4.2.1 Doanh số cho vay
Doanh số cho vay của Ngân hàng là phân thể hiện rõ về hoạt động tài trợ của Ngân hàng đối với các tổ chức, cá nhân có nhu cầu vay vốn để bù đắp vào nguồn vốn sản xuất, kinh doanh đối với các doanh nghiệp hay bù đắp thiếu hụt tạm thời trong hoạt động chi tiêu, sinh hoạt của cá nhân. Doanh số cho vay là nguồn đầu ra của Ngân hàng, nguồn tạo thu nhập cho Ngân hàng trong tương lai, khi mà các khoản vay được Ngân hàng thu hồi khi đến hạn.
4.2.1.1 Doanh số cho vay theo đối tượng khách hàng
Doanh nghiệp Nhà nước: Doanh số cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước tăng liên tục từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014. Hầu hết các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực sản xuất là chủ yếu, doanh số cho vay đối với các doanh nghiệp này tăng lên cho thấy được các doanh nghiệp đã có niềm tin đối với nền kinh tế trong thời gian tới, vì thế nhu cầu vay để phục vụ việc mở rộng quy mô hay bổ sung vào nguồn vốn sản xuất kinh doanh liên tục tăng và lãi suất trong giai đoạn này đã được kiểm soát và điều chỉnh giảm vì vậy việc tiếp cận nguồn vốn vay của Ngân hàng trở nên thuận lợi hơn, đồng thời các doanh nghiệp nhà nước cũng được Ngân hàng đánh giá và xếp hạng trong cho vay với độ tín nhiệm, khả năng thu hồi nguồn vốn vay tương đối cao. Năm 2011 DSCV đối với DNNN đạt 1.252.046 triệu đồng, năm 2012 tăng lên mức 1.643.306 triệu đồng đạt mức tăng 31,25% so với năm 2011 và năm 2013 DSCV đối với kênh này vẫn tiếp tục tăng 4,03% và đạt mức 1.709.578 triệu đồng. DSCV 6 tháng đầu năm 2014 vẫn tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm 2013 đối với nhóm DNNN. Cho thấy, tuy hoạt động của các DNNN trong thời gian qua không hiệu quả nhưng Ngân hàng vẫn tín nhiệm cao đối với nhóm các DNNN.
Công ty Cổ phần, Công ty TNHH: Trong thời gian qua, nền kinh tế trong nước khó khăn, môi trường hoạt động không thuận lợi đối với các doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp buộc phải phá sản,.. Vì vậy, việc tiếp cận nguồn vốn vay từ Ngân hàng trở nên khó khăn hơn đối với nhóm khách hàng này, tức Ngân hàng đã thận trọng hơn trong việc cho vay đối với nhóm này. Cụ thể,
29
qua bảng 4.2.1.1, DSCV đối với kênh này giảm liên tục trong giai đoạn 2011 đến 2013 và tiếp tục giảm trong 6 tháng đầu năm 2014. Năm 2011 DSCV đối với nhóm khách hàng này đạt 5.289.476 triệu đồng, nhưng đến năm 2012 DSCV đã giảm còn 4.599.971 triệu đồng và đến năm 2013 lại tiếp tục giảm về mức 4.361.748 triệu đồng. Trong 6 tháng năm 2014 DSCV đối với nhóm khách hàng này vẫn tiếp tục giảm so với cùng kỳ năm 2013 và chỉ đạt ở mức 2.250.343 triệu đồng.
Doanh nghiệp tư nhân: Ngân hàng cần chú trọng đến việc cho vay đối với loại hình kinh doanh này, nhìn chung hoạt động của loại hình doanh nghiệp này trên địa bàn phát triển nhanh chóng về số lượng và hoạt động của các doanh nghiệp này tương đối hiệu quả, chủ yếu hoạt động kinh doanh thương mại trong lĩnh vực hàng tiêu dùng ít bị ảnh hưởng bởi yếu tố nền kinh tế, vòng quay vốn của nhóm khách hàng này tương đối nhanh do hoạt động chủ yếu là thương mại vì vậy Ngân hàng có thể thu hồi vốn vay trong thời gian ngắn, giúp ngân hàng có thể kiểm soát được nguồn vốn cho vay giảm thiểu được rủi ro. Từ bảng 4.2.1.1 ta thấy, trong năm 2011 DSCV đối với DNTN đạt 1.024.589 triệu đồng, năm 2012 DSCV đã giảm 10,34% so với năm 2011 đạt mức 918.692 triệu đồng đến năm 2013 DSCV đối với DNTN đã tăng mạnh trở lại với mức tăng 22,06% đưa DSCV đối với nhóm khách hàng là DNTN đạt 1.121.393 triệu đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2014 DSCV đối với DNTN chỉ tăng nhẹ với mức tăng 2,15% so với cùng kỳ và chỉ đạt mức 609.421 triệu đồng.
Cá thể: Đây được xem là nhóm khách hàng có hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ, không có kế hoạch kinh doanh cụ thể, hoạt động kinh doanh mang tính tự phát, đặc biệt nhóm khách hàng này dễ bị tác động bởi các yếu tố từ nền kinh tế, mang lại nhiều rủi ro tiềm ẩn dẫn đến nợ xấu phát sinh trong Ngân hàng. Tuy nhiên đây là mảng cho vay tạo lại nhiều thu nhập cho Ngân hàng với mức lãi suất cho vay tương đối cao so với nhóm khách hàng là doanh nghiệp. Cụ thể, qua bảng số liệu 4.2.1.1 DSCV đối với nhóm khách hàng cá thể đã tăng đột biến trong năm 2012 với mức tăng 58,11% đưa tổng DSCV đối với nhóm khách hàng cá thể lên mức 1.281.637 triệu đồng so với năm 2011.
30
Năm 2012 DSCV đối với nhóm này đã giảm đi 15,6% đưa DSCV trong năm 2013 đối với nhóm khách hàng cá thể chỉ đạt 1.081.679 triệu đồng. Trong 6 tháng đầu năm DSCV tiếp tục tăng nhẹ với nhóm khách hàng này với mức tăng 3,75% so với cùng kỳ năm 2013 đưa DSCV 6 tháng đầu năm 2014 đạt 720.016 triệu đồng.
31
Bảng 4.2.1.1: Doanh số cho vay theo đối tượng khách hàng của VietinBank Cần Thơ
Đơn vị tính: Triệu đồng.
Nguồn: Phòng Kế Toán VietinBank Cần Thơ
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6T2013 6T2014
Chênh lệch
2012/2011 2013/2012 6T2014/6T2013
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
DNNN 1.252.046 1.643.306 1.709.578 796.649 828.296 391.260 31,25 66.272 4,03 31.647 3,97 Cty CP, TNHH 5.289.476 4.599.971 4.361.748 2.486.423 2.250.343 (689.505) (13,04) (238.223) (5,18) (236.080) (9,49) DNTN 1.024.589 918.692 1.121.393 596.568 609.421 (105.897) (10,34) 202.701 22,06 12.853 2,15 Cá thể 810.596 1.281.673 1.081.679 694.017 720.016 471.077 58,11 (199.994) (15,60) 25.999 3,75
32
4.2.1.2 Doanh số cho vay theo Lĩnh vực đầu tư
Từ những phân tích trong bảng 4.2.1.2 ta thấy được DSCV theo lĩnh vực đầu tư có sự ưu tiên đối với các ngành thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh và chế biến-nuôi trồng thủy sản do đặc thù của địa bàn hoạt động của Ngân hàng chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và đa phần khách hàng của Ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và chế biến các sản phầm từ nông nghiệp. Cụ thể như sau:
Sản xuất kinh doanh: Đây là lĩnh vực tạo ra nhiều giá trị gia tăng nhất, luôn được tạo điều kiện để đầu tư, mở rộng quy mô, hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn chủ yếu là sản xuất và kinh doanh lúa gạo một lĩnh vực với các sản phẩm đầu ra được tiêu dùng rất cao và đặc biệt là Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, thị trường đầu ra của doanh nghiệp rộng lớn. Vì vậy, hoạt động tài trợ cho lĩnh vực này luôn được ưu tiên được thể hiện qua việc DSCV trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013 luôn tăng và DSCV 6 tháng năm 2014 tăng so với cùng kỳ năm 2013. Cụ thể, năm 2011 DSCV đạt 2.652.489 triệu đồng, năm 2012 đạt 3.125.468 triệu đồng tăng 17,83% so với năm 2011, năm 2013 tăng nhẹ so với 2012 với mức tăng 2,85% đạt 3.214.586 triệu đồng và 6 tháng năm 2014 đạt 1.803.139 triệu đồng tăng 4,74% so với cùng kỳ năm 2013.
Chế biến, nuôi trồng thủy sản: Đây cũng được xem là lĩnh vực ưu tiên vì ĐBSCL nói chung và địa bàn Thành phố Cần Thơ nói riêng là nơi có diện tích ao nuôi và số lượng doanh nghiệp chế biến thủy sản lớn nhất cả nước, đây được xem là hoạt động chủ yếu của vùng. Tuy nhiên, hoạt động này tiềm ẩn nhiều rủi ro, điển hình những năm qua hoạt động nuôi trồng thủy sản bị thua lỗ liên tục, giá cả thay đổi thất thường khiến người nuôi không còn mặn mà với việc nuôi trồng thủy sản và các doanh nghiệp chế biến cũng không có nhu cầu vay vốn mở rộng kinh doanh do nguồn đầu ra chủ yếu của các doanh nghiệp là xuất khẩu nhưng lại thường bị các nước nhập khẩu kiện bán phá giá sản phẩm, thực hiện đánh thuế cao đối với các sản phẩm này… Trong giai đoạn 2011 đến 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 DSCV đối với lĩnh vực này liên tục bị giảm và 6 tháng đầu năm 2014 tiếp tục giảm so với 6 tháng năm 2013.
33
Năm 2011 DSCV đối với lĩnh vực này đạt 3.107.901 triệu đồng chiếm tỷ trọng cao nhất trong các lĩnh vực ngân hàng cho vay. Năm 2012 Ngân hàng đã hạn chế việc cho vay đối với lĩnh vực này thể hiện qua việc DSCV đã giảm 15,95% và DSCV đối với lĩnh vực này chỉ đạt 2.612.289 triệu đồng. Năm 2013 DSCV tiếp tục giảm với mức giảm 5,61% đưa DSCV đối trong năm 2013 đối với lĩnh vực này chỉ ở mức 2.465.800 triệu đồng, cùng với đà suy giảm trong những năm 2011 đến 2013 thì DSCV đối với chế biến và nuôi trồng thủy sản lại tiếp tục giảm trong 6 tháng năm 2014 so với 6 tháng năm 2013 tương ứng giảm 15,4% và DSCV chỉ đạt 1.330.694 triệu đồng.
Dịch vụ và kinh doanh khác: Mảng hoạt động với DSCV hàng năm tương đối ổn định, với mức tăng giảm qua các năm không đáng kể trong giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014. Thành phố Cần Thơ, trung tâm kinh tế của vùng ĐBSCL ngoài việc đẩy mạnh đầu tư cho SXKD thì hoạt động dịch vụ cũng được coi trọng như: nhà hàng, khách sạn, vui chơi giải trí,…Nhận thấy điều đó trong những năm qua Ngân hàng mạnh dạng dành ra một khoản tài trợ tương đối lớn và ổn định để cho vay đối với các nhà đầu tư xây dựng cơ sở cung cấp dịch vụ, các hoạt động bán lẻ… DSCV đối với hoạt động này trong năm 2011 đạt 1.659.830 triệu đồng, năm 2012 giảm nhẹ về mức 1.589.763 triệu đồng và năm 2013 tăng nhẹ về mức 1.648.342 triệu đồng và 6 tháng đầu năm 2014 đạt 609.580 triệu đồng giảm 3,72% so với cùng kỳ năm 2013.
Tiêu dùng: Đây là mảng mang nhiều rủi ro nhất, phụ thuộc vào thu nhập của người vay. Tuy nhiên đây là mảng cho vay với mức lãi suất cao và ổn định, tạo nguồn thu nhập lớn cho Ngân hàng và đăc biệt đây là một lĩnh vực đầy tiềm năng được hầu hết các ngân hàng chú trọng tài trợ để phát triển hoạt động bán lẻ của ngân hàng. Vì vậy Ngân hàng cũng đang đẩy mạnh việc cho vay tiêu dùng khi khách hàng đủ điều kiện có nhu cầu vay. Biên độ dao động của mức tăng giảm DSCV của mảng này tương đối lớn, do phụ thuộc nhiều vào nhu cầu của người tiêu dùng trong sinh hoạt hằng ngày. Việc cho vay của ngân hàng phục vụ cho hoạt động tiêu dùng phụ thuộc vào thu nhập và thời gian của hợp đồng lao động của khách hàng, tuy nhiên DSCV đối với lĩnh vực
34
này vẫn vẫn biến động phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng. DSCV đối với hoạt động tiêu dùng trong năm 2012 đạt 1.107.122 triệu đồng tăng 68,64% tương ứng với mức tăng 450.635 triệu đồng so với năm 2011. Năm 2013 DSCV đối với hoạt động tiêu dùng giảm 14,58% tương ứng với mức giảm 161.452 triệu đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2014 DSCV tăng nhẹ so với 6 tháng năm 2013 với mức tăng chỉ 2,87% tương ứng với mức tăng 19.567 triệu đồng.
35
Bảng 4.2.1.2: Doanh số cho vay theo lĩnh vực đầu tư của VietinBank Cần Thơ
Đơn vị tính: Triệu đồng.
Nguồn: Phòng Kế Toán VietinBank Cần Thơ
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6T2013 6T2014
Chênh lệch
2012/2011 2013/2012 6T2014/6T2013
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
SXKD 2.952.489 3.125.468 3.214.586 1.721.535 1.803.139 172.979 5,86 89.118 2,85 81.604 4,74 CB, nuôi trồng TS 3.107.901 2.612.289 2.465.800 1.572.875 1.330.694 (495.612) (15,95) (146.489) (5,61) (242.181) (15,40) DV kinh doanh khác 1.659.830 1.589.763 1.648.342 633.151 609.580 (70.067) (4,22) 58.579 3,68 (23.571) (3,72) Tiêu dùng 656.487 1.107.122 945.670 646.096 664.663 450.635 68,64 (161.452) (14,58) 18.567 2,87
36
4.2.1.3 Doanh số cho vay theo thời hạn
DSCV theo thời gian chủ yếu là ngắn hạn. Do đa phần TCKT hoạt động trên địa bàn chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ vòng quay vốn hoạt động ngắn vì thế nhu cầu thiếu hụt nguồn vốn chủ yếu là ngắn hạn. Cụ thể:
DSCV ngắn hạn: trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013 và 6 tháng năm 2014 đều chiếm tỷ trọng cao trên 80% DSCV của tất cả các thời hạn. Phần lớn khách hàng của Ngân hàng là nông dân chủ yếu là vay để trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi thủy sản…một số hộ tiểu thương mua bán nhỏ lẻ và một số doanh nghiệp có nhu cầu vốn lưu động trong hoạt động kinh doanh mua bán lương thực, thực phẩm, vật tư nông nghiệp…đây là các ngành nghề có chu kỳ sản xuất ngắn. Tuy nhiên, trong giai đoạn này kinh tế trong nước khó khăn, khách hàng của Ngân hàng cũng gặp khó khăn bởi tác động của nền kinh tế vì vậy hoạt động cho vay đầu ra của Ngân hàng đã liên tục giảm trong giai đoạn này. Năm 2011 DSCV của Ngân hàng đạt 7.482.713 triệu đồng. Năm 2012 DSCV đã giảm 1,48% tương ứng giảm 110.699 triệu đồng so với năm 2011 đưa DSCV trong năm đạt 7.372.014 triệu đồng. DSCV trong năm 2013 tiếp tục giảm 3,53% tương ứng giảm 260.508 triệu đồng. Mặc dù, trong năm 2014 nền kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi thế nhưng hoạt động cho vay đầu ra của Ngân hàng vẫn chưa được cải thiện và tiếp tục giảm 5,69% tương ứng giảm 229.078 triệu đồng so với 6 tháng năm 2013.
DSCV trung và dài hạn: chủ yếu phát sinh cho việc cấp tín dụng cho các DNNN và các doanh nghiệp có quy mô vừa trên địa bàn vì thể chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng DSCV. Ngược lại với DSCV ngắn hạn, DSCV trung và dài hạn có xu hướng tăng trong giai đoạn này. DSCV trung và dài hạn tăng cao nhất trong năm 2012 với mức tăng 18,86% tương ứng tăng 168.634 triệu đồng so với năm 2011. Trong năm 2013 DSCV tăng 9,44% tương ứng tăng 100.264 triệu đồng và 6 tháng năm 2014 tăng 11,52% so với 6 tháng năm 2013.
37
Bảng 4.2.1.3: Doanh số cho vay theo thời hạn của VietinBank Cần Thơ
Đơn vị tính: Triệu đồng.
Nguồn: Phòng Kế Toán VietinBank Cần Thơ
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6T2013 6T2014
Chênh lệch
2012/2011 2013/2012 6T2014/6T2013
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Ngắn hạn 7.482.713 7.372.014 7.111.506 4.022.472 3.793.394 (110.699) (1,48) (260.508) (3,53) (229.078) (5,69) Trung và dài hạn 893.994 1.062.628 1.162.892 551.185 614.682 168.634 18,86 100.264 9,44 63.497 11,52
38
4.2.2 Doanh số thu nợ
Song song với việc cho vay thì công tác thu hồi nợ vay cũng không kém phần quan trọng, vì có thu hồi nợ thì mới bảo toàn được vốn và thu được lãi nhằm bù đắp các chi phí. Qua bảng số liệu cho thấy công tác thu hồi nợ tương đối ổn định qua các năm với mức tăng giảm không đáng kể do nhu cầu vay ngắn hạn trong giai đoạn này liên tục giảm và nhu cầu vay trung hạn tăng vì vậy việc thu hồi nợ trong giai đoạn này biến động chủ yếu do hoạt động thu hồi nợ ngắn hạn là chủ yếu.
4.2.2.1 Doanh số thu nợ theo đối tượng khách hàng
Doanh nghiệp nhà nước: Mặc dù DSCV đối với DNNN trong giai đoạn này tăng thế nhưng đa phần được tài trợ với thời hạn vay trung hạn và việc thu hồi nợ vay trước hạn không phát sinh vì thế hoạt động thu hồi nợ đối với các DNNN giảm qua các năm. Năm 2011 tổng DSTN đối với các DNNN trên địa bàn đạt 1.779.563 triệu đồng, năm 2012 DSTN đạt 1.586.457 triệu đồng giảm 10,85% tương ứng với giảm 193.106 triệu đồng, năm 2013 DSTN tiếp tục giảm 15,18% hoạt động thu hồi nợ trong năm của Ngân hàng đối với DNNN chỉ đạt 1.345.670 triệu đồng và 6 tháng đầu năm 2014 hoạt động thu hồi nợ chỉ giảm nhẹ 0,67% so với 6 tháng năm 2013 và đạt 716.259 triệu đồng.
Cty cổ phần, Cty TNHH: Và cũng như cho vay, công tác thu hồi nợ đối với Cty cổ phần và Cty TNHH vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng DSTN qua các năm do nhu cầu vốn vay của các doanh nghiệp này chủ yếu là ngắn hạn hoặc vay vốn theo hạn mức chỉ trong một năm do đó việc thu hồi nợ vay luôn chiếm tỷ trọng lớn trong DSTN đối với loại hình doanh nghiệp này. Mặc