4.3.1 Nợ xấu theo đối tượng khách hàng
Trong giai đoạn từ 2011 đến 6 tháng năm 2014 nợ xấu Ngân hàng chủ yếu phát sinh từ thành phần kinh tế tư nhân.
4.3.1.1 Nợ xấu theo đối tượng khách hàng
Doanh nghiệp nhà nước: Trong giai đoạn này các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trên địa bàn không có dấu hiệu phát sinh nợ xấu, do hoạt động sản xuất là chủ yếu, nhu cầu vay vốn chỉ để đầu tư mở rộng quy mô việc sử dụng vốn là trung và dài hạn, các khoản nợ có thể thực hiện hoàn trả theo từng thời kỳ vì vậy việc chi trả nợ vay không phát sinh đột biến, đảm bảo khả năng chi trả của doanh nghiệp. Tuy nhiều doanh nghiệp hoạt động thua lỗ do hàng tồn kho tăng, hàng hóa doanh nghiệp không thể tiêu thụ dẫn đến phá sản nhưng hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn vẫn ít bị ảnh hưởng, sản phẩm vẫn được tiêu thụ tốt do chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất trọng điểm như sản xuất điện, nước sinh hoạt, than khoáng sản,… nên it bị ảnh hưởng và khả năng chi trả nợ vay vẫn đáp ứng tốt cho Ngân hàng.
Công ty cổ phần, công ty TNHH: Trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013 tuy nợ xấu có phát sinh nhưng việc thu hồi đã được Ngân hàng đẩy mạnh, đặc biệt ngân hàng đã thận trọng trong việc thẩm định khách hàng, đánh giá được nhu cầu vay vốn và thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng. Năm 2011 nợ xấu của thành phần này là 195 triệu đồng chiếm 20,44% trong tổng nợ xấu phát sinh ở thời điểm cuối năm 2011và đến 6 tháng năm 2014 nợ xấu đã phát sinh đột biến lên mức 576 triệu đồng, chiếm 20% trong tổng nợ xấu phát sinh ở thời điểm cuối tháng 6 năm 2014. Cụ thể, năm 2011 nợ xấu của thành phần này là 195 triệu đồng, đến năm 2012 và 2013 nhờ công tác quản lý nợ và xử lý nợ xấu của ngân hàng nợ xấu đã không phát sinh đối với thành phần này tại thời điểm cuối năm. Tuy 6 tháng 2013 nợ xấu phát sinh đối với thành phần kinh tế tập thể này là 732 triệu đồng nhưng đến thời điểm cuối năm 2013 nợ xấu đã hoàn toàn được thu hồi hết. Nợ xấu tại thời điểm cuối tháng 6 năm 2014 đã phát sinh là 576 triệu đồng tuy đã giảm
55
21,31% so với thời điểm 6 tháng năm 2013 nhưng ngân hàng cần có biện pháp xử lý để thu hồi sớm khoản nợ xấu phát sinh này.
Doanh nghiệp tư nhân: Từ bảng phân tích ta thấy Ngân hàng đã thực hiện tốt việc quản lý nợ. Tuy nợ xấu trong giai đoạn năm 2011 đến năm 2013 có phát sinh nhưng đều đã được Ngân hàng xử lý và thu hồi. Năm 2011 nợ xấu của thành phần DNTN là 105 triệu đồng chiếm 11,01% trong tổng nợ xấu phát sinh nhưng đến thời điểm cuối năm 2012 và cuối năm 2013 nợ xấu thành phần này đã được Ngân hàng thu hồi tất. Cuối tháng sáu năm 2014 nợ xấu của thành phần này phát sinh 330 triêu đồng chiếm 11,46% trong tổng nợ xấu phát sinh tại cuối tháng 6 năm 2014 và giảm 17,5% so với thời điểm tháng 6 năm 2013. Tuy nợ xấu tại thời điểm cuối tháng 6 năm 2014 có giảm so với tháng 6 năm 2013 nhưng ngân hàng cần đẩy mạnh thu hồi để không ảnh ưởng vào kết quả kinh doanh vào cuối năm.
Cá thể: là thành phần phát sinh lượng nợ xấu lớn nhất trong Ngân hàng luôn chiếm trên 60% trong tổng nợ xấu phát sinh, và nợ xấu của thành phần này tăng liên tục từ năm 2011 đến năm 2013. Do lãi suất cho vay đối với thành phần này thường rất cao do tiềm ẩn nhiều rủi ro, mặc khác do tình hình kinh tế trong nước trong giai đoạn này trì truệ, lạm phát tăng, lãi suất tăng cao,… đã ảnh hưởng đến việc chi trả nợ vay cho ngân hàng do đây chỉ là thành phần kinh tế chủ yếu có nhu cầu vay vốn để hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ hay chỉ để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt chi tiêu nguồn thu nhập không cao nên không thể đáp ứng được việc chi trả nợ vay cho Ngân hàng đã làm cho nợ xấu phát sinh và tăng liên tục. Năm 2011 nợ xấu phát sinh đối với thành phần này là 654 triệu đồng, chiếm 68,55% trong tổng nợ xấu tại thời điểm cuối năm 2011. Năm 2012 nợ xấu tiếp tục tăng và tăng đột biến với tỷ lệ tăng là 265,29% so với năm 2011 và chiếm tỷ trọng 100% trong tổng nợ xấu phát sinh cuối năm 2012. Năm 2013 nợ xấu tăng 84,22% so với năm 2012 và chiếm 100% trong tổng nợ xấu phát sinh tại cuối năm 2013. Nhờ vào hoạt động đẩy mạnh việc thu hồi và xử lý nợ nợ xấu của thành phần này trong ngân hàng đã giảm còn 1.974 triệu đồng, chiếm 68,54% tổng nợ xấu phát sinh tại thời điểm tháng 6 năm 2014, và đã giảm 20,98% so với thời điểm tháng 6 năm 2013.
56
Bảng 4.3.1.1 Nợ xấu theo thành phần kinh tế của VietinBank Cần Thơ
Nguồn: Phòng Kế Toán VietinBank Cần Thơ
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6T2013 6T2014 Chênh lệch Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng % Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng % Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng % Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng % Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng % 2012/2011 2013/2012 6T2014/6T2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % DNNN 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 - - - - Cty CP, TNHH 195 20,44 0 0 0 0 732 20,17 576 20,00 (195) (100) - - (156) (21,31) DNTN 105 11,01 0 0 0 0 400 11,02 330 11,46 (105) (100) - - (70) (17,50) Cá thể 654 68,55 2.389 100 4.401 100 2.498 68,81 1.974 68,54 1.735 265,29 2012 84,22 (524) (20,98) TỔNG 954 100 2.389 100 4.401 100 3.630 100 2.880 100 1.435 150,42 2012 84,22 (750) (20,66)
57
4.3.1.2 Tỷ lệ nợ xấu theo đối tượng khách hàng
DNNN: Nhìn chung tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ của thành phần này trong giai đoạn từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2014 không phát sinh. Điều này cho thấy hoạt động của nhóm doanh nghiệp thuộc loại hình này trên địa bàn trong thời gian qua có hiệu quả, đảm bảo được khả năng chi trả nợ vay cho ngân hàng, cùng với việc ngân hàng thực hiện việc đôn đốc thu hồi nợ đến hạn nên việc phát sinh nợ xấu đối với thành phần này không xảy ra trong thời gian qua.
Cty cổ phần, TNHH: Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ của nhóm khách hàng này là rất thấp. Tuy dư nợ cho vay luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay nhưng nợ xấu của nhóm khách hàng này chỉ phát sinh với tỷ lệ rất nhỏ so với dư nợ cho vay. Trong giai đoạn này nợ xấu chỉ phát sinh ở thời điểm năm 2011 và tháng 6 năm 2014 nhưng tỷ lệ nợ xấu phát sinh luôn dưới 0,1%. Cụ thể, tại thời điểm năm 2011 tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ của nhóm khách hàng này chỉ khoảng 0,01% và tại thời điểm tháng 6 năm 2014 tỷ lệ này chỉ khoảng 0,1%. Nhờ vào việc ngân hàng đã thận trọng hơn trong việc thực hiện thẩm định và cho vay đối với các khách hàng, tìm kiếm khách hàng tốt, có uy tín và công tác đôn đốc thu hồi nợ đến hạn của cán bộ ngân hàng nên nợ xấu của ngân hàng đối với nhóm khách hàng này chỉ phát sinh với tỷ lệ rất nhỏ.
DNTN: Nợ xấu của thành phần này chỉ phát sinh với tỷ lệ rất nhỏ so với dư nợ cho vay. Trong giai đoạn phân tích tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay đối với nhóm khách hàng này luôn dưới 0,1%. Tại thời điểm 2011, tỷ lệ này phát sinh ở mức 0,08%, đến năm 2012 và năm 2013 tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay là 0% đối với nhóm khách hàng này. Tháng 6 năm 2014 tỷ lệ này phát sinh ở chỉ khoảng 0,09%. Do công tác đẩy mạnh thu hồi nợ đến hạn, cùng với việc thực hiện cơ cấu lại nợ vay đã giúp nợ xấu của nhóm khách hàng này giảm đi và luôn chiếm tỷ lệ rất thấp và được ngân hàng kiểm soát chặt chẽ.
Cá thể: Đây là nhóm khách hàng phát có tỷ lệ nợ xấu phát sinh cao nhất so với dư nợ cho vay. Trong giai đoạn năm 2011 đến năm 2013 nợ xấu của nhóm khách hàng này tăng liên tục, cùng với việc ngân hàng đã thận trọng trong cho vay đối với nhóm khách hàng này nên dư nợ cho vay giảm dẫn đến
58
tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay tăng liên tục và tăng đột biến từ năm 2011 đến năm 2013. Năm 2011 tỷ lệ này chỉ phát sinh ở mức 0,15%, đến năm 2012 tỷ lệ này đã tăng lên 0,71% và năm 2013 là 1,63%. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do nhóm khách hàng này chỉ có nhu cầu vay để phát triển hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ và vay để tiêu dùng, nhưng trong giai đoạn này kinh tế trong nước khó khăn, lạm phát tăng cao đã ảnh hưởng đến hoạt động của nhóm khách hàng này, ảnh hưởng đến khả năng chi trả nợ vay cho ngân hàng dẫn đến tỷ lệ nợ xấu từ năm 2011 đến năm 2013 tăng liên tục. Đến tháng 6 năm 2014 tỷ lệ này đã giảm còn 0,83%, tuy nhiên đây vẫn là nhóm khách hàng có tỷ lệ nợ xấu phát sinh cao nhất trong các nhóm đối tượng khách hàng của ngân hàng.
59
Bảng 4.3.1.2 Tỷ lệ nợ xấu theo đối tượng khách hàng của VietinBank Cần Thơ
Nguồn: Phòng Kế toán VietinBank Cần Thơ
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tháng 6 năm 2014
Nợ xấu (Tr.đồng) Dư nợ (Tr.đồng) Tỷ lệ (%) Nợ xấu (Tr.đồng) Dư nợ (Tr.đồng) Tỷ lệ (%) Nợ xấu (Tr.đồng) Dư nợ (Tr.đồng) Tỷ lệ (%) Nợ xấu (Tr.đồng) Dư nợ (Tr.đồng) Tỷ lệ (%) DNNN 0 642.447 0 0 690.296 0 0 1.054.204 0 0 1.166.241 0 Cty cổ phần, TNHH 195 1.511.854 0,01 0 1.352.902 0 0 993.310 0 576 579.600 0,10 DNTN 105 127.917 0,08 0 85.840 0 0 317.689 0 330 348.543 0,09 Cá thể 654 431.763 0,15 2.389 337.678 0,71 4.401 270.404 1,63 1.974 236.742 0,83
60
4.3.2 Nợ xấu theo Lĩnh vực đầu tư
Trong giai đoạn này nợ xấu xuất hiện ở tất cả các lĩnh vực đầu tư. Nợ xấu tăng nhanh nhất ở lĩnh vực chế biến và nuôi trồng thủy sản.
4.3.2.1 Nợ xấu theo lĩnh vực đầu tư
Sản xuất kinh doanh: Nợ xấu liên tục tăng từ năm 2011 đến năm 2013, nợ xấu lĩnh vực này tăng nhanh nhất ở năm 2012 với tốc độ tăng 112,67% so với thời điểm năm 2011.Trong giai đoạn năm 2011-2013 tuy nợ xấu đối với lĩnh vực này liên tục tăng nhưng tỷ trọng lại giảm trong tổng nợ xấu phát sinh điều này cho thấy nợ xấu của Ngân hàng biến động phức tạp và tăng liên tục. Năm 2011 nợ xấu lĩnh vực SXKD chiếm tỷ trọng 31,45% trong tổng nợ xấu phát sinh. Năm 2012 tỷ trọng nợ xấu đã giảm còn 26,71% tuy nhiên nợ xấu đã tăng lên 112,67% so với năm 2011. Năm 2013 tỷ trọng này tiếp tục giảm 24,68% nhưng nợ xấu lĩnh vực này lại tăng lên 70,22% so với năm 2012. Thời điểm tháng 6 năm 2014 nợ xấu của lĩnh vực này còn 854 triệu đồng giảm 21,36% so với thời điểm cuối năm 2013 và giảm 2,4% so với thời điểm tháng 6 năm 2013. Thời điểm tháng 6 năm 2014 nợ xấu đối với lĩnh vực này giảm do hoạt động của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này đã có dấu hiệu khởi sắc, hoạt động có lợi nhuận và đã thực hiện việc hoàn trả nợ vay cho Ngân hàng. Tuy nợ xấu của lĩnh vực này giảm nhưng tỷ trọng vẫn chiếm rất cao Ngân hàng cần đẩy nhanh việc thu hồi khoản nợ xấu này, có biện pháp hỗ trợ nhằm đôn đốc khách hàng hoàn trả nợ vay.
Lĩnh vực chế biến – nuôi trồng thủy sản: là lĩnh vực có sự biến động về nợ xấu lớn nhất trong các lĩnh vực mà ngân hàng thực hiện cho vay, luôn có số nợ xấu phát sinh chiếm tỷ trọng cao nhất qua các năm. Nợ xấu phát sinh tăng liên tục và đột biến do chủ yếu phát sinh ở nhóm khách hàng nuôi trồng thủy sản, việc giá thức ăn tăng, giá cá biến động, thủy sản bệnh chết hàng loạt khiến hoạt động của người nông dân nuôi trồng thủy sản bị thua lỗ, không có khả năng hoàn trả nợ vay cho Ngân hàng. Năm 2011 số nợ xấu phát sinh đối với lĩnh vực này là 234 triệu đồng chiếm 24,53% tổng số nợ xấu phát sinh năm 2011. Năm 2012 nợ xấu của lĩnh vực này đã tăng đột biến 468,38% lên mức 1.330 triệu đồng so với năm 2011đưa tỷ trọng này lên mức 55,667%
61
trong năm 2012. Và năm 2013 tiếp tục tăng 99,4% so với năm 2012 đưa nợ xấu đối với lĩnh vực này lên 2.652 triệu đồng chiếm 60,26% tỷ trọng nợ xấu trong năm 2013. Đến tháng 6 năm 2014 nợ xấu đã được Ngân hàng kiểm soát và giảm 27,09% so với tháng 6 năm 2013, nợ xấu phát sinh ở thời điểm này là 1.591 triệu đồng.
Dịch vụ và kinh doanh khác: Nợ xấu đối với lĩnh vực này tăng liên tục từ năm 2011 đến năm 2013 và giảm trong tháng 6 năm 2014. Cụ thể, năm 2011 nợ xấu lĩnh vực này phát sinh 270 triệu đồng chiếm 28,3% tỷ trọng nợ xấu phát sinh năm 2011. Năm 2012 tăng 18,89% đưa số nợ xấu phát sinh lên 321 triệu đồng, chiếm 13,44% tuy nợ xấu phát sinh tăng nhưng do số nợ xấu thuộc lĩnh vực chế biến-nuôi trồng thủy sản tăng đột biến nên đã làm giảm đi tỷ trọng của lĩnh vục này. Đến năm 2013 nợ xấu lĩnh vực này tiếp tục tăng lên mức 463 triệu đồng chiếm 10,52% tổng số nợ xấu phát sinh và tăng 35,83% so với năm 2012. Nhưng đến 6 tháng năm 2014 thì nợ xấu đã giảm còn 385 triệu đồng chiếm 13,37% tỷ trọng nợ xấu phát sinh và giảm 19,46% so với thời điểm tháng 6 năm 2013. Do ảnh hưởng của lạm phát khiến lãi suất ngân hàng tăng lên lợi nhuận từ việc kinh doanh không đáp ứng đủ việc hoàn trả nợ vay khiến nợ xấu tăng lên nhưng do nhu cầu vay vốn lĩnh vực này thấp vì vậy nợ xấu phát sinh chỉ tác động nhẹ đến hoạt động của Ngân hàng.
Tiêu dùng: Tuy đây là lĩnh vực có nhiều rủi ro tiềm ẩn bởi nguồn trả nợ vay là nguồn thu nhập của khách hàng, nhưng nguồn thu nhập này lại dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài vì vậy Ngân hàng lương cho vay đối với đối tương khách hàng này với lãi suất tương đối cao nhằm bù đắp lại những rủi ro tiềm ẩn khi phát sinh. Thế nhưng trong giai đoạn từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2014 nợ xấu đối với lĩnh vực này được ngân hàng kiểm soát rất chặt chẽ và phát sinh với tỷ trọng nợ xấu rất thấp trong tổng nợ xấu phát sinh. Năm 2011 nợ xấu lĩnh vực tiêu dùng phát sinh 150 triệu đồng chiếm 15,72% trong tổng nợ xấu phát sinh. Năm 2012 nợ xấu lĩnh vực này đã giảm xuống còn 100 triệu đồng , giảm 33,33% so với năm 2011 và chỉ chiếm 4,18% trong tổng nợ xấu. Năm 2013 nợ xấu đã tăng 100% đối với lĩnh vực này, tuy nhiên nợ xấu lĩnh vực tiêu dùng là rất thấp vì vậy tuy tỷ lệ tăng cao nhưng số nợ xấu phát
62
sinh vẫn rất thấp và chỉ chiếm 4,54% trong tổng phát sinh. Tại thời điểm tháng 6 năm 2014 nợ xấu tiêu dùng đã giảm chỉ còn 50 triệu đồng, giảm 47,37% so với thời điểm tháng 6 năm 2013 và chỉ chiếm 1,74% trong tỷ trọng nợ xấu. Do việc hoàn trả nợ vay của lĩnh vực này chủ yếu là nguồn thu nhập, từ đầu năm đến nay kinh tế trong nước đã có dấu hiệu phục hồi, lạm phát được kiềm chế từng bước giảm nên thu nhập của nhóm khách hàng này đã có thể phục vụ sinh hoạt và hoàn trả nợ vay giúp cho nợ xấu lĩnh vực này giảm. Tuy nhiên nợ xấu tiêu dùng chỉ phát sinh thấp chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng nợ xấu phát sinh nên việc thu hồi được nợ của nhóm này là không đáng kể và tỷ lệ nợ xấu