Nguyên vật liệu xuất dùng còn thừa của từng công trình vào cuối kỳ kế toán phả

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN THU SỬA NGÀY 8 THÁNG 6 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH SÔNG GIANH (Trang 149)

toán phải ghi giảm giá trị nguyên vật liệu trực tiếp thi công công trình.

Để đảm bảo chính xác chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp của công trình, hạng mục công trình là sử dụng tiết kiệm, hợp lý, phòng kế toán công ty cần thực hiện tổ chức theo dõi chặt chẽ hơn đối với số vật tư thực tế sử dụng và số tồn cuối kỳ chưa sử dụng hết. Để nâng cao quản lý và xác định được chi phí vật tư tồn kho cuối mỗi kỳ kế toán, công ty nên lập bảng kiểm kê vật tư để kiểm kê số vật tư còn lại tại chân công trình. Nếu vật tư còn lại tạm thời không được sử dụng thì kế toán tiến hành lập phiếu nhập kho để nộp lại kho số vật liệu trên. Khi nhập lại kho công ty số nguyên vật liệu thừa, kế toán ghi:

Nợ TK 152: Giá trị nguyên vật liệu thừa cuối kỳ.

Có TK 1541( CP NVLTT): Giá trị nguyên vật liệu thừa cuối kỳ.

Nếu vật tư không nhập lại kho mà để lại tại chân công trình , kế toán lập phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ làm 2 bản, một bản giao cho phòng vật tư, một bản giao cho phòng kế toán và đồng thời ghi âm số NVL còn thừa đó. Kế toán phản ánh:

Nợ TK 1541( CP NVLTT): (Giá trị nguyên vật liệu thừa cuối kỳ). Có TK 152: (Giá trị nguyên vật liệu thừa cuối kỳ).

Từ đó tính ra được số vật tư tiêu hao cho từng công trình. Trên cơ sở đó Công ty quản lý chặt chẽ chi phí sử dụng vật tư sẽ kiểm tra được định mức sử dụng vật tư, tránh được tình trạng vật tư bị sử dụng lãng phí , giảm được chi phí nguyên vật liệu

trực tiếp của từng công trình, hạng mục công trình nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng cho công trình. Đồng thời cũng đảm bảo tính phù hợp, chính xác của giá trị sản phẩm dở dang cũng như giá thành công trình trong kỳ hạch toán.

Cụ thể: Kế toán phản ánh giá trị nguyên vật liệu còn thừa của công trình Trụ sở hợp khối liên cơ quan ủy ban MTTQ và hội LHPN tỉnh Thanh Hóa

Nợ TK 152: 20x120.000

Có TK 1541( CP NVLTT): 2.400.000 Hoặc kế toán ghi:

Nợ TK 1541( CP NVLTT): (2.400.000) Có TK 152: (2.400.000)

PHIẾU BÁO VẬT TƯ CÒN LẠI CUỐI KỲ

Ngày 30 tháng 06 năm 2014 STT Tên vật Mã số ĐVT SL Lí do 1 Cát vàng H360002 M3 20 Sử dụng không hết số NVL xuất dùng 2 … Phụ trách bộ phận sử dụng

Bảng 4.1: Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ

Công ty quản lý chặt chẽ chi phí sử dụng vật tư sẽ kiểm tra được định mức sử dụng vật tư, tránh được tình trạng vật tư bị sử dụng lãng phí , giảm được chi phí nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng cho công trình. Đồng thời cũng đảm bảo tính phù hợp, chính xác của giá trị sản phẩm dở dang cũng như giá thành công trình trong kỳ hạch toán.

4.2.4. Công ty nên trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp thi công công trình.

Hiện nay, Công ty không thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất mà chỉ khi nào chi phí này phát sinh thì mới hạch toán thẳng vào chi phí nhân công trực tiếp. Tuy nhiên, trong thực tế số lượng công nhân nghỉ phép trong các thời kỳ là khác nhau, nếu trong kỳ bất ngờ số lượng công nhân thuộc

danh sách của công ty nghỉ phép nhiều làm cho CP NCTT tăng trong khi năng suất lao động giảm xuống kéo theo sự biến động trong giá thành tăng lên ảnh hưởng đến kết quả hạch toán. Do đó kế toán Công ty nên thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của CNTT thi công công trình để tình trạng công nhân đồng thời cùng nghỉ phép( nghỉ lễ, nghỉ tết) cũng không làm ảnh hưởng đến sự biến động của giá thành.

Cụ thể việc thực hiện trích trước như sau: - Đầu kỳ, thực hiện việc trích trước kế toán ghi:

Nợ TK 1541( CP NCTT): Mức trích trước tiền lương nghỉ phép KH Có TK 335:

Tỷ lệ trích

trước =

Tổng số lương phép kế hoạch năm của CNTT SX

Tổng số lương cơ bản kế hoạch năm của CNTT SX x100%

Tổng số lương nghỉ phép KH năm của CNTT SX = Số CNTT SX trong công ty × Mức lương bình quân của 1 CNTT SX × Số ngày nghỉ phép thường niên của 1

CNTT SX. - Trong kỳ, khi phát sinh chi phí thực tế phải trả về tiền lương nghỉ phép ghi:

Nợ TK 335: Tiền lương nghỉ phép thực tế phát sinh Có TK 334:

- Cuối kỳ, xử lý chênh lệch (nếu có)

+ Nếu số trích trước > Chi phí thực tế tiền lương nghỉ phép phải trả thì kế toán tiến hành hoàn nhập ghi giảm chi phí:

Nợ TK 335: Phần trích trước > chi phí thực tế phát sinh. Có TK 1541( CP NCTT): (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Nếu có số trích trước < chi phí thực tế phát sinh thì kế toán tiến hành trích bổ sung chênh lệch vào chi phí:

Nợ TK 1541( CP NCTT): Phần trích trước < chi phí thực tế phát sinh Có TK 335:

Sơ đồ hạch toán như sau:

TK 334 TK 335 TK 154( CP NCTT)

Tiền lương nghỉ phép trích trước tiền lương thực tế phát sinh nghỉ phép theo kế hoạch

Sơ đồ 4.1: Sơ đồ hạch toán chi phí trích trước tiền lương nghỉ phép của CNTT thi công

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN THU SỬA NGÀY 8 THÁNG 6 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH SÔNG GIANH (Trang 149)