Tình hình rủi ro tín dụng theo nhóm nợ

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh vĩnh long phòng giao dịch bình minh (Trang 42)

4.3.1 Tình hình rủi ro tín dụng theo nhóm nợ tại Sacombank Bình Minh giai đoạn 2011 –6 tháng đầu năm 2014 Minh giai đoạn 2011 –6 tháng đầu năm 2014

Bảng 4.5 Tình hình rủi ro tính dụngtheo nhóm nợtại Sacombank Bình Minh giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Sacombank Bình Minhgiai đoạn 2011-2014

Trong quan hệ tín dụng việc phát sinh nợ quá hạn là điều không thể tránh khỏi, nợ quá hạn càng cao sẽ càng bất lợi cho ngân hàng do ngân hàng sẽ phải tốn nhiều chi phí hơn cho công tác thu nợ.

Dựa vào bảng số liệu ta thấy nợ quá hạn có xu hướng giảm liên tục qua các năm với tốc độ khá cao. Cụ thể năm 2012 nợ quá hạn của Ngân hàng là 1.751 triệu đồng giảm mạnh 44,62%. Nguyên nhân là do trong năm này Ngân hàng đã đưa ra nhiều chính sách hợp lý, tăng cường thêm nhân viên, triển khai nhiều chương trình đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng góp phần kéo nợ quá hạn sụt giảm mạnh. Đến năm 2013 cùng với sự thắt chặt trong hoạt động tín dụng và tập trung tăng cường công tác thu hồi nợ, đẩy mạnh thu hồi những khoản nợ khó đòi đã làm cho nợ quá hạn ở năm 2013 tiếp tục sụt giảm với tốc độ 41,75% so năm trước. Nữa đầu năm 2014, nợ quá hạn của Ngân hàng là 750 triệu đồng thấp hơn đến 53,33% so nữa đầu năm 2013.

Nếu xét về tỷ lệ ta thấy năm 2011 tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của Sacombank Bình Minh là 2,69%tương đối cao do đứng trước môi trường kinh doanh tác động, thời tiết xấu, giá cả thị trường tăng cao với tình hình lạm phát và một phần do cán bộ tín dụng còn thiếu chuyên môn để giám sát sau giải ngân dẫn đến công tác thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn. Đến năm 2012 với sự nổ lực của Ngân hàng cũng như tình hình kinh tế tương đối được cải thiện nên tình hình nợ quá hạn được cải thiện. Cùng với sự sụt giảm của giá trị nợ quá hạn nên tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ cũng được cải thiện rất nhiều giảm xuống

Chỉ tiêu Năm 2012/2011 2013/2012 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % I. Nợ quá hạn 3.162 1.751 1.020 (1.411) (44,62) (731) (41,75) II. Nợ xấu 1.948 857 500 (1.091) (56,01) (357) (41,66) 1. Nợ nhóm 3 1.764 756 500 (1.008) (57,14) (256) (33,86) 2. Nợ nhóm 4 174 69 0 (105) (60,34) (69) (100) 3. Nợ nhóm 5 46 32 0 (14) (30,43) (32) (100)

chỉ còn 1,17%. Sang năm 2013 và nữa đầu năm 2014 nối tiếp thành công năm 2012 trong việc khống chế nợ quá hạn nên giá trị này sụt giảm chỉ còn 0,007% trên tổng dư nợ năm 2013 và 0,002% nữa đầu năm 2014 cho thấy đây là một kết quả đáng tự hào của toàn thể Sacombank Bình Minh.

Nợ nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5: Nếu xét về mức độ rủi ro trong các nhóm nợ quá hạn thì các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 là các khoản nợ xấu có mức rủi ro cao và có thể gây tổn thất cho ngân hàng. Trong giai đoạn vừa qua ba nhóm nợ này của Ngân hàng Sacombank Bình Minh khá cao ở năm 2011 và có xu hướng giảm mạnh ở các năm tiếp theo, tình hình cụ thể như sau:

+ Nợ nhóm 3: Cũng theo tình hình chung, nợ nhóm ba có giá trị khá cao ở năm 2011 là 1.764 triệu đồng sang năm 2012 giảm mạnh xuống chỉ còn 756 triệu đồng tương ứng giảm đến 57,14% so năm 2011 và chiếm 0,50% trong tổng dư nợ năm 2012. Sang năm 2013 khoản nợ này tiếp tục giảm 33,86% so năm trước tỷ lệ trên tổng dư nợ là 0,33%. Nữa đầu năm 2014 nợ nhóm 3 chỉ còn 150 triệu đồng tương ứng 0,22% trên tổng dư nợ nữa đầu năm 2014. Nhìn chung nợ nhóm 3 dù có xu hướng giảm mạnh trong thời gian qua nhưng xét về giá trị thì vẫn là con số khá cao, tuy nhiên điều đó không thể nói lên chất lượng tín dụng của ngân hàng không tốt nếu xét theo gốc độ khác thì ngân hàng có thể gia tăng lợi nhuận từ nhóm nợ này. Ta thấy rằng những khoản nợ đến 180 ngày là những khoản nợ vẫn còn nằm trong vòng kiểm soát, nghĩa là vẫn còn khả năng thu hồi nợ, do đó ngoài việc thu hồi nợ gốc Ngân hàng còn có thể thu thêm một phần lợi nhuận đến từ lãi phạt. Dù vậy để đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng nói riêng cũng như toàn thể hoạt động của Ngân hàng nói chung Sacombank Bình Minh vẫn cần đẩy mạnh hơn nữa trong công tác thu hồi nợ để tiếp tục làm cho khoản nợ xấu này giảm xuống trong tương lai.

Bảng 4.6 Tình hình rủi ro tín dụng theo nhóm nợ tại Sacombank Bình Minh 6 tháng đầu năm 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

6 .2013 6 . 2014 Số tiền % I. Nợ quá hạn 750 350 (400) (53,33) II. Nợ xấu 380 150 (230) (60,53) 1. Nợ nhóm 3 380 150 (230) (60,53) 2. Nợ nhóm 4 0 0 0 0 3. Nợ nhóm 5 0 0 0 0

+ Nợ nhóm 4: Trong năm 2012 và năm 2013 nợ nhóm 4 đã sụt giảm mạnh từ 174 triệu đồng năm 2011 đã hoàn toàn được xử lý ở năm 2013 đây là thành tích đáng tuyên dương trong nổ lực khống chế nợ xấu của Sacombank Bình Minh trong thời gian qua.

+ Nợ nhóm 5: Là nhóm nợ có rủi ro cao nhất trong nhóm nợ xấu nhưng với riêng Sacombank Bình Minh thì nhóm nợ này chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng dư nợ của Ngân hàng cụ thể như sau: Năm 2011 nợ nhóm 5 của Ngân hàng chỉ có giá trị 46 triệu đồng và chiếm một tỷ lệ không đáng kể trong tổng dư nợ. Năm 2012 tiếp tục giảm chỉ còn 32 triệu đồng. Sang năm 2013 với quyết tâm xử lý các khoản nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng, Sacombank Bình Minh đã hoàn toàn giải quyết được khoản nợ có khả năng mất vốn còn lại và giá trị nợ nhóm 5 ở năm 2013 là 0.

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh vĩnh long phòng giao dịch bình minh (Trang 42)