Đánh giá chất lượng tín dụng qua các chỉ tiêu

Một phần của tài liệu phân tích chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 81)

Bảng 4.4: Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng tại VietinBank Cần Thơ

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6T2014

Tổng dư nợ (Triệu đồng) 2.713.981 2.466.716 2.635.607 2.331.126

Dư nợ bình quân (Triệu đồng) 2.484.199 2.590.349 2.551.162 2.464.351 NVHĐ (Triệu đồng) 2.220.097 2.289.406 2.304.079 1.727.218 DSTN (Triệu đồng) 7.917.143 8.681.907 8.105.507 4.712.557 DSCV (Triệu đồng) 8.376.707 8.434.642 8.274.398 4.408.076 Nợ xấu (Triệu đồng) 954 2.389 4.401 2.880 Dự phòng RRTD (triệu đồng) 865 2.150 4.200 2.685 Tổng dư nợ/NVHĐ (%) 122,25 107,74 114,39 134,96 Vòng quay vốn TD (Vòng) 3,19 3,35 3,18 1,91 Hệ số thu nợ (%) 94,51 102,93 97,96 106,91 Nợ xấu/Tổng dư nợ (%) 0,04 0,10 0,17 0,12 Tỷ lệ DPRRTD (%) 0,03 0,09 0,16 0,12 Khả năng bù đắp RRTD (Lần) 0,91 0,90 0,95 0,93

73

Tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động

Qua khảo sát ta thấy chỉ tiêu Tổng dư nợ/Nguồn vốn huy động luôn lớn hơn 100%, hoạt động cho vay của Ngân hàng luôn được ưu tiên vì đây là nguồn tạo thu nhập lớn cho Ngân hàng với dư nợ luôn cao hơn so với vón huy động được, có thể nói Ngân hàng đã sử dụng hiệu quả 1 đồng vốn huy động được, cụ thể:

- Năm 2011 thì bình quân cứ 122 đồng dư nợ tạo ra thì ngân hàng cần 100 đồng vốn huy động.

- Năm 2012 do vốn huy động tăng lên, cùng với tổng dư nợ cho vay giảm nên chỉ tiêu này trong năm cũng đã giảm theo, bình quân cứ 100 đồng vốn huy động thì có 108 đồng cho vay.

- Năm 2013 tuy vốn huy động có tăng so với năm 2012 nhưng dư nợ cho vay của Ngân hàng cũng đã tăng đáng kể nên chỉ số Tổng dư nợ/Nguồn vốn huy động đã tăng lên, bình quân cứ 100 đồng vốn huy động thì có 114 đồng cho vay.

- 6 tháng năm 2014 chỉ số này đạt gần 135%, tức bình quân cứ 100 đồng huy động thì ngân hàng sẽ có 135 đồng cho vay.

Vòng quay vốn tín dụng

Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hoạt động của Ngân hàng, vòng quay vốn tín dụng đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, vòng quay vốn tín dụng càng lớn chứng tỏ công tác thu hồi nợ càng nhanh và tốc độ luân chuyển đồng vốn càng nhanh. Vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng tương đối nhanh trên 3 vòng/năm từ năm 2011 đến năm 2013 và trên 2 vòng/6 tháng trong năm 2014. Điều này cho thấy trong những năm qua vốn tín dụng của Ngân hàng được quay vòng nhanh do Ngân hàng hoạt động trên địa bàn thuần nông nhu cầu vay vốn mang tính thời vụ, việc thu hồi vốn vay chỉ trong thời gian ngắn.Tuy nhiên với chỉ tiêu này ta thấy Ngân hàng quản lý rất tốt nguồn vốn tín dụng.

Hệ số thu nợ

Hệ số này cho ta biết khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng trên DSCV. Qua bảng số liệu ta thấy hệ số thu hồi nợ có sự biến động từ năm 2011 đến 6 tháng năm 2014 và luôn đạt trên 90% cụ thể: năm 2011 là gần 94,51%, năm

74

2012 là 102,993%, năm 2013 là 97,96% và năm 2014 là 106,91%. Do nhu cầu vay chỉ mang tính thời vụ, nguồn vốn cho vay được Ngân hàng thu hồi và được tận dụng vào việc cho vay liên tục đã làm cho hệ số này rất cao, việc phát sinh những khoản vay vào cuối năm đã làm cho hệ số thu nợ của Ngân hàng bị thay đổi qua các năm. Với kết quả này chứng tỏ khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng là rất tốt.

Nợ xấu trên tổng dư nợ

Đây là chỉ tiêu đo lường chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nhìn chung nợ xấu của Ngân hàng luôn được kiểm soát ở mức cực thấp, hoạt động quản lý nợ, thu hồi nợ của Ngân hàng luôn được chú trọng, đội ngũ cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định tại Ngân hàng làm việc rất hiệu quả trong việc đánh giá khách hàng. Theo phân tích ta thấy chỉ tiêu này cao nhất là năm 2013 với tỷ lệ 0,17%. Đây là con số về tỷ lệ nợ xấu đáng khích lệ đối với Ngân hàng khi mà đa số các ngân hàng đều bùng nổ cơn sốt nợ xấu và phải đối mặt với việc xử lý nợ xấu trong ngân hàng. Điều này cho thấy chất lượng tín dụng đối với ngân hàng luôn được đặt lên hàng đầu. Cụ thể, năm 2011 tỷ lê nợ xấu/tổng dư nợ là 0,04%, năm 2012 tuy có bùng nổ về nợ xấu nhưng tỷ lệ này chỉ ở mức 0,1%, năm 2013 là 0,17% và 6 tháng năm 2014 được kiềm chế ở mức 0,1%.

Tỷ lệ DPRRTD

DPRR là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của Ngân hàng không thực hiện nghĩa vụ cam kết. DPRR nếu trích nhiều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của Ngân hàng thậm chí có thể lỗ. Dự phòng rủi ro thể hiện chất lượng nợ của Ngân hàng. Nhìn chung, tỷ lệ DPRR của Ngân hàng luôn chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng dư nợ, do nợ xấu phát sinh trong Ngân hàng rất thấp nên việc trích lập DPRR trong Ngân hàng cũng chỉ chiếm rất thấp.Chứng tỏ hoạt động cho vay và thu hồi nợ của Ngân hàng diễn ra rất tốt, khách hàng luôn thực hiện việc chi trả nợ vay đúng hạn, số khách hàng không thể thực hiện hoàn trả vốn vay làm phát sinh nợ xấu là rất thấp. DPRR của Ngân hàng tăng liên tục từ năm 2011 đến năm 2013 tuy nhiên tỷ lệ DPRR/tổng dư nợ vẫn rất thấp, cụ thể: năm 2011 tỷ

75

lệ này là 0.51%, năm 2012 là 0,65% và năm 2013 tỷ lệ này là 0,77%. Đến 6 tháng năm 2014 tỷ lệ này đã giảm nhe chỉ chiếm 0,75% tổng dư nợ.

Khả năng bù đắp RRTD

Chỉ tiêu này thể hiện việc bù đắp cho các khoản nợ xấu phát sinh trong Ngân hàng khi các khoản nợ này không thể thu hồi được và Ngân hàng tiến hành sử dụng số tiền trích lập để bù đắp cho những khoản nợ xấu đó. Theo phân tích ta thấy khả năng bù đắp khi RRTD của Ngân hàng khi RRTD hay tỷ lệ DPRR trên nợ xấu của Ngân hàng luôn ở khoảng từ 0,9 lần tức Ngân hàng luôn đảm bảo 1 đồng nợ xấu bằng 0,9 đồng DPRR, chứng tỏ tuy nợ xấu của Ngân hàng chỉ phát sinh với tỷ lệ thấp nhưng Ngân hàng vẫn luôn quan tâm đến việc xử lý khoản nợ này, thực hiện trích lập cao để tránh ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh nhưng khi khoản nợ xấu không có khả năng thu hồi được, phải dùng DPRR để bù đắp và thực hiện xóa khoản nợ đó nhằm tránh việc giảm thu nhập của hoạt động kinh doanh một cách đột biến. Nhìn chung khả năng bù đắp RRTD của Ngân hàng là rất cao, năm 2011 khả năng bù đắp RRTD của Ngân hàng đạt 0,91 lần, năm 2012 đạt 0,9 lần, năm 2013 là 0,95 lần và 6 tháng năm 2014 là 0,93 lần.

76

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG 5.1 NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG HẠN CHẾ

5.1.1 Những thành tựu đạt được

- Nguồn vốn huy động tại chỗ tăng liên tục luôn là nguồn chủ yếu cho hoạt động cho vay của ngân hàng.

- Đáp ứng kịp thời các nhu cầu vay vốn hợp lý của khách hàng, cho vay phù hợp với tính thời vụ, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trên địa bàn.

- Xây dựng mạng lưới phòng giao dịch đảm bảo đáp ứng yêu cầu kinh doanh hiện tại. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận khách hàng, đảm bảo giao được thực hiện nhanh chóng.

- Công tác đào tạo được coi trọng, thực hiện cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ do Ngân hàng cấp trên tổ chức để đáp ứng yêu cầu kinh doanh và hội nhập.

- Việc đảm bảo chất lượng tín dụng, kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, kiểm soát nợ xấu luôn được kiểm soát một cách chủ động, nhờ vào việc Ngân hàng tập trung nguồn lực cho công tác thu hồi nợ khi phát hiện rủi ro tiềm ẩn.

5.1.2 Những hạn chế

- Tuy địa bàn hoạt động là trung tâm kinh tế của ĐBSCL nhưng đặc thù kinh tế trên địa bàn vẫn còn mang nặng tính nông nghiệp, tốc độ chuyển dịch kinh tế còn chậm, hoạt động đầu tư vẫn chưa được đẩy mạnh.

- Cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn rất quyết liệt trong việc huy động tiền gửi và cho khách hàng vay.

- Đa số khách hàng là doanh nghiệp nhỏ, cở sở kinh doanh nhỏ lẻ, và nông dân nên số tiền vay nhỏ, món vay nhiều, địa bàn rộng nên việc phục vụ khách hàng chưa chu đáo, chi phí lập hồ sơ tăng cao.

- Việc xử lý tài sản thể chấp gặp khó khăn do hầu hết các khách hàng vay vốn Ngân hàng sử dụng quyền sử dụng đất để làm tài sản thế chấp.

77

5.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG DỤNG

 Công tác tổ chức, xây dựng và củng cố mạng lưới cho vay

Cần bố trí thêm cán bộ tín dụng sao cho hợp lý, tránh sự quá tải trong việc xem xét cho vay nhằm hạn chế sai sót, do nhu cầu vay vốn của đa số khách hàng trên địa bàn chỉ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nhu cầu vay mang đậm tính chất thời vụ.

Nâng cao trình độ nghiệp vụ, hiểu biết về các lĩnh vực đầu tư của ngân hàng nhằm nâng cao chất lượng khâu thẩm định trong việc cấp tín dụng cho khách hàng.

Giải pháp này giúp CBTD giảm đi áp lực công việc vì quá tải và quản lý khách hàng vay tốt hơn bởi hoạt động vay vốn của đa số khách hàng trên địa bàn là nông hộ nhu cầu vay mang tính thời vụ, đồng thời kiểm tra kiểm soát được quá trình sử dụng vốn của khách hàng, hạn chế và khắc phục kịp thời các tiêu cực có thể xảy ra.

Hằng năm nên tổ chức tổng kết cho vay theo từng nhóm đối tượng khách hàng nhằm tìm ra những hạn chế, có thể rút kinh nghiệm và đề ra phương hướng hỗ trợ việc cho vay.

Phát động phong trào thi đua có khen thưởng về các chỉ tiêu cụ thể về nợ quá hạn, nợ xấu và thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu trong Ngân hàng.

 Tài sản thế chấp

Hầu hết các món vay trước khi xác lập hồ sơ và ra quyết định cho vay thì Ngân hàng đều xem xét tới hiệu quả của phương án SXKD, khả năng trả nợ vay của khách hàng và đặc biệt là xem xét tài sản thế chấp vì đây là biện pháp đề phòng rủi ro.

Phần lớn tài sản thế chấp của khách hàng đảm bảo cho món vay đều là quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, hiện nay việc xử lý đất đai, nhà ở là vấn đề khó khăn khi món vay không có khả năng thu hồi. Do đó, CBTD cần xem xét thận trọng tính hợp pháp, quyền của khách hàng vay với tài sản thế chấp, các giấy tờ về tài sản, CBTD cần trực tiếp đến vị trí của tài sản để có căn cứ để định giá tài sản tránh trường hợp chỉ định giá dựa vào giấy tờ và đặc biệt hơn là cần có

78

hiểu biết về tín ngưỡng của người dân về đất đai, nhà ở nhằm giảm được khó khăn trong việc phát mãi tài sản thế chấp khi trường hợp khoản vay không thể thu hồi được.

 Hạn chế nợ quá hạn, nợ xấu

Nợ xấu, nợ quá hạn luôn là vấn đề được đặc biệt quan tâm bởi các người trực tiếp quản lý và nhà đầu tư của Ngân hàng. Nợ xấu, nợ quá hạn phát sinh không phải chi do bản thân ngân hàng gây nên mà do rất nhiều nguyên nhân như cơ chế, chính sách và đặc biệt là nguyên nhân từ khách hàng. Vì vậy, vấn đề giải quyết nợ xấu, nợ quá hạn không chỉ dựa vào chính ngân hàng mà cần có giải pháp đồng bộ, có sự hỗ trợ của các cơ quan ban ngành cấp trên và tại địa bàn hoạt động của ngân hàng.

Ngân hàng cần thực hiện nghiêm chỉnh, thực hiện đúng quy chế và quy trình nghiệp vụ, nâng cao chất lượng thẩm định cho vay. Có như vậy vốn vay ngân hàng sẽ đảm bảo sinh lời và góp phần để khách hàng trả nợ tốt, hạn chế nợ xấu, nợ quá hạn phát sinh. Việc thẩm định khách hàng là quan trọng nhất, để thực hiện tốt việc thẩm định khách hàng trước tiên phải xem xét tâm huyết làm ăn của khách hàng, kinh nghiệm, tính khả thi của phương án, dự án vay và đặc biệt là xác định nhu cần vốn vay của khách hàng để ngân hàng có mức tài trợ hợp lý khi quyết định cho vay.

Thường xuyên tiến hành kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi vay. Kiểm tra quá trình sử dụng vốn từ khâu bắt đầu cho vay đến khi thu hồi hết nợ vay. Trước khi nợ đến hạn, Ngân hàng cần thông báo cho khách hàng biết số tiền phải trả và ngày trả trước ít nhất là một tuần. Việc này phải được thực hiện thường xuyên thì mới có thể đôn đốc khách hàng thực hiện đúng với những cam kết đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

Việc thu hồi nợ xấu, nợ quá hạn cần được quan tâm thường xuyên, lãnh đạo ngân hàng cần chủ động xây dựng chương trình hoạt động, giao chỉ tiêu cụ thể trong việc thu hồi nợ xấu, nợ quá hạn, nợ đã xử lý đến từng CBTD và cần có sự động viên khen thưởng đối với các cán bộ thực hiện tốt.

79

 Giữ khách hàng cũ và khai thác khách hàng mới

Việc thành lập chi nhánh VietinBank Tây Đô đã tạo sự khó khăn hoạt động cho ngân hàng trong việc huy động và cho vay. Để hoạt động của ngân hàng được ổn định và mở rộng thì phải giữ được khách hàng cũ đồng thời khai thác được khách hàng mới. Để thực hiện tốt vấn đề này ngân hàng cần phải có sự quan tâm đúng mức đối với từng khách hàng, thái độ phục vụ phải ân cần hòa nhã, hướng dẫn tận tình, thân thiện với khách hàng… để khách hàng luôn cảm thấy ngân hàng là người bạn đồng hành của mình trong việc sản xuất kinh doanh. Đối với khách hàng mới ngân hàng có thể thông qua sự giới thiệu của những khách hàng cũ tạo nên mối quan hệ dây chuyền, và đặc biệt là chất lượng phục vụ là yếu tố quyết định khi phải đối mặt với đối thủ cạnh tranh cùng hệ thống. Tuy nhiên, việc giữ và tìm khách hàng cũng cần phải từng bước thanh lọc để loại trừ những khách hàng yếu kém để vừa có thể mở rộng cho vay và vừa nâng cao chất lượng tín dụng.

 Xác định nhu cầu vay vốn của khách hàng

Việc xác định nhu cần vay vốn của khách hàng nhằm xác định nhu cầu về vốn vay, khả năng tài chính của khách hàng và thời hạn vay phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh, kể cả thời gian tiêu thụ sản phẩm để có kế hoạch tài trợ giúp ngân hàng thu được nợ đúng kế hoạch, hạn chế việc xin gia hạn nợ do khách hàng chưa thể hoàn trả nợ vay.

80

CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Hoạt động của VietinBank trên địa bàn ngày càng khẳng định được vị thế và ngày một được mở rộng trở thành ngân hàng thương mại lớn trên địa bàn, có uy tín được khách hàng đánh giá tốt. Mặc dù, hoạt động của Ngân hàng trên địa bàn phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt bởi các ngân hàng khác và đặc biệt là phải đối mặt với đối thủ cạnh tranh là VietinBank Tây Đô một chi nhánh cùng hệ thống Vietinbank hoạt động trên địa bàn Thành phố Cần Thơ trong việc tìm kiếm và mở rộng thi trường huy động và cho vay vì vậy hoạt động của Ngân hàng càng gặp khó khăn hơn. Nhưng trong tình hình kinh tế vẫn chưa có chuyển biến tích cực Ngân hàng vẫn giữ được thị phần huy động và cho vay trên địa bàn với nguồn vốn huy động và doanh số cho vay tương đối ổn định qua các năm. Trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm

Một phần của tài liệu phân tích chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)