Đối tượng, phương pháp và kỳ tính giá thành sản phẩm xây lắp

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN THU SỬA NGÀY 8 THÁNG 6 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH SÔNG GIANH (Trang 25)

Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp.

Đối tượng tính giá thành là các sản phẩm, công việc, lao vụ mà doanh nghiệp đã hoàn thành cần phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị.

Để xác định đối tượng tính giá thành hợp lý cần phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, chu kỳ sản xuất sản phẩm, tính chất của sản phẩm cụ thể và trình độ, yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.

Trong doanh nghiệp xây lắp, tổ chức sản xuất sản phẩm đơn chiếc theo từng công trình, hạng mục công trình với thiết kế khác nhau, đôi tượng tính giá thành phụ thuộc vào thoả thuận thanh toán khối lượng hoàn thành giữa doanh nghiệp xây lắp với bên giao thầu. Nếu thoả thuận thanh toán theo khối lượng công tác xây lắp đã hoàn thành có thiết kế dự toán riêng, có điểm dừng kỹ thuật rõ ràng thì đối tượng tính giá thành là khối lượng công tác xây lắp hoàn thành.

Kế toán các phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp.

Tính giá thành sản phẩm là việc xác định chi phí sản xuất cho đối tượng tính giá thành theo từng khoản mục chi phí. Có nhiều phương pháp để tính giá thành sản phẩm, tuy nhiên dựa vào đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành mà doanh nghiệp lựa chọn phương pháp cho phù hợp.

 Tính giá thành sản phẩm xây lắp theo phương pháp giản đơn( phương pháp trực tiếp)

Phương pháp này thích hợp cho đối tượng tính giá thành là khối lượng hoặc giai đoạn xây lắp thuộc từng công trình, hạng mục công trình hoàn thành.

Căn cứ vào chi phí sản xuất tập hợp được trong kỳ theo từng công trình, hạng mục công trình và căn cứ vào kết quả đánh giá sản phẩm xây lắp dở dang cuối kỳ trước và cuối kỳ này để tính giá thành các giai đoạn xây lắp hoàn thành theo công thức: Giá thành sản phẩm xây lắp = CPSXDD đầu kỳ + CPSX phát sinh trong kỳ - CPSXD D cuối kỳ - Các khoản giảm chi phí

 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng

Phương pháp này phù hợp cho đối tượng tính giá thành là công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành.

Mỗi đơn đặt hàng ngay từ khi quá trình thi công được mở một phiếu tính giá thành (Bảng tính giá thành theo đơn đặt hàng). Chi phí sản xuất phát sinh được mở cho từng đơn đặt hàng bằng phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp. Cuối mỗi kỳ căn cứ vào chi phí sản xuất tập hợp được cho từng đơn đặt hàng theo khoản mục chi phí ghi vào bảng tính giá thành của đơn đặt hàng tương ứng. Khi có chứng từ phát sinh đơn đặt hàng hoàn thành, kế toán thực hiện tính giá thành đơn đặt hàng (Công trình, hạng mục công trình hoàn thành) bằng cách cộng luỹ kế các chi phí từ kỳ bắt đầu thi công đến khi đơn đặt hàng được hoàn thành ngay trên bảng tính giá thành của đơn đặt hàng đó. Đối với các đơn đặt hàng chưa hoàn thành cộng chi phí luỹ kế từ khi bắt đầu thi công đến thời điểm xác định chính là giá trị sản phẩm xây lắp dở dang. Bởi vậy mà Bảng tính giá thành theo đơn đặt hàng chưa xong coi là các báo cáo chi phí sản xuất xây lắp dở dang.

Trường hợp đơn đặt hàng gồm một số hạng mục công trình thì sau khi tính giá thành cho đơn đặt hàng đã hoàn thành, kế toán thực hiện tính giá thành cho từng hạng mục công trình bằng cách căn cứ vào giá thành thực tế của đơn đặt hàng hoàn thành và giá thành dự toán của hạng mục công trình đó, với công thức tính như sau:

Giá thành từng công trình =

Giá thành đơn đặt hàng x Giá thành dự toán của từng công trình Tổng giá thành dự toán

 Phương pháp tính giá thành theo giá thành định mức

Phương pháp này áp dụng trong trường hợp DNXL thực hiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo định mức. Nội dung của phương pháp:

Trước hết phải căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành và dự toán chi phí được duyệt để tính ra giá thành định mức của sản phẩm.

Tổ chức hạch toán riêng biệt chi phí sản xuất xây lắp thực tế phù hợp với số định mức và số chi phí sản xuất của sản phẩm.

Tổ chức hạch toán riêng biệt số chi phí sản xuất xây lắp thực tế phù hợp với định mức và số chi phí sản xuất xây lắp chênh lệch thoát li định mức, thường xuyên thực hiện phân tích những chênh lệch này để kịp thời đề ra các biện pháp khắc phục nhằm tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm xây lắp.

Khi có thay đổi định mức kinh tế, cần kịp thời tính toán lại giá thành định mức và xác định lại số chênh lệch chi phí sản xuất xây lắp do thay đổi định mức của số sản phẩm đang sản xuất dở dang cuối kì trước (nếu có).

Trên cơ sở giá thành định mức, số chi phí sản xuất xây lắp chênh lệch thoát ly định mức đã tập hợp riêng và số chênh lệch do thay đổi định mức để tính giá thành thực tế sản phẩm xây lắp hoàn thành trong kỳ báo cáo theo công thức:

Giá thành sản phẩm = Giá trị ±±

Sau khi xác định được đối tượng tính giá thành, dựa vào phương pháp tính giá thành phù hợp kế toán sẽ tiến hành tính toán tổng hợp chi phí để tính được giá thành sản phẩm.

Kỳ tính giá thành sản phẩm xây lắp.

Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành cần phải tiến hành công việc tính giá thành cho đối tượng tính giá thành.

Để xác định kỳ tính giá thành thích hợp, kế toán phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất và chu kỳ sản xuất. Căn cứ vào đặc điểm riêng của ngành xây dựng nên kỳ tính giá thường là:

- Đối với công trình, hạng mục công trình nhỏ thời gian thi công ngắn thì kỳ tính giá thành là thời gian mà sản phẩm xây lắp hoàn thành và được nghiệm thu, bàn giao thanh toán cho chủ đầu tư.

- Đối với những công trình lớn hơn, thời gian thi công dài hơn thì chỉ khi

nào có một bộ phận công trình hoàn thành có giá trị sử dụng được nghiệm thu, bàn giao thì lúc đó doanh nghiệp tính giá thành thực tế của bộ phận đó.

- Đối với những công trình, lắp đặt máy móc thiết bị có thời gian thi công nhiều năm mà không tách ra được từng bộ phận công trình nhỏ đưa vào sử dụng thì từng phần việc xây lắp đạt đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý theo thiết kế kỹ thuật có chi trong hợp đồng thì công việc sẽ được bàn giao thanh toán thì doanh nghiệp xây lắp tính giá thành thực tế cho khối lượng bàn giao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ngoài ra đối với các công trình lớn, thời gian thi công kéo dài, kết cấu

phức tạp…thì kỳ tính giá thành của doanh nghiệp có thể xác định hàng quý vào thời điểm cuối quý.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN THU SỬA NGÀY 8 THÁNG 6 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH SÔNG GIANH (Trang 25)