Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh vĩnh long phòng giao dịch bình minh (Trang 58)

Bảng 4.13: Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụngtại SacombankBình Minh giai đoạn 2011- 2013

Các chỉ tiêu Đơn vị tính Năm

2011 2012 2013

1. Dư nợ Triệu đồng 117.492 150.044 151.999 2. Dư nợ bình quân Triệu đồng 88.731 133.768 151.022 3. Nợ quá hạn Triệu đồng 3.162 1.751 1.020

4. Nợ xấu Triệu đồng 1.984 857 500

5.1 Nợ nhóm 3 Triệu đồng 1.764 656 427 5.2 Nợ nhóm 4 Triệu đồng 174 169 73 5.3 Nợ nhóm 5 Triệu đồng 46 32 0 6. Dự phòng RRTD Triệu đồng 677 904 797 7. Tỷ lệ nợ quá hạn (3)/(1) % 2,69 1,17 0,67 8. Tỷ lệ nợ xấu (4)/(1) % 1,69 0,57 0,33 9. Hệ số dự phòng rủi ro (6)/(2) % 0,76 0,68 0,53 10. Hệ số khả năng mất vốn (5.3)/(2) % 0,05 0,02 0,00 11. Khả năng bù đắp rủi ro (6)/(4) % 34,12 105,48 159,40

Nguồn: Sacombank Bình Minhgiai đoạn 2011-2013 Chú thích: + RRTD: Rủi ro tín dụng

Nhìn chung hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong thời gian qua chuyển biến theo hướng khá tích cực với quy mô tín dụng ngày càng được mở rộng cùng chất lượng nghiệp vụ tín dụng ngày càng được nâng cao. Công tác giám sát chất lượng khoản luôn được xem là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu nhằm giảm thiểu tối đa nợ xấu và mang về hiệu quả hoạt động cao nhất cho Ngân hàng.

Ngoài những chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng đã phân tích ở trên, quy mô và hiệu quả hoạt động của Ngân hàng còn được đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau:

4.4.1.1 Tỷ lệ nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ là chỉ tiêu đánh giá chất lượng quản lý tín dụng của Ngân hàng. Nợ quá hạn làm cho nguồn vốn của ngân hàng bị ứ đọng, vòng quay vốn chậm không thể thúc đẩy quá trình tái đầu tư ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cũng như khả năng thanh khoản của ngân hàng.

Qua bảng số liệu ta thấy chỉ tiêu nợ quá hạn trên tổng dư nợ của Sacombank Bình Minh có chiều hướng giảm dần qua các năm cụ thể như sau: Năm 2011, tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân, đồng thời có nhiều khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích đến khi có bất ổn trong hoạt động sản xuất kinh doanh khách hàng không có nguồn thu để trả nợ dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn ở năm 2011 tương đối cao và cao nhất trong 3 năm cụ thể tỷ lệ này là 2,69%, nhưng nhờ vào nổ lực kiếm soát nợ quá hạn của Ngân hàng cũng như tình hình lãi suất ở năm 2012 và 2013 giảm mạnh nên tỷ lệ nợ quá hạn ngày càng giảm ở năm2011 là 1,17% sang năm 2013 chỉ còn 0,67%.

Tỷ lệ nợ quá hạn tại Sacombank Bình Minh thực sự là những con số rất nhỏ so với sự tăng trưởng dư nợ tín dụng của Ngân hàng. Điều này cho thấy nổ lực trong công tác thu nợ và quản lý rủi ro của Ngân hàng đã đạt được những kết quả nhất định.

4.4.1.2 Tỷ lệ nợ xấu

Đây là chỉ tiêu phản ánh rõ nét nhất mức độ rủi ro tín dụng cũng như chất lượng tín dụng của ngân hàng. Đồng thời chỉ tiêu này cũng cho thấy công tác thẩm định khách hàng, thẩm định phương án sản xuất kinh doanh của cán bộ tín dụng có hợp lý hay không. Đứng dưới góc độ Ngân hàng thì chỉ tiêu này càng thấp càng tốt. Mặc dù hiện nay NHNN không bắt buộc mà chỉ khuyến khích tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là dưới 3% và tối đa là 5%.

Nhìn chung tỷ lệ nợ xấu trong thời gian qua của Ngân hàng trong giai đoạn vừa qua luôn dưới 3% theo quy định của Ngân hàng nhà nước cụ thể như sau: Năm 2011 tỷ lệ nợ xấu của Sacombank Bình Minh là 1,69% trên tổng dư nợ sang năm 2012 giảm xuống còn 0,57% và năm 2013 chỉ còn 0,33% trên tổng dư nợ tín dụng của Ngân hàng.

của nền kinh tế như hiện nay Ngân hàng đã và đang tích cực cải cách quy trình nghiệp vụ, phát triển sản phẩm mới, hiện đại hoá công nghệ theo tiêu chuẩn quốc tế, nổ lực phát triển quy mô hoạt động, mạng lưới kinh doanh và năng lực cạnh tranh. Việc mở rộng đó làm cho Ngân hàng có thêm nhiều khách hàng mới không phải là khách hàng thân thiết của Ngân hàng, làm rủi ro tăng lên do đó trong những năm qua vẫn phát sinh nợ xấu và trong tương lai nợ xấu vẫn có thể tiếp tục phát sinh. Ngân hàng cần có nhiều hơn nữa những biện pháp làm giảm tỷ lệ nợ xấu để tránh con số này sẽ tăng lên trong thời gian tới mà phải tiếp tục giảm xuống nhằm nâng cao chất lượng tín dụng cũng như uy tín của Ngân hàng.

4.4.1.3 Hệ số dự phòng rủi ro tín dụng

Để xử lí nợ xấu ta biết rằng có nhiều cách để xử lí như khoanh nợ, xoá nợ, phát mãi tài sản đảm bảo…Nhưng giải pháp trích lập dự phòng và sử dụng nó để xử lí các khoản nợ xấu sẽ tiết kiệm được thời gian và mang lại hiệu quả nhanh chóng cho ngân hàng. Đây là cách xử lí mang tính chất lâu dài và ổn định nhất được cụ thể hoá bằng quy định.

Qua bảng 4.14 bên dưới ta thấy việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank Bình Minh có xu hướng tăng qua các năm, nhưng có một điểm lưu ý là thực tế Ngân hàng trích lập dự phòng không bằng với lý thuyết tức là theo quy định 493/2005 quy định.

Bảng 4.14: Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tại Sacombank Bình Minh giai đoạn 2011-6 tháng đầu năm 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng Các chỉ tiêu Năm 2011 2012 2013 6. 2014 1. Dự phòng lý thuyết 941 1.201 1.226 1.273 1.1 1Dự phòng chung 881 1.095 1.134 1.217 1.2 Dự phòng cụ thể 60 106 92 56 2. Dự phòng thực tế 677 904 797 817

Nguồn: Sacombank Bình Minhgiai đoạn 2011-6.2014

Nguyên nhân làm cho dự phòng rủi tăng trong giai đoạn này là vì tình hình chung về cho vay, dư nợ dù có nhiều biến động nhưng vẫn có xu hướng tăng cộng với tình hình bất ổn của nền kinh tế nên Ngân hàng đã tăng cường trích lập dự phòng để đề phòng rủi ro có thể xảy ra. Bên cạnh đó việc Chính Phủ ban hành Nghị định số 41/2010/NĐ-CP về việc cho vay không có tài sản đảm bảo cho đối tượng khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, sản xuẩt kinh doanh ở nông thôn,nên để hạn chế rủi ro ảnh hưởng đến hoạt động, ban lãnh

đạo Ngân hàng đã chủ động nâng cao việc trích lập dự phòng. Còn nguyên nhân việc trích lập dự phòng không đúng với lý thuyết là do đa số các khoản vay mà Ngân hàng giải ngân đều được đảm bảo bằng bất động sản hoặc sổ tiết kiệm nên xét về rủi ro cũng không lớn cùng với việc nợ xấu giảm mạnh trong những năm qua nên Ngân hàng quyết định chỉ trích lập theo tỷ lệ của dự phòng lý thuyết điển hình năm 2011 dự phòng thực tế chỉ trích 72% trên số dự phòng cần trích, tiếp theo năm 2012 là 73,5%, năm 2013 là 65,02% cuối cùng 6 tháng đầu năm 2014 là 64,15%.

Do dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập và hoạch toán vào chi phí của Ngân hàng nhằm mục đích là đề phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với các khoản tín dụng của Ngân hàng. Qua bảng số liệu 4.11 ta thấy cứ trong 1đồng dư nợ cho vay thì lần lược có 0,76 đồng, 0,69 đồng và 0,54 đồng được đảm bảo qua các năm 2011,2012, 2013. Trong thời gian qua việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của Sacombank Bình Minh có chiều hướng tăng nhẹ nhưng tỷ lệ dự phòng rủi ro lại theo chiều hướng giảm. Dựa vào bảng 4.12 ta thấy năm 2011 số tiền trích lập là 677 triệu đồng tỷ lệ là 0,76% đến năm 2012 số tiền trích lập tăng lên 904 triệu đồng nhưng tỷ lệ lại giảm còn 0,69% là do năm 2012 dư nợ tín dụng tăng cao nên về số tuyệt đối thì tăng nhưng tỷ lệ lại giảm. Đến năm 2013 số tiền trích lập giảm còn 797 triệu đồng và tỷ lệ trích lập giảm còn 0,54 % dễ hiểu là do dư nợ bình quân tăng nhưng trích lập dự phòng lại giảm ngược lại nữa đầu năm 2014 giá trị trích lập dự phòng tăng lên 817 triệu đồng và do dư nợ tăng cao nên tỷ lệ dự phòng rủi ro giảm còn 0,52%. Ngoài ra tỷ lệ dự phòng rủi ro những năm qua có xu hướng giảm là do Ngân hàng chủ yếu giải quyết những khoản vay với tài sản đảm bảo là sổ tiết kiệm nên tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro theo đó cũng giảm theo.

4.4.1.4 Hệ số khả năng mất vốn

Hệ số khả năng mất vốn chính là tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) trên tổng dư nợ bình quân của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao thì cho thấy khả năng mất vốn của ngân hàng càng cao. Ta thấy rằng trong 1 đồng dư nợ cho vay thì nợ có khả năng mất vốn của Ngân hàng qua 3 năm 2011, 2012 và 2013 lần lược là 0,05 đồng, 0,02 đồng và 0 đồng. Điều này cho thấy sự nổ lực trong công tác quản lý nợ nhóm 5 của Ngân hàng, đây là nhóm nợ được ngân hàng đánh giá là khó thu hồi và phải trích lập dự phòng đến 100% cho những khoản vay thuộc nhóm nợ này. Do đó hệ số này nhỏ sẽ có ý nghĩa rất lớn trong quản lý rủi ro tín dụng, giảm thiểu chi phí và tăng lợi nhuận cho Ngân hàng. Ta thấy con số này có chiều hướng giảm qua các năm và bằng 0 ở năm 2013 chứng tỏ Ngân hàng đã rất thành công trong công tác quản lý các món nợ có

khống chế các khoản nợ này nhằm phát huy thành tích đáng kể trên của Ngân hàng.

4.4.1.5 Hệ số khả năng bù đắp rủi ro

Bảng thống kê số liệu trên cho ta thấy tổng quát mức dự phòng ngăn chặn và bù đắp tốt rủi ro như như thế nào. Hệ số khả năng bù đắp rủi ro cho ta biết được tỷ lệ dự phòng rủi ro mà ngân hàng trích lập có thể bù đắp được bao nhiêu phần trăm nợ xấu cho ngân hàng. Qua các năm tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro dù có nhiều biến động do những thay đổi của dư nợ cho vay và mực tiêu lợi nhuận của Ngân hàng nhưng tỷ lệ trích lập dự phòng luôn cao hơn nợ xấu của Ngân hàng. Đây được xem là tuyến phòng thủ vững chắc cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Hệ số cao chứng tỏ Ngân hàng có khả năng bù đắp cao nhưng nếu trích lập quá cao sẽ ảnh hưởng đến nguồn vốn của Ngân hàng. Có thấy tỷ lệ này điều tăng qua các năm, năm 2011 tỷ lệ này đạt 34,12% đến năm 2012 thì tăng lên 105,48% và năm 2013 là 159,40%. Điều này cho thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng ngày một nâng lên trong giai đoạn này, nhờ vào việc ngân hàng đã tập trung xử lý nợ và giải quyết nợ xấu, chú trọng chất lượng tín dụng từ đó làm cho chất lượng ngày một nâng cao, đặc biệt năm 2013 nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) không còn đây cũng là nhờ sự cố gắng của ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên ngân hàng trong thời gian qua. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh vĩnh long phòng giao dịch bình minh (Trang 58)