Giải pháp về xây dựng siêu dữ liệu địa chính

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng dữ liệu địa chính và đề xuất giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 56)

Siêu dữ liệu (metadata) là các thông tin mô tả về dữ liệu. Nội dung siêu dữ liệu địa chính gồm các nhóm thông tin mô tả về siêu dữ liệu địa chính đó, hệ quy chiếu tọa độ, dữ liệu địa chính, chất lƣợng dữ liệu địa chính và cách thức trao đổi, phân phối dữ liệu địa chính, cụ thể nhƣ sau [3]:

- Nhóm thông tin mô tả về siêu dữ liệu địa chính gồm các thông tin khái quát về siêu dữ liệu địa chính đó nhƣ đơn vị lập, ngày lập siêu dữ liệu;

- Nhóm thông tin mô tả về hệ quy chiếu tọa độ gồm các thông tin về hệ quy chiếu tọa độ đƣợc áp dụng để xây dựng CSDL địa chính;

- Nhóm thông tin mô tả về dữ liệu địa chính gồm các thông tin về hiện trạng của dữ liệu địa chính; mô hình dữ liệu không gian, thời gian đƣợc sử dụng để biểu diễn dữ liệu địa chính; thông tin về các loại từ khóa, chủ đề có trong dữ liệu địa chính; thông tin về mức độ chi tiết của dữ liệu địa chính; thông tin về các đơn vị, tổ chức liên quan đến quá trình xây dựng, quản lý, cung cấp dữ liệu địa chính; thông

tin về phạm vi không gian và thời gian của dữ liệu địa chính; thông tin về các ràng buộc liên quan đến việc khai thác sử dụng dữ liệu địa chính;

- Nhóm thông tin mô tả về chất lƣợng dữ liệu địa chính gồm các thông tin về nguồn gốc dữ liệu; phạm vi, phƣơng pháp, kết quả kiểm tra chất lƣợng dữ liệu địa chính;

- Nhóm thông tin mô tả về cách thức trao đổi, phân phối dữ liệu địa chính gồm các thông tin về phƣơng thức, phƣơng tiện, định dạng trao đổi, phân phối dữ liệu địa chính;

Các nhóm dữ liệu cấu thành siêu dữ liệu địa chính đƣợc thể hiện trong hình 3.1. Siêu dữ liệu địa chính đƣợc lập cho CSDL địa chính các cấp, cho khu vực lập hồ sơ địa chính, bản đồ địa chính hoặc cho tờ bản đồ địa chính. Chính vì phục vụ cho việc mô tả dữ liệu nên siêu dữ liệu địa chính cần phải đƣợc khởi tạo, xây dựng và phát triển song song với việc xây dựng CSDL địa chính và đƣợc cập nhật khi có biến động CSDL địa chính. Chuẩn định dạng siêu dữ liệu địa chính sử dụng trong trao đổi, phân phối siêu dữ liệu địa chính đƣợc áp dụng theo ngôn ngữ định dạng mở rộng (XML) nhằm có thể dễ dàng đƣa vào CSDL để quản lý, dễ dàng bảo trì và có khả năng chia sẻ thông tin về dữ liệu giữa các hệ thống thông tin.

Thực tế hiện nay tại huyện Phú Xuyên, công tác xây dựng siêu dữ liệu địa chính vẫn chƣa đƣợc thực hiện. Tuy nhiên, phần lớn các nội dung của siêu dữ liệu đều có thể đƣợc phân tích và chiết xuất từ các tài liệu hiện có, ví dụ nhƣ đối với bản đồ địa chính các thông tin về đơn vị thành lập, phƣơng pháp thành lập, chất lƣợng dữ liệu (theo báo cáo kiểm tra, nghiệm thu),...

Để tập hợp và biên tập siêu dữ liệu, có thể sử dụng phần mềm xây dựng siêu dữ liệu (ví dụ nhƣ TMV.Data).

Nhóm thông tin mô tả về siêu dữ liệu địa

chính

Nhóm thông tin mô tả về dữ liệu địa

chính

Nhóm thông tin mô tả về chất lượng dữ liệu

địa chính Nhóm thông tin mô tả

về cách thức trao đổi, phân phối dữ liệu

địa chính Nhóm thông tin mô tả về hệ quy chiếu toạ độ Siêu dữ liệu địa chính

Hình 3.1. Các nhóm thông tin cấu thành siêu dữ liệu địa chính [3]

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng dữ liệu địa chính và đề xuất giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)