Dịch vụ được đánh giá cao so với các doanh nghiệp trong ngành

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động Logistics tại công ty Cổ phần ô tô Phương Đạt (Trang 48)

Có đội ngũ xe chuyên nghiệp .

Công ty cổ phần ô tô Phương Đạt có uy tín lâu năm , thương hiệu đã được khẳng định trên thị trường Việt Nam và đang dần chiếm lĩnh thị trường nước ngoài.

Có nhiều khách hàng lớn và là khách hàng trung thành

b.Mở rộng, hợp tác với nước ngoài

Cùng với xu thế hội nhập thị trường khu vực và thị trường quốc tế, nhất là sau khi nước ta gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO, ngoài việc mở rộng hợp tác trên nhiều lĩnh vực với các đối tác, các khách hàng trong nước, Công ty đã chú trọng, tăng cường và đẩy mạnh hợp tác, phát triển dịch vụ với các nước trong và ngoài khu vực, nhằm xúc tiến từng bước đẩy mạnh sản phẩm dịch vụ đồng thời tiếp thu các công nghệ quản lý mới. Ký kết các hợp đồng hợp tác với đại lý vận tải giao nhận: Thiết lập mạng lưới đại lý vận tải giao nhận, đến nay Công ty đã ký với 22 đại lý tại 16 nước trên thế giới. Việc thiết lập hệ thống đại lý rộng khắp và phân bổ tại tất cả các khu vực trên thế giới đã mang lại sự chủ động và khả năng đáp ứng yêu cầu đa dạng về vận tải Fowader đối với các đối tượng khách hàng và tiếp tục đẩy mạnh hoạt động Marketing tại các nước Châu âu, Đông Nam á, Châu Mỹ.

Để kịp thời nắm bắt thông tin về thị trường Công ty đã và đang xây dựng mạng lưới làm dịch vụ tại các khu vực thị trường tiềm năng với các văn phòng đại diện như là một bước khởi đầu cho chiến lược phát triển dịch vụ vận tải khu vực và quốc tế.

ngũ nhân viên để đáp ứng tối đa yêu cầu của khách hàng ,đặc biệt là những khách hàng nước ngoài sử dụng dịch vụ trọn gói trong chuỗi dịch vụ logistics, Công ty đã và đang thực hiện chiến lược đào tạo nhân viên theo chuyên nghiệp, Công ty đã đầu tư nguồn lực thích đáng và liên kết với các đơn vị đào tạo để tổ chức các khóa học về nghiệp vụ logistics, nghiệp vụ quản lý, nghiệp vụ kinh doanh…Năm 2011, Công ty tiếp tục triển khai kế hoạch đào tạo về logistics, hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước có các chuyên gia giỏi để trao đổi những kinh nghiệm về chiến lược marketting, chiến lược quản lý nhân sự, đào tạo cách giao tiếp ứng xử để phù hợp với phong cách giao tiếp của một nhà vận tải chuyên nghiệp, qua đó trang bị đầy đủ kiến thức cho nhân viên, sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu khả năng cung cấp dịch vụ cao hơn.

d.Áp dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ logistics

Công ty hiện nay đã xử lý đơn hàng trên hệ thống phần mềm quản lý như Business Planning and Control System - BPCS, hay Web Map Service – WMS.

Business Planning and Control System (BPCS) – Hệ thống điểu khiển và lập kế hoạch kinh doanh là một hệ thống phổ biến, đã được sử dụng tại hơn 8000 doanh nghiệp trên toàn thế giới. Các ứng dụng của BPCS bao gồm :

-ứng dụng trong việc quản lý chuỗi cung cấp

-ứng dụng trong việc lên kế hoạch cụ thể về hoạt động cũng như tài chính doanh nghiệp

-Hỗ trợ việc xác định và phân tích tài chính doanh nghiệp.

Warehouse Management System – WMS là công cụ quản lý kho bãi. Một trong những điểm nổi bật của WMS là khả năng tích hợp với hệ thống mã vạch, cho phép quản lý các qui trình hoạt động của doanh nghiệp như các chu trình liên quan đến mua bán, giao nhận hàng hóa.… Trong quá trình thao

tác, có những đơn hàng được xếp thứ tự ưu tiên. Vì thế khi giao hàng, các hạng mục ưu tiên sẽ được xuất trước các hạng mục còn lại. Tại một thời điểm, người quản lý có thể biết đơn hàng nào đang chờ xuất hàng, có hạng mục nào ưu tiên hay không. Những thông tin này được xuất lên máy quét để nhân viên phục vụ trong kho xử lý. Khi máy quét chọn một mặt hàng sai, tín hiệu báo lỗi sẽ lập tức xuất hiện và nhân viên trong kho phải thao tác lại với mặt hàng đúng theo đơn hàng. Đòi hỏi đặt ra với doanh nghiệp quản lý kho là phải sắp xếp hết sức khoa học và phù hợp, nhất là khi trong kho hàng có cùng lúc nhiều nhân viên làm việc. Trong những thông tin kèm theo mỗi mặt hàng, nếu có thông tin về nhà vận chuyển thì thông tin này cũng có thể tích hợp vào hệ thống. Mỗi mặt hàng đều cần đủ thông tin giúp người quản lý kho hàng quản lý nó dễ dàng ở nhiều vị trí khác nhau.

Như vậy, Công ty đã có nhiều cố gắng trong việc ứng dụng các thành tựu công nghệ thông tin vào nhằm nâng cao chất lượng các dịch vụ logistics của mình.

* Nhược điểm.

a. Vẫn tập trung vào các hoạt động giao nhận truyền thống

Thực tế ở Việt Nam hiện nay, hoạt động logistics mới bắt đầu hình thành. Các công ty giao nhận Việt Nam nói chung mới bước đầu áp dụng nhưng chưa đạt mức độ hoàn thiện mà chỉ thực hiện một vài công đoạn nào đó của quy trình Logistics. Cụ thể tại công ty cổ phần ô tô Phương Đạt, mảng hoạt động logistics bao gồm những hoạt động chủ yếu sau :

-Dịch vụ vận chuyển hàng hóa: Vận tải đa phương thức, vận tải hàng hoá bằng đường biển, đường không, đường bộ và đường sắt trong.

-Dịch vụ giao nhận: Dịch vụ làm thủ tục hải quan cho các chủ hàng; đại lý mua bán, ký gửi hàng hoá; nhận uỷ thác xuất nhập khẩu; đại lý làm thủ tục hải quan.

Các dịch vụ logistics của chi nhánh chủ yếu được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam và một số quốc gia láng giềng như Lào, Campuchia, hay Trung Quốc. Chi nhánh chỉ mới tập trung ở việc vận chuyển nội địa và sang một số nước láng giềng, khai thuê hải quan. Trong vấn đề vận tải đa phương thức: các hình thức tổ chức vận tải như biển, sông, bộ, hàng không… vẫn chưa thể kết hợp một cách hiệu quả, chưa tổ chức tốt các điểm chuyển tải. Phương tiện vận tải còn lạc hậu, cũ kỹ nên năng suất lao động thấp.

* Về dịch vụ chuyên chở hàng hóa và giao nhận vận tải :

Công ty chỉ cung cấp dịch vụ vận tải nội địa và quá cảnh sang một số quốc gia lân cận, mặt hạn chế trong dịch vụ này của Công ty do nhiều yếu tố tác động. Công ty mới chỉ là 1 doanh nghiệp trong nước, chưa đủ tài và lực để hoạt động trên toàn thế giới như các công ty đa quốc gia ( Maersk , APL).

Dịch vụ quản trị chuỗi cung ứng : Công ty chưa có dịch vụ quản trị chuỗi cung ứng,

Qua các dữ liệu ở trên, ta có thể thấy dịch vụ logistics của Công ty vẫn còn ở mức thô sơ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều khách hàng là các công ty hay tập đoàn lớn không chọn Công ty làm nhà cung cấp dịch vụ logistics.

b. Thiếu đội ngũ lao động làm việc trong lĩnh vực logistics được đào tạo bài bảntạo bài bản tạo bài bản

Đối với nghiệp vụ logistics, để thực hiện quản lý dây chuyền cung ứng (Supply chain management) đòi hỏi nhân viên giao nhận phải có trình độ kinh doanh quốc tế, kiến thức công nghệ thông tin ở mức nhất định. Logistics là hoạt động toàn cầu, liên quan đến luật lệ của nhiều nước. Nguồn nhân lực cho ngành này chủ yếu được lấy từ các đại lý hãng tàu hoặc từ các công ty giao nhận vận tải biển và sử dụng theo khả năng của họ. Rõ ràng, với một nguồn nhân lực thiếu chuyên môn, yếu nghiệp vụ như vậy thì khả năng cạnh tranh sẽ

như “trứng chọi đá” trước các hãng logistics nước ngoài với thế mạnh về vốn và công nghệ, cộng thêm đội ngũ nhân lực giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao. Thực sự đây là rào cản lớn cho các công ty giao nhận Việt Nam nói chung và Công ty nói riêng, đặc biệt là những nhân viên với trình độ kinh doanh quốc tế có hạn.

Ở nhiều nước trên thế giới logistics là cả một chuyên ngành đào tạo nhưng ở nước ta chưa có một trường đại học nào đào tạo chuyên ngành này một cách chính quy. Chỉ có một số trường đại học lớn đã có những khóa học ngắn hạn về logistics nhưng chỉ mang tính giới thiệu theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa”. Tóm lại, nếu thiếu tài lực, vật lực cho hoạt động logistics thì vẫn có thể giải quyết xây dựng từng phần, nhưng nếu thiếu nhân lực thì hệ thống logistics sẽ không thể hoạt động được. Chính vì thế nhu cầu cho xây dựng một nguồn nhân lực logistics là yêu cầu cần thiết hiện nay đối với Công ty nói riêng và ngành logistics nói chung.

c. Hạn chế về áp dụng công nghệ thông tin trong dịch vụ logistics

Có thể nói hệ thống thông tin là trái tim của mọi hoạt đọng nói chung và hoạt động logistics nói riêng, quản lý chuỗi logistics là quản lý cả dòng vật chất lẫn dòng thông tin. Nếu thiếu một trong hai thì hoạt động đó chưa phải là hoạt động logistics thật sự. Công ty chủ yếu vẫn sử dụng hệ thống thông tin truyền thống (điện thoại, fax, email) để trao đổi thông tin, gửi và nhận chứng từ với khách hàng, hải quan. Trong khi những nước quanh ta như Singapore, Thailand, Malaysia…đã áp dụng hệ thống trao đổi thông tin điện tử cho phép các bên liên quan liên lạc với nhau bằng kỹ thuật mạng tin học tiên tiến,thông quan bằng các thiết bị điện tử. Hầu như các công ty Việt Nam nói chung và Công ty nói riêng, chưa công ty nào có phần mềm hay hệ thống thông tin kết nối với các đối tác của riêng mình.

chưa đồng bộ và chưa thực sự đạt hiệu quả. Công ty chưa tham gia sử dụng chứng từ điện tử và hợp đồng điện tử. Nếu xét trên khía cạnh xây dựng website thì website Công ty cổ phần ô tô Phương Đạt chỉ mang tính giới thiệu đơn thuần về doanh nghiệp, về dịch vụ của doanh nghiệp mà chưa cung cấp được các tiện ích mà khách hàng cần như công cụ theo dõi đơn hàng( track and trace), lịch tàu, đăng kí điện tử (e-booking), theo dõi chứng từ…..

Công ty mới chỉ xử lý đơn hàng trên hệ thống phần mềm quản lý như BPCS, hay Web Map Service – WMS .

Trong khi đó, các doanh nghiệp lớn trong ngành tại Việt Nam đã áp dụng công nghệ thông tin rất nhiều trong việc cung cấp dịch vụ logisitcs. Ví dụ Hệ thống thông tin của Maersk bao gồm: Hệ thống trao đổi thông tin giữa các văn phòng Maersk logistics trên khắp thế giới - Maersk communication system (MCS); hệ thống quản lý đơn hàng - Operation & documentation Excution system (MODS); hệ thống cho phép công ty gửi những yêu cầu xếp hàng qua mạng nhanh chóng và tiện lợi - online booking & documentation system for shipper (M*power shipper); kiểm tra tình trạng hàng hóa của khách hàng - client visibility tool( M*Power); hệ thống tự động tính toán - global airfreight system và phát hành chứng từ cho các lô hàng hàng không, quản lý mã hàng - e-label system, in nhãn hiệu hàng hóa, mã số, mã vạch.

Một trong những nguyên nhân chính khiến cho khả năng áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động cung cấp dịch vụ logistics của Công ty chưa thực sự tốt là vốn đầu tư. Để áp dụng bất kì chương trình quản trị hay hỗ trợ hoạt động nào cũng đòi hỏi việc đầu tư 1 khoản tiền rất lớn cũng như việc xây dựng 1 đội ngũ nhân viên tiếp quản và triển khai các ứng dụng đó. Đây không phải là một việc dễ thực hiện đối với Công ty. Tuy nhiên, việc ứng dụng nhiều hơn nữa những thành tựu trong lĩnh vực công nghệ thông tin vào việc

cung cấp dịch vụ của Công ty là một vấn đề cấp thiết, và để ứng dụng thành công thì phải có kế hoạch lâu dài.

d. Hoạt động marketing cũng như chiến lược khách hàng cho dịch vụ logistics còn yếu vụ logistics còn yếu vụ logistics còn yếu

Trên thực tế các công ty giao nhận VN chưa có khách hàng để phát triển logistics. Khách hàng của dịch vụ logistics thường là những công ty đa quốc gia, họ có xu hướng giao trọn gói cho các công ty logistics thiết kế và cung cấp toàn bộ dây chuyền cung ứng nguyên vật liệu và phân phối hàng hoá cho công ty của họ. Các công ty này đôi khi không quan trọng về giá cả từng dịch vụ riêng lẻ, nếu cả dây chuyền logistics có thể làm giảm chi phí thì họ sẵn sàng chấp thuận. Các công ty này thường có thể bỏ ra nhiều tiền cho vận tải, chấp nhận giá cước cao nhưng dịch vụ phải tốt. Điều này đòi hỏi các công ty giao nhận phải có uy tín và năng lực thực sự trong lĩnh vực logistics. Chính vì vậy các công ty giao nhận VN chưa có niềm tin đối với những khách hàng này.

Khách hàng mục tiêu

Để có thể phát triển dịch vụ của mình, Công ty cần hướng tới những ngành hàng lớn cũng như khách hàng mục tiêu và có sự điều chỉnh việc cung cấp dịch vụ cho các kiểu khách hàng:

 Khách hàng thuê dài hạn (>3 năm) và/hoặc sử dụng nhiều dịch vụ logistics (Kho bãi; vận chuyển; hải quan; bốc xếp);

 Cơ cấu khách hàng: khách hàng thuê dài hạn (>3 năm) khoảng: 40%; khách hàng thuê (1 đến 3 năm) khoảng 30%; khách hàng thuê ngắn hạn (< 1 năm) khoảng 30%. Cơ cấu này hiện nay chưa hợp lý so với mục tiêu hướng đến các khách hàng thuê dài hạn của các chi nhánh.

 Ngành hàng mục tiêu: hàng tiêu dùng, giải khát; thiết bị viễn thông. Do khách hàng mục tiêu của Công ty là những khách hàng lớn, có nhu

cầu thuê dài hạn và sử dụng nhiều dịch vụ , nên vấn đề trước mắt của chi nhánh là có chiến lược cụ thể để dành được khách hàng lớn và mở rộng đối tượng khách hàng sang những công ty vừa và nhỏ.

Công ty chưa có các hoạt động marketing và chiến lược khách hàng cho mỗi mảng hoạt động logistics của mình. Trong hoạt động logistics việc phân đoạn thị trường rất quan trọng. Mỗi chủng loại mặt hàng khác nhau cần phải thiết kế chuỗi logistics khác nhau. Ngoài ra việc đa dạng hoá dịch vụ cung cấp cũng là một trong những hoạt động marketing cần tiến hành, chẳng hạn việc thiết kế hệ thống ngược. Nhất là những mặt hàng triển lãm, hội chợ, tạm nhập tái xuất v.v…đây là những mặt hàng nếu có hệ thống logistics thì sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.

Hoạt động xúc tiến bán hàng và chăm sóc khách hàng

Các hoạt động xúc tiến bán hàng (promotion) đã được Công ty chủ động thực hiện nhằm nâng cao hình ảnh của Công ty ra công chúng như: tham gia hội chợ hành lang kinh tế Đông Tây tại Đà Nẵng; Tham gia quảng bá hình hình, cộng tác viên với tạp chí Shipper…;

Các hoạt động tiếp thị trực tiếp và chăm sóc khách hàng (care) đã được tổ chức, tuy nhiên còn nhỏ lẻ chưa chuyên nghiệp (chỉ mới dừng ở mức độ thăm hỏi, tặng quà sinh nhật…);

Như vậy, các hoạt động marketing cho mảng logistics tại Công ty chưa thực sự chuyên nghiệp. Công ty chưa có chiến lược rõ ràng và đầu tư một khoản kinh phí thoả đáng cho một trong những hoạt động quan trọng nhất .

e. Hoạt động logistics của chi nhánh mới chỉ bó hẹp trong nước và 1 số quốc gia lân cận mà chưa vươn ra được thế giới số quốc gia lân cận mà chưa vươn ra được thế giới

Việc ứng dụng logistics vào trong các lĩnh vực đời sống kinh tế -sản xuất của nước ta là chậm hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới nhiều năm. Mặt khác xuất phát điểm của nước ta cho phát triển logistics

là thấp. Đây là những nguyên nhân khiến cho qui mô hoạt động logistics của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty nói riêng trong lĩnh vực này không những nhỏ, mà còn kém khả năng cạnh tranh . Hay hoạt động logistics của các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ trong phạm vi nội địa mà

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động Logistics tại công ty Cổ phần ô tô Phương Đạt (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w