Cơ cấu nguồn vốn

Một phần của tài liệu phân tích chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 30)

Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thì nguồn vốn đóng vai trò hết sức quan trọng, mang tính quyết định đối với hoạt động của Ngân hàng. Muốn hoạt động hiệu quả việc đầu tiên Ngân hàng cần phải thực hiện là tạo ra được nguồn vốn ổn định để đảm bảo khả năng thanh toán và cung cấp tín dụng đạt hiệu quả hơn.

Từ bảng 4.1.1 ta thấy,trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013 nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng tương đối ổn định. Năm 2011 nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng đạt 3.035.647 triệu đồng, năm 2012 nguồn vốn Ngân hàng đã giảm nhẹ về mức 2.964.136 triệu đồng ứng với mức giảm khoảng 2,36%, trong năm 2013 nguồn vốn đã tăng trở nhẹ trở lại đạt mức 3.113.564 triệu đồng. Đến 6 tháng năm 2014 nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng có dấu hiệu giảm so với cùng kỳ chỉ đạt ở mức 2.498.851 triệu đồng. Trong giai đoạn này nguồn vốn của VietinBank Cần Thơ biến động chủ yếu là do nguồn vốn điều chuyển và nguồn vốn khác trong Ngân hàng thay đổi.

Vốn huy động: Nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng chủ yếu từ hoạt động huy động vốn tại chỗ trên địa bàn Thành phố Cần Thơ. Nguồn vốn huy động của VietinBank Cần Thơ tương đối ổn định. Năm 2011 nguồn vốn huy động của Ngân hàng trên địa bàn đạt 2.220.097 triệu đồng, năm 2012 nguồn vốn huy động đã tăng nhẹ lên mức 2.289.406 triệu đồng và năm 2013 tăng lên mức 2.304.079 triệu đồng. Đến 6 tháng năm 2014 nguồn vốn huy động của Ngân hàng chi đạt ở mức 1.727.218 triệu đồng thấp hơn so với cùng kỳ năm 2013. Do trong giai đoạn 2011 đến 2013, lạm phát tăng cao, đời sống người dân gặp khó khăn hoạt động tiết kiệm bị hạn chế. Trên địa bàn có nhiều doanh nghiệp hoạt động, chủ yếu là hoạt động trong lĩnh vực xuất-nhập khẩu vì vậy

22

nhu cầu thanh toán qua ngân hàng là cần thiết, và đây là nguồn huy động khá lớn của Ngân hàng tuy nhiên đây chỉ là nguồn huy động ngắn hạn, không ổn định, mức độ sử dụng vốn không cao.

Vốn điều chuyển: Đây là nguồn vốn điều hòa từ cấp trên để bù đắp vào phần thiếu hụt nguồn vốn của Ngân hàng. Cũng như các chi nhánh ngân hàng khác trên địa bàn, nếu chỉ sử dụng nguồn vốn huy động để cho vay thì không thể đáp ứng được nhu cầu về vốn của Ngân hàng cung cấp cho khách hàng. Vì vậy, ngoài nguồn vốn huy động tại chỗ Ngân hàng còn phải sử dụng đến nguồn vốn điều chuyển từ Ngân hàng Công Thương Việt Nam, tuy nhiên chỉ chiếm phần nhỏ trong tổng nguồn vốn hoạt động của Chi nhánh do đó giúp Ngân hàng tiết kiệm được chi phí do chi phí sử dụng nguồn vốn này rất cao so với nguồn vốn huy động tại chỗ. Dựa vào bảng 4.1.1 ta thấy Ngân hàng đang hạn chế lại việc sử dụng nguồn vốn điều chuyển từ trung ương trong năm 2012. Năm 2011, nguồn vốn điều chuyển từ trung ương đạt 654.970 triệu đồng, năm 2012 đã giảm 19,18% còn 529.332 triệu đồng và năm 2013 do nhu cầu cho vay tại chi nhánh tăng lên nhưng nguồn vốn từ huy động không thể đáp ứng đủ vì thế Ngân hàng đã tăng việc sử dụng nguồn vốn điều chuyển từ trung ương, trong năm 2013 Ngân hàng đã sử dụng 612.322 triệu đồng vốn điều chuyển để bổ sung vào nguồn vốn hoạt động của chi nhánh. Và 6 tháng đầu năm 2014 nguồn vốn điều chuyển đạt 544.591 triệu đồng cao hơn mức 527.448 triệu đồng của cùng kỳ năm 2013. Cho thấy hoạt động huy động vốn tại chỗ đang bị cạnh tranh quyết liệt bởi các ngân hàng đang hoạt động trên cùng địa bàn khi nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp và cá nhân đang có xu hướng tăng khi nền kinh tế có dấu hiệu tích cực trong những năm 2013 và sáu tháng năm 2014.

Vốn khác: Nguồn vốn này có nguồn gốc chủ yếu từ Ngân hàng thông qua thị trường liên Ngân hàng, vốn ủy thác đầu tư, cho vay hợp vốn và cho vay đồng tài trợ,... Nguồn vốn này có sự tăng giảm không đều qua các năm và thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn. Năm 2011 nguồn vốn này tại Ngân hàng đạt 160.580 triệu đồng, năm 2012 giảm 9,45% còn 145,398 triệu đồng, Tuy nhiên đến năm 2013 đã tăng 35,6% đưa nguồn vốn này tại

23

Ngân hàng đạt mức 197.163 triệu đồng. Tại thời điểm tháng 6 năm 2014 nguồn vốn này đạt 227.042 triệu đồng, tiếp tục tăng so với thời điểm tháng 6 năm 2013. Năm 2012, do nền kinh tế trì trệ, khó khăn, doanh nghiệp phá sản liên tục làm cho nguồn vốn này giảm. Nhưng bước sang năm 2013, chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước đã phát huy tác dụng, kinh tế vĩ mô ổn định hơn, việc đầu tư của các doanh nghiệp có dấu hiệu sôi nổi trở lại nên nguồn vốn này cũng có xu hướng tăng theo.

24

Bảng 4.1.1: Cơ cấu nguồn vốn của VietinBank Cần Thơ

Đơn vị tính: Triệu đồng.

Nguồn: Phòng Kế Toán VietinBank Cần Thơ

2011 2012 2013 6T2013 6T2014

Chênh lệch

2012/2011 2013/2012 6T2014/6T2013

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Vốn huy động 2.220.097 2.289.406 2.304.079 1.899.732 1.727.218 69.309 3,12 14.673 0,64 (172.514) (9,08)

Vốn điều chuyển 654.970 529.332 612.322 527.448 544.591 (125.638) (19,18) 82.990 15,68 17.143 3,25

Vốn khác 160.580 145.398 197.163 216.691 227.042 (15.182) (9,45) 51.765 35,60 10.351 4,78

25

Một phần của tài liệu phân tích chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 30)