Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến động thái tăng trưởng chiều cao

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá và giá thể trồng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây hoa phong lữ thảo trồng chậu tại thái nguyên (Trang 36)

cao cây hoa phong lữ thảo trồng chậu tại Thái Nguyên.

Chiều cao cây là một trong những đặc trưng hình thái cơ bản phản ánh sát thực tình trạng sinh trưởng của cây, giá trị thẩm mỹ cũng như giá trị kinh tế của cây. Nó ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh trưởng của cây trồng. Chiều cao cây là một yếu tố quyết định đến chất lượng cành mang hoa, thể hiện đặc trưng của cây. Chiều cao cây hoa phong lữ thảo chịu sự chi phối bởi các yếu tố ngoại cảnh, điều kiện dinh dưỡng và chăm sóc. Trong giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng cây sinh trưởng, phát triển rất mạnh, nhanh chóng tăng trưởng chiều cao cây. Khi cây bước vào giai đoạn sinh trưởng sinh thực ra nụ, nở hoa thì tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các công thức đều giảm.

Qua theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao giữa các công thức thí nghiệm tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng 4.3 và hình 4.2 dưới đây:

27

Bảng 4.3: Ảnh hƣởng của một số loại phân bón lá đến động thái tăng trƣởng chiều cao cây hoa phong lữ thảo trồng chậu tại Thái Nguyên.

Chỉ tiêu

CT

Chiều cao cây tại thời điểm sau trồng ( cm ) 20 ngày 30 ngày 40 ngày 50 ngày 60 ngày 70 ngày 80 ngày CT I 7,29 9,76 13,28 16,75 19,83 22,84 27,55 CT II 8,49 11,77 15,51 18,58 22,51 27,41 32,24 CT III 6,53 9,35 12,77 16,02 19,59 23,12 28,04 CT IV 6,77 9,56 13,08 16,48 20,02 23,31 26,52 CT V (đ/c) 5,78 8,23 11,56 14,66 18,67 22,04 23,39 LSD5% 3,19 CV % 5,8 0 5 10 15 20 25 30 35 20 30 40 50 60 70 80 chi ều cao cây (cm )

số ngày sau trồng (ngày)

tăng trƣởng chiều cao cây

CT I CT II CT III CT IV

CT V (đc)

Hình 4.2. Biểu đồ động thái tăng trƣởng chiều cao cây của các công thức thí nghiệm.

28

Quan sát bảng số liệu 4.3 và hình 4.2 ta thấy khi phun các loại phân bón lá cho cây hoa phong lữ thảo định kỳ 7 ngày phun 1 lần và theo dõi 10 ngày 1 lần thì chiều cao cây ở các công thức thí nghiệm đều tăng nên rõ rệt so với công thức đối chứng.

- Sau trồng 20 ngày chiều cao cây đạt từ 5,78-8,49 (cm) trong đó công thưc II (phun phân bón lá Thiên Nông) làm cho cây có chiều cao lớn nhất là 8,49 (cm) còn công thức V (phun nước lã) làm cho cây có chiều cao nhỏ nhất là 5,79 (cm). chênh lệch nhau khoảng 3(cm).

- Sau trồng 30 ngày đến 70 ngày trung bình cây tăng trưởng chiều cao từ 3- 4 cm trong 10 ngày. Mức độ tăng trưởng đều trong cùng một công thức. Chiều cao của cây đạt lớn nhất sau trồng 70 ngày là 27,41(cm) của công thức II (phun phân bón lá Thiên Nông), công thức có chiều cao cây thấp nhất là công thức V ( đ/c, phun nước lã) chiều cao đạt 22,04 (cm).

- Sau trồng 80 ngày chiều cao cây ở công thức I (phun phân bón lá NPK Trung Quốc) đo được là: 27,55 (cm) đạt mức cao thứ 3 trong 5 công thức; công thức II ( phun phân bón lá Thiên Nông ) đo được là 32,24 (cm) đạt mưc cao nhất; công thức III ( phun phân bón lá đầu trâu 902 ) đo được chiều cao cây là 28,04 (cm) đạt mức cao thứ 2; công thức IV (phun phân bón lá Atonikr 1.8 SL) chiều cao cây là 26,52 (cm); công thức V (phun nước lã làm đối chứng) chiều cao cây đạt mức thấp nhất là 23,39 (cm).

Như vậy phân bón lá có ảnh hưởng tương đối rõ rệt tới động thái tăng trưởng chiều cao của cây hoa phong lữ. Các công thức sử dụng các loại phân bón lá khác nhau có động thái tăng trưởng chiều cao cây là khác nhau. Để thấy được sự sai khác một cách chính xác về chiều cao cuối cùng tôi đã tiến hành xử lý thống kê và thu được kết quả : Chiều cao cuối cùng của các công thức phun phân bón lá đều cao hơn so với công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%.

29

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá và giá thể trồng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây hoa phong lữ thảo trồng chậu tại thái nguyên (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)