0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Nhu cầu xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH HUYỆN PHÚ XUYÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 46 -46 )

Nhìn chung, đƣợc sự quan tâm chỉ đạo thƣờng xuyên của Thƣờng trực huyện ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện, sự nỗ lực cố gắng của các cơ quan quản lý chuyên môn, trong thời gian qua, công tác quản lý đất đai đã đạt đƣợc nhiều kết quả tốt, đặc biệt là kết quả công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong thời gian qua đã tăng so với cùng kỳ năm 2012. Tuy nhiên trên địa bàn huyện vẫn còn một số tồn tại hạn chế, ngoài những yếu tố kể trên là:

- Công tác quản lý và sử dụng đất tại các xã, thị trấn còn lỏng lẻo, chƣa bám sát đƣợc tình hình biến động dẫn đến việc xác định nguồn gốc đất, diện tích sử dụng gặp nhiều khó khăn.

- Công tác giao, cấp đất tại các xã, thị trấn còn nhiều thiếu sót nhƣ cấp không đúng vị trí, sai hình thể,…

- Hệ thống hồ sơ tài liệu lƣu trữ đã cũ nát, không đảm bảo thông tin để giải quyết cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hiện tại. Đặc biệt còn 13 xã hiện nay chƣa có bản đồ địa chính chính quy gây khó khăn cho việc triển khai hoàn thiện hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân.

Chính vì vậy vấn đề cần đặt ra là huyện cần chú trọng đẩy mạnh việc hoàn thiện hệ thống bản đồ địa chính cũng nhƣ hồ sơ sổ sách để làm cơ sở cho việc giải quyết các vấn đề về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết tranh chấp đất đai,…

Sau khi hợp nhất Hà Tây với Hà Nội theo Nghị Quyết của Quốc hội (khóa XII) huyện Phú Xuyên trở thành cửa ngõ phía Nam của Thủ đô Hà Nội và đƣợc định hƣớng phát triển trở thành đô thị công nghiệp, đầu mối giao thông, trung chuyển hàng hóa; đô thị vệ tinh cửa ngõ phía Nam của Thủ đô, đầu mối của các hành lang giao thông quốc gia (Quốc lộ 1A, đƣờng sắt Bắc-Nam, tuyến giao thông kết nối vùng Tây Bắc - Hải Phòng; Đỗ Xá - Quan Sơn – Hòa Bình và hê ̣ thống đƣờng thủy sông Hồng). Huyện luôn nhận đƣợc sự quan tâm của lãnh đạo và các sở, ban, ngành của Thành phố, đây là điều kiện thuận lợi mới, nguồn lực mới để Phú Xuyên có cơ hội phát triển nhanh hơn cụ thể là:

- Phú Xuyên đƣợc xác định là đô thị vệ tinh với chức năng là đô thị công nghiệp, đầu mối giao thông, trung chuyển hàng hóa vì vậy huyện có khả năng phát triển các khu công nghiệp chế biến hỗ trợ vùng nông nghiệp phía Nam Hà Nội, các khu công nghiệp đón nhận toàn bộ công nghiệp tại Hà Tây cũ và nội thành Hà Nội và liên kết với hệ thống khu cụm công nghiệp Đồng Văn (Hà Nam) tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội.

- Phú Xuyên còn là đô thị sinh thái vì vậy việc phát triển đô thị gắn với hệ thống mặt nƣớc liên hoàn (để khắc phục địa hình thấp trũng), giải quyết việc thoát nƣớc mặt, tƣới tiêu nông nghiệp và tạo dựng cảnh quan đặc trƣng vùng phía Nam Hà Nội.

Để thực hiện đƣợc định hƣớng đó thì yếu tố quy hoạch sử dụng đất nói riêng và quản lý đất đai nói chung trên địa bàn huyện là rất quan trọng. Điều đó đòi hỏi cần có những ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý để phục vụ việc sử dụng đất đai hiệu quả hơn. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khoa học công nghệ đang ngày càng phát triển, nhu cầu xây dựng CSDL địa chính là điều tất yếu. CSDL địa chính đƣợc hoàn thiện sẽ là nền tảng để phát triển CSDL đất đai, CSDL tài nguyên môi trƣờng, tạo điều kiện liên kết với nhiều ngành kinh tế xã hội khác.

CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH HUYỆN PHÚ XUYÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH HUYỆN PHÚ XUYÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 46 -46 )

×