Nợ xấu theo lĩnh vực đầu tư

Một phần của tài liệu phân tích chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 69)

Trong giai đoạn này nợ xấu xuất hiện ở tất cả các lĩnh vực đầu tư. Nợ xấu tăng nhanh nhất ở lĩnh vực chế biến và nuôi trồng thủy sản.

4.3.2.1 Nợ xấu theo lĩnh vực đầu tư

Sản xuất kinh doanh: Nợ xấu liên tục tăng từ năm 2011 đến năm 2013, nợ xấu lĩnh vực này tăng nhanh nhất ở năm 2012 với tốc độ tăng 112,67% so với thời điểm năm 2011.Trong giai đoạn năm 2011-2013 tuy nợ xấu đối với lĩnh vực này liên tục tăng nhưng tỷ trọng lại giảm trong tổng nợ xấu phát sinh điều này cho thấy nợ xấu của Ngân hàng biến động phức tạp và tăng liên tục. Năm 2011 nợ xấu lĩnh vực SXKD chiếm tỷ trọng 31,45% trong tổng nợ xấu phát sinh. Năm 2012 tỷ trọng nợ xấu đã giảm còn 26,71% tuy nhiên nợ xấu đã tăng lên 112,67% so với năm 2011. Năm 2013 tỷ trọng này tiếp tục giảm 24,68% nhưng nợ xấu lĩnh vực này lại tăng lên 70,22% so với năm 2012. Thời điểm tháng 6 năm 2014 nợ xấu của lĩnh vực này còn 854 triệu đồng giảm 21,36% so với thời điểm cuối năm 2013 và giảm 2,4% so với thời điểm tháng 6 năm 2013. Thời điểm tháng 6 năm 2014 nợ xấu đối với lĩnh vực này giảm do hoạt động của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này đã có dấu hiệu khởi sắc, hoạt động có lợi nhuận và đã thực hiện việc hoàn trả nợ vay cho Ngân hàng. Tuy nợ xấu của lĩnh vực này giảm nhưng tỷ trọng vẫn chiếm rất cao Ngân hàng cần đẩy nhanh việc thu hồi khoản nợ xấu này, có biện pháp hỗ trợ nhằm đôn đốc khách hàng hoàn trả nợ vay.

Lĩnh vực chế biến – nuôi trồng thủy sản: là lĩnh vực có sự biến động về nợ xấu lớn nhất trong các lĩnh vực mà ngân hàng thực hiện cho vay, luôn có số nợ xấu phát sinh chiếm tỷ trọng cao nhất qua các năm. Nợ xấu phát sinh tăng liên tục và đột biến do chủ yếu phát sinh ở nhóm khách hàng nuôi trồng thủy sản, việc giá thức ăn tăng, giá cá biến động, thủy sản bệnh chết hàng loạt khiến hoạt động của người nông dân nuôi trồng thủy sản bị thua lỗ, không có khả năng hoàn trả nợ vay cho Ngân hàng. Năm 2011 số nợ xấu phát sinh đối với lĩnh vực này là 234 triệu đồng chiếm 24,53% tổng số nợ xấu phát sinh năm 2011. Năm 2012 nợ xấu của lĩnh vực này đã tăng đột biến 468,38% lên mức 1.330 triệu đồng so với năm 2011đưa tỷ trọng này lên mức 55,667%

61

trong năm 2012. Và năm 2013 tiếp tục tăng 99,4% so với năm 2012 đưa nợ xấu đối với lĩnh vực này lên 2.652 triệu đồng chiếm 60,26% tỷ trọng nợ xấu trong năm 2013. Đến tháng 6 năm 2014 nợ xấu đã được Ngân hàng kiểm soát và giảm 27,09% so với tháng 6 năm 2013, nợ xấu phát sinh ở thời điểm này là 1.591 triệu đồng.

Dịch vụ và kinh doanh khác: Nợ xấu đối với lĩnh vực này tăng liên tục từ năm 2011 đến năm 2013 và giảm trong tháng 6 năm 2014. Cụ thể, năm 2011 nợ xấu lĩnh vực này phát sinh 270 triệu đồng chiếm 28,3% tỷ trọng nợ xấu phát sinh năm 2011. Năm 2012 tăng 18,89% đưa số nợ xấu phát sinh lên 321 triệu đồng, chiếm 13,44% tuy nợ xấu phát sinh tăng nhưng do số nợ xấu thuộc lĩnh vực chế biến-nuôi trồng thủy sản tăng đột biến nên đã làm giảm đi tỷ trọng của lĩnh vục này. Đến năm 2013 nợ xấu lĩnh vực này tiếp tục tăng lên mức 463 triệu đồng chiếm 10,52% tổng số nợ xấu phát sinh và tăng 35,83% so với năm 2012. Nhưng đến 6 tháng năm 2014 thì nợ xấu đã giảm còn 385 triệu đồng chiếm 13,37% tỷ trọng nợ xấu phát sinh và giảm 19,46% so với thời điểm tháng 6 năm 2013. Do ảnh hưởng của lạm phát khiến lãi suất ngân hàng tăng lên lợi nhuận từ việc kinh doanh không đáp ứng đủ việc hoàn trả nợ vay khiến nợ xấu tăng lên nhưng do nhu cầu vay vốn lĩnh vực này thấp vì vậy nợ xấu phát sinh chỉ tác động nhẹ đến hoạt động của Ngân hàng.

Tiêu dùng: Tuy đây là lĩnh vực có nhiều rủi ro tiềm ẩn bởi nguồn trả nợ vay là nguồn thu nhập của khách hàng, nhưng nguồn thu nhập này lại dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài vì vậy Ngân hàng lương cho vay đối với đối tương khách hàng này với lãi suất tương đối cao nhằm bù đắp lại những rủi ro tiềm ẩn khi phát sinh. Thế nhưng trong giai đoạn từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2014 nợ xấu đối với lĩnh vực này được ngân hàng kiểm soát rất chặt chẽ và phát sinh với tỷ trọng nợ xấu rất thấp trong tổng nợ xấu phát sinh. Năm 2011 nợ xấu lĩnh vực tiêu dùng phát sinh 150 triệu đồng chiếm 15,72% trong tổng nợ xấu phát sinh. Năm 2012 nợ xấu lĩnh vực này đã giảm xuống còn 100 triệu đồng , giảm 33,33% so với năm 2011 và chỉ chiếm 4,18% trong tổng nợ xấu. Năm 2013 nợ xấu đã tăng 100% đối với lĩnh vực này, tuy nhiên nợ xấu lĩnh vực tiêu dùng là rất thấp vì vậy tuy tỷ lệ tăng cao nhưng số nợ xấu phát

62

sinh vẫn rất thấp và chỉ chiếm 4,54% trong tổng phát sinh. Tại thời điểm tháng 6 năm 2014 nợ xấu tiêu dùng đã giảm chỉ còn 50 triệu đồng, giảm 47,37% so với thời điểm tháng 6 năm 2013 và chỉ chiếm 1,74% trong tỷ trọng nợ xấu. Do việc hoàn trả nợ vay của lĩnh vực này chủ yếu là nguồn thu nhập, từ đầu năm đến nay kinh tế trong nước đã có dấu hiệu phục hồi, lạm phát được kiềm chế từng bước giảm nên thu nhập của nhóm khách hàng này đã có thể phục vụ sinh hoạt và hoàn trả nợ vay giúp cho nợ xấu lĩnh vực này giảm. Tuy nhiên nợ xấu tiêu dùng chỉ phát sinh thấp chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng nợ xấu phát sinh nên việc thu hồi được nợ của nhóm này là không đáng kể và tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng giảm rất thấp không đáng kể.

63

Bảng 4.3.2.1 Nợ xấu theo lĩnh vực đầu tư của VietinBank Cần Thơ

Nguồn: Phòng Kế Toán VietinBank Cần Thơ

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6T 2013 6T 2014 Chênh lệch Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng % Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng % Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng % Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng % Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng % 2012/2011 2013/2012 6T2014/6T2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % SXKD 300 31,45 638 26,71 1.086 24,68 875 24,10 854 29,65 338 112,67 448 70,22 (21) (2,40) CB, nuôi trồng TS 234 24,53 1.330 55,67 2.652 60,26 2.182 60,11 1.591 55,24 1.096 468,38 1.322 99,40 (591) (27,09) DV kinh doanh khác 270 28,30 321 13,44 463 10,52 478 13,17 385 13,37 51 18,89 115 35,83 (93) (19,46) Tiêu dùng 150 15,72 100 4,18 200 4,54 95 2,62 50 1,74 (50) (33,33) 100 100 (45) (47,37) TỔNG 954 100 2.389 100 4.401 100 3.630 100 2.880 100 1.435 150,42 2012 84,22 (750) (20,66)

64

4.3.2.2 Tỷ lệ nợ xấu theo lĩnh vực đầu tư

Sản xuất kinh doanh: Đây là lĩnh vực có dư nợ cho vay luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ. Tuy nhiên nợ xấu của lĩnh vực này tăng liên tục từ năm 2011 đến năm 2013 đã làm cho tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay đối với lĩnh vực này cũng tăng theo. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay năm 2011 là 0,02% đến năm 2012 tỷ lệ này đã tăng lên 0,04% và đến năm 2013 tỷ lệ này tiếp tục tăng lên mức trên 0,6%. Nguyên nhân chủ yếu do trong giai đoạn này kinh tế trong nước vẫn còn khó khăn, hoạt động sản xuất bị thua lỗ, đầu ra của sản phẩm bị hạn chế dẫn đến tồn kho tăng, đã ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho ngân hàng. Đến tháng 6 năm 2014 tỷ lệ này đã được ngân hàng kiểm soát và khống chế ở mức dưới 0,06%.

Chế biến, nuôi trồng thủy sản: Lĩnh vực này phát triển nhanh chóng nhất trên địa bàn, do hoạt động chủ yếu trên địa bàn là sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp đặc biệt là nuôi trồng và chế biến thủy sản trong thời gian qua phát triển rất nhanh chóng, tạo nguồn thu nhập cao. Tuy nhiên trong giai đoạn phân tích này, hoạt động chế biến và nuôi trồng thủy sản xuất hiện nhiều rủi ro do thủy sản bị dịch bệnh chết hàng loạt, và doanh nghiệp chế biến bị hạn chế về đơn đặc hàng do thường xuyên bị kiện về bán phá giá và hàng kém chất lượng nên hoạt nuôi trồng và chế biến bị thua lỗ khiến khả năng trả nợ vay cho ngân hàng bị hạn chế dẫn đến tỷ lệ nợ xấu tăng liên tục từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2014 mặc dù ngân hàng đã thận trọng hơn trong việc cho vay đối với lĩnh vực này. Năm 2011 tỷ lệ nợ xấu cảu lĩnh vực này là 0,05% so với dư nợ cho vay, năm 2012 tỷ lệ này đã tăng lên mức 0,27%, năm 2013 tỷ lệ nợ xấu so với dư nợ cho vay là 0,57% và tỷ lệ này tiếp tục tăng lên mức 0,62% tại thời điểm tháng 6 năm 2014.

Dịch vụ và kinh doanh khác: Do lĩnh vực này chủ yếu cung cấp các dịch vụ phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng trên địa bàn, tuy nhiên trong giai đoạn này nhu cầu của người sử dụng dịch vụ bị hạn chế do tác động của nền kinh tế và tình trạng lạm phát tăng cao dẫn đến việc chi tiêu cho việc sử dụng các dịch vụ bị hạn chế lại nên đã làm hạn chế lại thu nhập của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực này, khiến khả năng chi trả nợ bị giảm sút, và

65

không thể đáp ứng nghĩa vụ hoàn trả nợ vay cho ngân hàng làm cho nợ xấu lĩnh vực này tăng, tỷ lệ nợ xấu so với dư nợ tăng. Năm 2011 tỷ lệ nợ xấu so với dư nợ là 0,06%, năm 2012 tỷ lệ này là 0,13 và tỷ lệ này tiếp tục tăng lên mức 0,16% trong năm 2013. Đến tháng 6 năm 2014, nhờ vào việc đẩy mạnh thu hồi nợ và đến hạn và đôn đốc thu hồi nợ quá hạn nên đã làm cho tỷ lệ này giảm còn 0,11%.

Tiêu dùng: Nhu cầu vay chủ yếu của nhóm khách hàng này là để phục vụ nhu cầu sinh hoạt và bù đắp thiếu hụt tạm thời của cá nhân và chủ yếu được hoàn trả bằng thu nhập từ lương, các khoản vay với số tiền rất thấp nên dư nợ cho đối với lĩnh vực này luôn thấp trong tổng dư nợ, việc phát sinh nợ xấu đối với lĩnh vực này tại ngân hàng là rất thấp. Tỷ lệ nợ xấu so với dư nợ của lĩnh vực này phát sinh khoảng 0,04% tại thời điểm năm 2011 và năm 2012. Đến năm 2013 tỷ lệ này đã tăng lên mức 0,11% do nợ xấu phát sinh tăng và dư nợ cho vay tiêu dùng giảm nên đã làm cho tỷ lệ này tăng đột biến. Tại thời điểm tháng 6 năm 2014 tỷ lệ này đã giảm còn 0,03%. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do công tác thu hồi nợ được quan tâm và đẩy mạnh, phát sinh nợ xấu chỉ tạm thời và ngân hàng đã thu hồi được vốn vay nên tỷ lệ này đã giảm và luôn được ngân hàng kiểm soát.

66

Bảng 4.3.2.2 Tỷ lệ nợ xấu theo lĩnh vực đầu tư của VietinBank Cần Thơ

Nguồn: Phòng Kế toán VietinBank Cần Thơ

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tháng 6 năm 2014

Nợ xấu (Tr.đồng) Dư nợ (Tr.đồng) Tỷ lệ (%) Nợ xấu (Tr.đồng) Dư nợ (Tr.đồng) Tỷ lệ (%) Nợ xấu (Tr.đồng) Dư nợ (Tr.đồng) Tỷ lệ (%) Nợ xấu (Tr.đồng) Dư nợ (Tr.đồng) Tỷ lệ (%) SXKD 300 1.352.642 0,02 638 1.491.532 0,04 1.086 1.693.661 0,06 854 1.548.219 0,06 CB, nuôi trồng thủy sản 234 518.543 0,05 1.330 485.709 0,27 2.652 465.831 0,57 1.591 257.444 0,62 DV, kinh doanh khác 270 455.418 0,06 321 255.951 0,13 463 292.524 0,16 385 364.850 0,11 Tiêu dùng 150 387.378 0,04 100 233.524 0,04 200 183.591 0,11 50 160.613 0,03

67

Một phần của tài liệu phân tích chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)