Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến động thái tăng trưởng chiều rộng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá và giá thể trồng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây hoa phong lữ thảo trồng chậu tại thái nguyên (Trang 39)

rộng lá (đk lá) của cây hoa phong lữ thảo trồng chậu tại Thái Nguyên.

Chiều rộng của phiến lá có ý nghĩa quan trọng giúp cây tiếp nhận ánh sáng để quang hợp và tiếp nhận phân bón phun qua lá. Phiến lá to rộng sẽ giúp cây hấp thu được nhiều ánh sáng hơn và lượng phân bón qua lá cũng được hấp thu nhiều hơn giúp cây sinh trưởng mạnh hơn. Ngoài ra phiến lá dày còn giúp cho cây có khả năng thích ứng và chống chịu với điều kiện ngoại cảnh và sâu bệnh tốt, bên cạnh đó nó còn giúp cho cây có bộ tán dày và đẹp hơn, tôn thêm vẻ đẹp rực rỡ cho chậu hoa. Kết quả theo dõi quá trình tăng trưởng chiều rộng lá được trình bày ở bảng 4.4:

Bảng 4.4: Ảnh hƣởng của một số loại phân bón lá đến động thái tăng trƣởng chiều rộng lá (đk lá) của cây hoa phong lữ thảo trồng chậu tại Thái Nguyên. Chỉ tiêu

CT

Chiều rộng lá (đk lá) tại thời điểm sau trồng ( cm )

20 ngày 30 ngày 40 ngày 50 ngày 60 ngày 70 ngày 80 ngày CT I 4,45 6,61 8,74 10,26 11,42 12,41 14,2 CT II 4,61 7,03 9,82 11,33 13,35 15,49 18,28 CT III 4,51 6,57 8,88 10,57 12,27 13,87 14,8 CT IV 4,49 6,84 9,18 10,39 11,69 12,51 14,32 CT V (đ/c) 4,39 6,67 8,69 9,84 10,95 12,06 12,46 LSD5% 1,64 CV % 5,9

30

Hình 4.3: Biểu đồ động thái tăng trƣởng chiều rộng lá (đk lá) của các công thức thí nghiệm.

Qua bảng số liệu bảng 4.4 và hình 4.3 ta thấy:

- Sau trồng 20 ngày các công thức phun các loại phân bón lá khác nhau làm cho chiều rộng lá của cây khác nhau nhưng mức độ chênh lệch chưa cao cụ thể như sau.

+ Công thức I ( phun phân bón lá NPK Trung Quốc ) có chiều rộng lá trung bình của các cây là: 4,45 cm đạt mức cao thứ 4 trong 5 công thức.

+ Công thức II ( phun phân bón lá Thiên Nông ) có chiều rộng trung bình lá của các cây thí nghiệm là: 4,61 (cm) đạt mức cao nhất trong 5 công thức thí nghiệm. + Công thức III ( phun phân bón lá đầu trâu 902 ) chiều rộng lá trung bình là: 4,51 (cm) cao thứ 2 trong 5 công thức tham gia thí nghiệm.

+ Công thức IV ( phun phân bón lá Atonikr 1.8 SL ) có chiều rộng lá trung

bình là 4,49 (cm) cao thứ 3 trong 5 công thức thí nghiệm.

+ Công thức V ( phun nước lã làm đối chứng ) có chiều rộng lá trung bình là 4,39 (cm) thấp nhất trong 5 công thức thí nghiệm.

31

Sau trồng 30 ngày cho đến 70 ngày chiều rộng lá các công thức đều tăng. Sau mỗi lần đo theo dõi ( 10 ngày ) chiều rộng lá tăng từ 1- 2 (cm). Mức độ tăng đồng đều trong mỗi công thức.

- Chiều rộng lá đo sau trồng 80 ngày giao động từ 12,46 (cm) đến 18,28 (cm) trong đó:

+ Công thức II ( phun phân bón lá Thiên Nông ) là 18,28 (cm) đạt mức cao nhất. + Công thức III ( phun phân bón lá đầu trâu 902 ) là 14,8 (cm) đạt mức cao thứ 2. + Công thức IV ( phun phân bón lá Atonikr 1.8 SL ) là 14,32 (cm) đạt mức cao thứ 3.

+ Công thức I (phun phân bón lá NPK Trung Quốc) là 14,2 (cm) đạt mức cao thứ 4. + Công thức V ( phun nước lã làm đối chứng ) là 12,46 (cm) mức thấp nhất. Ta thấy việc phun các loại phân bón lá khác nhau làm cho chiều rộng lá cũng khác nhau và cao hơn so với công thức không phun phân bón lá. Qua phân tích thống kê ta thấy chiều rộng lá các công thức I, II, III, IV có sự sai khác so với chiều rộng lá ở công thức đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá và giá thể trồng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây hoa phong lữ thảo trồng chậu tại thái nguyên (Trang 39)