Sacombank Bình Minh giai đoạn 2011-6 tháng đầu năm 2014
Bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng tiềm ẩn một rủi ro nhất định, rủi ro bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng dù bắt nguồn từ nguyên nhân nào nó cũng gây ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị. Hoạt động của ngân hàng cũng là một hoạt động kinh doanh nên cũng chứa đựng rất nhiều rủi ro nhất là đối với ngân hàng bán lẽ như Sacombank thì rủi ro đó còn đến từ các đối tượng khách hàng của ngân hàng. Cụ thể ta đi sâu phân tích hai đối tượng là khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp:
Bảng 4.9 Tình hình rủi ro tín dụng theo đối tượng khách hàng tại Sacombank Bình Minh giai đoạn 2011-2013
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012/2011 2013/2012 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % I. Dư nợ 117.492 150.044 155.999 32.552 27,71 5.955 3,97 1. Cá nhân 96.931 77.507 38.588 (19.424) (20,04) (38.919) (50,21) 2. DN 20.561 72.537 117.411 51.976 252,80 44.874 61,86 II. Nợ xấu 1.948 857 500 (1.091) (56,01) (357) (1,66) 1. Cá nhân 1.635 638 326 (997) (60,98) (312) (48,90) 2. DN 313 219 174 (94) (30,03) (45) (20,55) III. Tỷ lệ nợ xấu (%) 1,66 0,57 0,32 - - - - 1. Cá nhân 1,69 0,82 0,84 - - - - 2. DN 1,52 0,30 0,15 - - - -
Nguồn: Sacombank Bình Minhgiai đoạn 2011-2013 Chú thích: + DN: Doanh nghiệp
4.3.3.1 Tình hình rủi ro theo đối tượng khách hàng cá nhân
Như bảng số liệu phản ánh dư nợ của khách hàng cá nhân có xu hướng giảm và giảm mạnh cả về tỷ trọng lẫn giá trị nhất là ở năm 2013. Nguyên nhân
làdo năm 2013 lãi suất tuột xuống quá thấp và khách hàng cá nhân hiện đang có thời vọng về lãi suất cho vay sẽ giảm tiếp trong thời gian tới cũng như các kênh đầu tư đều kém hấp dẫn nên đã làm cho doanh số cho vay tăng chậm trong khi đó doanh số thu nợ đối với nhóm khách hàng này luôn tăng do các khoản vay ở các năm trước đến hạn cộng với doanh số thu nợ cá nhân chủ yếu đến từ các khoản vay của các cán bộ công nhân viên chức và giáo viên đây là những đối tượng có thu nhập ổn định với hình thức cho vay còn khá mới nên số lượng khách hàng vay vốn nhiều dẫn đến doanh số thu nợ cá nhân cao làm dư nợ giảm.
Chỉ tiêu nợ xấu luôn là chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả sử dụng vốn và chất lượng tín dụng Ngân hàng. Một ngân hàng có quá nhiều nợ xấu sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc duy trì và mở rộng khả năng cấp tín dụng của mình cho khách hàng. Chính vì vậy nợ xấu là vấn đền mà bất kỳ ngân hàng nào cũng quan tâm. Riêng với Sacombank Bình Minh bên cạnh việc mở rộng hoạt động tín dụng thì chất lượng tín dụng luôn là vấn đề được Ngân hàng xem trọng. Vì mục tiêu tăng trưởng ổn định, an toàn và bền vững không chỉ riêng cho hoạt động tín dụng mà còn cho tất cả các hoạt động tại Ngân hàng, trong những năm qua Ngân hàng luôn khống chế nợ xấu ở mức thấp nhất có thể.
Qua bảng 4.9 ta thấy nợ xấu của khách hàng cá nhân giảm đều qua các năm cụ thể năm 2012 nợ xấu của khách hàng cá nhân giảm đến 60,98%trong khi doanh số cho vay đối với đối tượng này tăng đến 40,80% và dư nợ cho vay cá nhân có xu hướng giảm nhẹ khoản 20,04% là do nợ xấu giảm mạnh ở các khoản cho vay tiêu dùng, cho vay phục vụ sản xuất nông nghiệp và sản xuất kinh doanh. Nguyên nhân là do các khoản cho vay không có tài sản đảm bảo trong thời gian qua được chọn lọc kỹ dựa vào các cơ sở đảm bảo về mức thu nhập hàng tháng, nơi làm việc. Mặt khác, những món vay này thường có giá trị không lớn và thường gắn liền với chu kỳ sản xuất kinh doanh cũng như nguồn thu nhập của khách hàng nên việc thu nợ cũng thuận lợi hơn. Năm 2013 cùng với chính sách xử lý nợ xấu của chính phủ và sự nổ lực của Sacombank Bình Minh cũng như kinh tế địa phương ổn định đã gớp phần làm nợ xấu tiếp tục giảm với khách hàng cá nhân là 48,90%so năm trước. Nữa đầu năm 2014 nợ xấu của khách hàng cá nhân giảm 51,44% so nữa đầu năm 2013, dù đối với khách hàng cá nhân thì các kênh đầu tưhiện tại cũng gặp nhiều rủi ro, đầu tư không có hiệu quả nhưng do sự nổ lực của toàn thể Ngân hàng nên đã đạt được kết quả đáng nói trên.
nhân luôn chiếm trên 70% tổng nợ xấu của Ngân hàng qua các năm nguyên nhân là do những khoản vay đối vơi khách hàng cá nhân tạiNgân hàng thường là những khoản vay nhỏ, thời gian ngắnmà số lượng cán bộ tín dụng còn hạn chế, chưa thể thực hiên tốt công tác kiểm tra việc sử dụng vốn sau khi giải ngân do đó chưa có biện pháp xử lý kịp thời để đảm bảo chất lượng các khoản vay đã làm cho tỷ trọng nợ xấu đối với đối tượng khách hàng này luôn chiếm tỷ trọng cao qua các năm. Một nguyên nhân khác là do đối tượng khách hàng cá nhân thường là các hộ kinh doanh nhỏ lẽ, sản xuất nông nghiệp manh mún, thiếu liên kết đầu ra nên khi nền kinh tế có biến động như trong thời gian qua thì với khả năng chống chọi kém, năng lực sản xuất kinh doanh còn hạn chế thì thu nhập của các đối tượng này dễ bị ảnh hưởng thậm chí thua lỗ làm cho nợ xấu đối với nhóm khách hàng này thường có tỷ trọng cao trong tổng cơ cấu nợ xấu.
So sánh tương quan về tỷ lệ dư nợ đối vớikhách hàng cá nhân và tỷ lệ nợ xấu đối với nhóm khách hàng này ta thấy ở năm 2011 dư nợ cá nhân chiếm khoản 84% trên tổng dư nợ thì nợ xấu của đối tượng này là 82% dù rất cao nhưng có thể giải thích là cho vay nhiều thì nợ xấu nhiều điều này không có gì đáng nói nhưng đến năm 2013 khi dư nợ giảm xuống cả về giá trị và tỷ trọng chỉ còn chiếm khoản 25% trên tổng dư nợ trong khi đó tỷ trọng nợ xấu cá nhân dù có giảm nhưng vẫnchiếm đến 65% trong tổng nợ xấu của Ngân hàng dù có thể giải thích dư nợ giảm do công tác thu nợ được thực hiên tốt,thì tỷ lệ nợ xấu cá nhân quá cao trong tổng nợ xấu cũng là vấn đề đáng lo ngại đòi hỏi Ngân hàng phải có nhiều biện pháp thắtchặt chất lượng tín dụng đối với nhóm đối tượng khách hàng này.
Phân tích sâu hơn nữa ta thấy tỷ lệ nợ xấu đối với khách hàng cá nhân trên dư nợ cho vay khách hàng cá nhân qua các năm 2011,2012, 2013 lần lượt là 1,67%, 0,82% và 0,84% là rất thấp nhưng ở năm 2013 có chiều hướng tăng nhẹ do dư nợ giảm mạnh. Ngân hàng cần nổ lực hơn nữa trong việc mở rộng tín dụng cá nhân cũng như hạn chế nợ xấu để chỉ số này không tiếp tục tăng mà sẽ giảm trong thời gian tới.
4.3.3.2 Tình hình rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp
Bảng 4.10Tình hình rủi ro tín dụng theo đối tượng khách hàng tại Sacombank Bình Minh 6 tháng đầu năm 2014
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm Chênh lệch
6.2013 6.2014 Số tiền % I. Dư nợ 142.893 140.976 (1.917) (1,34) 1. Cá nhân 70.124 18.506 (51.618) (73,61) 2. Doanh nghiệp 72.769 122.470 49.701 68,30 II. Nợ xấu 380 150 (230) (60,53) 1. Cá nhân 208 101 (107) (51,44) 2. Doanh nghiệp 172 49 (123) (71,51)
Nguồn: Sacombank Bình Minh 6.2013-6.2014
Trong giai đoạn qua xét về dư nợ ở đối tượng khách hàng doanh nghiệp ta thấy dư nợ tăng đáng kể từ 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014. Cụ thể dư nợ tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp đã tăng từ 20,561 triệu đồng năm 2011 lên 117.411 triệu đồng năm 2013 và nữa đầu năm 2014 đạt 122.470 triệu đồng tăng đến 68,30% so cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân do dư nợ đối với đối tượng này chủ yếu là dư nợ trung và dài hạn nên thời gian thu hồi vốn chậm cùng với giai đoạn này tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, nên doanh nghiệp đang trong giai đoạn gặp khủng hoảng với lượng hàng tồn kho lớn cho nên ngân hàng gặp khó khăn trong vấn đề thu nợ đối với đối tượng này.
Nhìn chung với nổ lực hết mình trong công tác cải thiện chất lượng tín dụng của Ngân hàng trong thời gian qua, nợ xấu đối với doanh nghiệp đã có xu hướng giảm dần. Cụ thể năm 2012nợ xấu giảm 30,03% trong khi doanh số cho vay đối với đối tượng này tăng 37,32%. Sang năm 2013 nợ xấu tiếp tục giảm 20,55% đặc biệt trong 6 tháng đầu năm 2014 nợ xấu giảm đến 71,51% so cùng kỳ năm trước.Nếu xét tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ đối với khách hàng doanh nghiệp ta thấy tỷ lệ này giảm mạnh qua các năm từ 1,52% năm 2011 xuống chỉ còn 0,15% năm 2013. Đây là một tín hiệu đáng mừng đối với hoạt động tín dụng của Ngân hàng cho thấy hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tại địa phương đã dần được cải thiện và có hiệu quả hơn đi cùng với những điều kiện thuận lợi về nhiều mặt tại địa phương. Tuy nhiên, trong thời gian tới Ngân hàng phải giảm thiểu nhiều nợ xấu hơn nữa để hạn chế tối đa rủi ro tín dụng ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng, góp phần nâng cao uy tín của Ngân hàng trong lòng khách hàng.
Nhưng nếu xét mối t gian qua tỷ trọng của d Ngân hàng tăng đáng k 86,70% nữa đầu năm 2014 v
tăng từ 16,10% năm 2011 lên cao nh trên đều tăng mà nguyên nhân ch mà do vấn đề thu hồi nợ ch cần phải khắc phục của Ngân h
Nhìn chung, xét v phương vận động theo chiều h
vẫn còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết. huy hơn nữa việc nâng cao chất l
kịp thời và hiệu quả cho các th
nâng cao đời sống cho cá nhân, vừa phát triển sả doanh nghiệp, từ đó gó
Hình 4.2Cơ cấunợxấu theo đối t
83,93 % 16,07 % Năm 2011 Nợ xấu cá nhân
ếu xét mối tương quan giữa dư nợ và nợ xấu ta thấy trong thời ỷ trọng của dư nợ khách hàng doanh nghiệp trong tổng d
Ngân hàng tăng đáng kể từ 17,50% năm 2011 lên 75,30% năm 2013 và ữa đầu năm 2014 và nợ xấu của đối tượng này trong tổng d
% năm 2011 lên cao nhất là 34,80% ở năm 2013. Cả hai chỉ ti à nguyên nhân chủ yếu không phải do sự tăng trưởng tín dụng ấn đề thu hồi nợ chưa được thực hiện tốt đây là vấn đề đáng lo ngại ần phải khắc phục của Ngân hàng trong thời gian tới.
Nhìn chung, xét về đối tượng khách hàng nợ xấu của Ngân h ận động theo chiều hướng tích cực trong những năm vừa qua nh
ấn đề cần phải giải quyết. Đòi hỏi Ngân hàng c
ữa việc nâng cao chất lượng tín dụng nhằm cung cấp vốn một cách ệu quả cho các thành phần kinh tế tại địa phương, đ
ời sống cho cá nhân, vừa phát triển sản xuất kinh doanh cho các ệp, từ đó góp phần phát triển kinh tế chung của thị xã.
(Nguồn: Sacombank Bình Minh)
ấu theo đối tượng khách hàng tại Sacombank B giai đoạn 2011-2013 74,45 % 25,55 % Năm 2012 65,20 % 34,80 % Năm 2013
Nợ xấu cá nhân Nợ xấu doanh nghiệp
ợ xấu ta thấy trong thời ổng dư nợ của 0% năm 2013 và
ổng dư nợ cũng ở năm 2013. Cả hai chỉ tiêu ởng tín dụng ấn đề đáng lo ngại ợ xấu của Ngân hàng tại địa ớng tích cực trong những năm vừa qua nhưng Ngân hàng cần phải phát ợng tín dụng nhằm cung cấp vốn một cách ương, đảm bảo vừa ất kinh doanh cho các
4.3.4 Tình hình rủi ro tín dụng theo ngành kinh tế tại Sacombank Bình Minh giai đoạn 2011-6 tháng đầu năm 2014
Bảng 4.11Tình hình rủi ro tín dụng theo ngành kinh tế tại Sacombank Bình Minh giai đoạn 2011-2013
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012/2011 2013/2012 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % I. Dư nợ 117.492 150.044 155.999 32.552 27,71 5.955 3,97 1. Nông nghiệp 18.297 27.565 45.285 9.268 50,65 17.720 64,28 2. CN - TTCN 23.369 36.217 49.502 12.848 54,98 13.285 36,68 3. Ngành khác 75.826 86.262 61.212 10.436 13,76 (25.050) (29,04) II. Nợ xấu 1.948 857 500 (1.091) (56,01) (357) (41,66) 1 Nông nghiệp 650 216 120 (434) (66,77) (96) (44,44) 2. CN - TTCN 235 80 0 (155) (65,96) (80) (100) 3. Ngành khác 1.063 561 380 (502) (47,22) (181) (32,26) III. Tỷ lệ nợ xấu (%) 1,66 0,57 0,32 - - - - 1.Nông nghiệp 3,55 0,78 0,26 - - - - 2. CN - TTCN 1,01 0,22 0,00 - - - - 3. Ngành khác 1,40 0,65 0,62 - - - -
Nguồn: Sacombank Bình Minhgiai đoạn 2011-2013 Chú thích: + CN-TTCN: Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp
4.3.4.1 Tình hình rủi ro tín dụng nông nghiệp
Mặc dù chiếm tỷ trọng không cao trong tổng cơ cấu tín dụng tại Ngân hàng nhưng trong bối cảnh sức nóng cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng gay gắt thì tín dụng nông nghiệp nông thôn đang mở ra những cơhội mới cho Ngân hàng bên cạnh đó lĩnh vực này cũng không ít rủi ro.
Dựa vào bảng số liệu ta thấy dư nợ tín dụng nông nghiệp tại Sacombank Bình Minh có tốc độ tăng trưởng ổn định trong thời gian qua nguyên nhân chủ yếu là do các chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn của nhà nước làm cho doanh số cho vay đối với ngành này tăng mạnh kèm theo công tác thu hồi nợ khá thuận lợi đã làm cho doanh số thu nợ tăng trưởng kéo theo sự gia tăng ổn địnhcủa doanh số thu nợ đối với tín dụng nông nghiệp tại địa bàn.
Tình hình nợ xấu đối với hoạt động tín dụng nông nghiệp trong giai đoạn 2011-6 tháng đầu năm 2014 có xu hướng giảm mạnh từ 650 triệu năm 2011 chỉ còn 22 triệu ở nữa đầu năm 2014 đây là tín hiệu đáng mừng đối với Ngân hàng nói riêng và ngành nông nghiệpcủa thị xã Bình Minh nói chung. Nguyên nhân chính là do trong thời gian này tình hình sản xuất nông nghiệp ở địa
phương được cải thiện về nhiều mặt cũng như giá cả các loại nông sản chủ đạo của thị xã Bình Minh dù có nhiều biến động nhưng nhìn chung vẫn ởmức cao người nông dân vẫn có lãi từ đó kéo theo nợ xấu của Ngân hàng trong lĩnh vực nông nghiệp cũng giảm xuống và đặc biệt kểtừ khi nghị định 41/2010/NĐ-CP ra đời với nhiều chính sách ưu đãi về lãi suẩt đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn đã làm cho kinh tế nông nghiệp cả nước nói chung và địa bàn thị xã nói riêng phần nào có bước phát triển cũng đã góp phần làm nợ xấu đối với mảng tín dụng này giảm mạnh.
Xét về tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ của tín dụng nông nghiệp tại Sacombank Bình Minh ta thấy năm 2011 tỷ lệ này lên đến 3,55% cao hơn mức nhà nước khuyến khích là 3%. Nguyên nhân chính là do trong thời gian này diễn biến thời tiết phức tạp gây thiệt hại cho mùa màng, nhất là trong việc phơi sấy. Bên cạnh đó giá cả nông sản năm 2011 diễn biến bất thường và thường xuống dưới mức giá sàn cùng với việc bị các thương lái ép giá nên đã làm ảnh hưởng mạnh đến nguồn thu nợ của Ngân hàng. Ngoài ra sản phẩm của nông dân sản xuất ra chưa nhận được chế độ bao tiêu sản phẩm, gây khó khăn cho đầu ra cộng với việc lãi suất năm 2011 tương đối cao đã làm ảnh hưởng đến việc trả nợ của nông dân trên địa bàn. Tuy nhiên sang năm 2012 và 2013 với sự nổ lực của Ngân hàng cũng như tình hình kinh tế nôngnghiệp tại địa bàn đã có bước phát triển làm cho tỷ lệ này được kéo xuống thấp chỉ còn 0,78% năm 2012 và 0,27% năm 2013.
Phân tích về tỷ lệ dư nợ tín dụng nông nghiệp tài Sacombank trong thời