận ra bao lâu nay tôi đế tuôi thơ của con tôi qua trong nồi buồn của sự cô đơn, và hào hứng chịu nỗi cay đắng của một người mẹ bị phụ bạc ”[10, tr 469].Ớ đây tác giả đã tách liên tiếp hai trạng ngừ chỉ thời gian đế thu hút sự chú ý của người đọc. Nhân vật người mẹ trong truyện như đang nhìn lại cuộc đời mình và chiêm nghiệm về những điều đă xảy ra. Khi chị đến cái ngưỡng tuối mà biết bao cay đắng buồn tủi trong cuộc đời đều đã trải qua thì chị mới nhận ra rằng chị đã đế cho tuối thơ của con trôi qua trong nồi cô đơn và đến bây giờ thì nó đang bước dần vào cái thiên đường mà mẹ nó đã từng trải qua. Sau cái thiên đường ấy sẽ là cái hang sâu hun hút không có lối ra.

Trong “Người đi tìm giấc mơ” tác giả viết: “Tôi nhớ lắm. Đêm ấy. Tại tôi. Tại tôi nên bà chết” [10, tr 249]. Tách trạng ngừ ở đây dường như nhân vật “tôi” đang hồi tưởng lại quá khứ trong hối hận và thương nhớ người bà quá cố của mình. Nhân vật luôn cảm thấy dằn vặt, tự trách mình vì cho rằng nếu không phải vì mình mang đồ ăn về thì lũ chó nhà giàu đă không cắn bà, không làm bà đau đớn đế rồi hôm sau bà ra đi măi mãi. Trạng ngữ chỉ thời gian được tách ra như càng xoáy sâu hơn vào lòng người đọc, thấy thương thay cho nhân vật.

Trong “Đôi giày đỏ”, Nguyễn Thị Thu Huệ viết “Bao nhiêu năm. Từ khi tôi thấm thìa cái sự không có bố, tôi vẫn chờ có đêm sẽ mơ thấy bố về” [10, tr 359]. Trải qua thời

gian dài, người bố đã đi xa nhưng người con vẫn luôn mong được gặp bố dù chỉ là trong giấc mơ. ơ đây với việc tách trạng ngữ ra người đọc cảm nhận được tình cảm sâu nặng của người con đối với người bố đă hi sinh vì đất nước. Đó là thứ tình cảm cha con thiêng liêng không gì có thê thay thế được.

Nhân vật người chồng trong “Tân cảng” ở khoảnh khắc cuối cùng của buôi chia tay đế mỗi người ra đi tìm hạnh phúc mới ỏ' những chân trời xa vòi vợi đã xót xa nhìn lại quãng ngày đã qua đê rút ra nguyên nhân tan vỡ hạnh phúc trong gia đình trước kia vốn rất đầm ấm hạnh phúc: “Ngày trước. Khi đêm xuống. Khuya dần.

Anh đi vắng... Chị đỡ cốc nước và nhìn vào mắt anh. Khẽ thở dài khi anh quay đi ra” [10, tr 10]. Ba trạng ngữ chỉ thời gian được tách ra liên tiếp như xoáy sâu vào lòng nhân vật . Người chồng nhớ lại sự thờ ơ của mình với vợ, thấy hối hận về những suy nghĩ cho rằng chỉ cần xong hết công việc và về nhà là đủ. Chỉ vì “tưởng” mà người chồng đã đánh mất hạnh phúc khỏi tầm tay và phải đau đớn rời xa người vợ yêu thương cùng đứa con trai lớn ngoan hiền.

Trong “Xin hãy tin em”, Nguyễn Thị Thu Huệ đã viết: “Sau một năm. Bà chủ quan lại thấy Hoài uống rượu” [10, tr 36]. Ớ đây tác giả đã tách phần trạng ngừ ra thành một câu độc lập, đó cũng chính là dụng ý nghệ thuật của nhà văn. “Sau một năm” là mốc thời gian có ý nghĩa quan trọng trong cuộc đời của nhân vật. Sau một năm Hoài lại tìm đến rượu, lại trở về là con người phá phách ngày xưa của cô. Một năm yêu Thắng cô đà thay đôi: không rượu chè, chơi bời, không còn cảnh nợ nần quán xá. Nhưng trong buôi sinh nhật mẹ Thắng, con người quá khứ của cô đã trỗi dậy. Thắng không thê tha thứ bởi anh có cảm giác là mình bị lừa dối. Trạng ngữ được tách nhằm nhấn mạnh vào mốc thời gian đánh dấu sự thay đôi của nhân vật.

Trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ những điều bình thường cũng được nhà văn quan tâm đến. Nguyễn Thị Thu Huệ thấu hiêu được những điều mà con người phải trải qua và dành tình cảm cho tất cả mọi người. Đó là những người mẹ chịu thương chịu khó, thương con hết mực, những đứa trẻ đáng thương tội nghiệp, những thiếu nữ mới lớn bồng bột, hiếu thắng, vốn sống ít ỏi.

Dường như đọc truyện của Nguyễn Thị Thu Huệ, người đọc như bắt gặp mình ở trong đó. Câu chuyện của chị không xa vời mà nó là những vấn đề hết sức gần gũi trong cuộc sống, những con người mà ai cùng có thê thấy khi bất chợt gặp trên đường hay đâu đó.

Điều này cho thấy Nguyễn Thị Thu Huệ luôn quan tâm đến những gì xảy ra xung quanh, luôn dành tình cảm trân trọng đối với những mảnh đời, số phận của con người.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp biện pháp tách câu trong truyện ngắn nguyễn thị thu huệ (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w