g. Đặc điểm về thông tin
1.3.2 Các nhân tố bên trong
- Nhân tố quản lý: Muốn tăng cường hoạt động logistics, trước tiên doanh nghiệp cần quản lý tốt từng khâu trong hoạt động logistics của mình. Quản lý tốt từng khâu, nắm bắt kịp thời thông tin chính xác để từ đó có thể đưa ra quyết định đúng, không gây tổn thất cho công ty.
- Nhân tố nguồn lực: Đối với bất cứ doanh nghiệp sản xuất nào, nguồn nhân lực cũng chính là yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn tăng cường hoạt động logistics trước hết doanh nghiệp cần tăng cường nguồn nhân lực có chất lượng cao, giúp doanh nghiệp hoạt động và điều hành bộ máy logistics một cách hiệu quả nhất. Nếu nhân sự giữa các bộ phận kho, vận chuyển, dự trữ đều là những người có trình độ và được đào tạo một cách bài bản thì họ sẽ dễ dàng hoàn thành nhiệm vụ, chỉ tiêu mà công ty giao cho họ. Bên cạnh đó trong công việc họ luôn sáng tạo, tìm tòi những phương pháp, cách làm hiệu quả nhất giúp ích cho công việc của mình đồng thời tăng năng suất lao động. Do đó công ty nên có những chính sách tuyển dụng cũng như giữ chân những người tài, cho họ môi trường làm việc chuyên nghiệp và những chế độ đãi ngộ phù hợp giúp họ gắn bó với
công ty hơn.
- Cơ sở vật chất: Gồm cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng thông tin và cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất. Các cơ sở này cần phải được phối hợp với nhau một cách đồng bộ giúp cho sự liên kết giữa các bộ phận được dễ dàng hơn. Nếu một trong những cơ sở trên không được đầu tư và quan tâm thì sẽ gây gián đoạn trong hoạt động logistics của công ty. Do vậy muốn tăng cường hoạt động logistics công ty cần quan tâm đến cơ sở hạ tầng thông tin, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và cơ sở vật chất kỹ thuật nhiều hơn nữa. Công ty nên có những chính sách cụ thể về việc nâng cấp, đầu tư cơ sở hạ tầng để đảm bảo, phục vụ tốt nhất cho hoạt động logistics của công ty. Ngoài những cơ sở hạ tầng trên còn cơ sở giao thông vận tải, là cơ sở hạ tầng quan trọng trong việc phát triển dịch vụ logistics, nếu cơ sở hạ tầng yếu kém sẽ làm cho chi phí của dịch vụ logistics cao lên, làm ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như hiệu quả của quản trị logistics tại doanh nghiệp sản xuất. Do đó muốn tăng cường hoạt động logistics cần phải có sự kết hợp giữa nhà nước với doanh nghiệp trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng giúp cho hàng hóa được lưu thông một cách thuận tiện và nhanh chóng với chi phí rẻ nhất đến tay người tiêu dùng.
- Vốn: Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào yếu tố vốn cũng vô cùng quan trọng. Nó quyết định sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Trong quản trị logistics, doanh nghiệp cần có năng lực tài chính nhất định để nâng cao hoạt động logistics. Chẳng hạn như đầu tư máy móc trang thiết bị phục vụ cho hoạt động vận chuyển một cách nhanh chóng và thuận tiện, hay đầu tư xây dựng thêm các kho bảo quản hàng hóa một cách tốt nhất. Muốn làm được những điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải có năng lực tài chính tốt.
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG LOGISTICS NGÀNH HÀNG Ô TÔ HIỆN NAY TẠI CÔNG TY CP Ô TÔ PHƯƠNG ĐẠT
2.1 ĐẶC ĐIỂM LOGISTICS NGÀNH HÀNG Ô TÔ CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CP Ô TÔ PHƯƠNG ĐẠT