- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây hoa Phong lữ thảo trồng chậu tại Thái Nguyên.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại giá thể trồng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây hoa Phong lữ thảo trồng chậu tại Thái Nguyên.
18
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
* Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây hoa Phong lữ thảo trồng chậu tại Thái Nguyên.
- Thí nghiệm gồm 5 công thức ( CT )
- Sử dụng 4 loại phân bón lá khác nhau làm 4 công thức thí nghiệm và dùng nước lã làm công thức đối chứng.
+ CT 1 : Phun phân bón lá NPK Trung Quốc
+ CT 2 : Phun thuốc điều hòa sinh trưởng kích phát tố lá, hạt GA – 3 Thiên Nông
+ CT 3 : Phun phân bón lá cao cấp đầu trâu 902
+ CT 4 : Phun huốc kích thích sinh trưởng cây trồng Atonik r 1.8 SL
+ CT 5 : Phun nước lã (đối chứng)
- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, gồm 5 công thức 3 lần nhắc lại.
- Mỗi công thức có 60 cây tham gia thí nghiệm chia làm 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại 20 cây trong đó tiến hành theo dõi ngẫu nhiên 5 cây/1 lần nhắc lại. Tổng số theo dõi 15 cây trên một công thức.
- Tổng số cây tham gia thí nghiệm là 300 cây. - Sơ đồ thí nghiệm:
CT 1 CT 3 CT 2 CT 5 CT 4
CT 5 CT 3 CT 2 CT 4 CT 1
CT 3 CT 4 CT 1 CT 5 CT 2
- Phun phân bón lá định kỳ 7 ngày 1 lần, phun cho đến khi cây bắt đầu cho hoa. - Mỗi công thức theo dõi 15 cây, 10 ngày đo đếm lấy số liệu 1 lần.
19
* Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại giá thể trồng đến sinh trưởng và phát triển của cây hoa Phong lữ thảo trồng chậu tại Thái Nguyên.
- Thí nghiệm gồm có 4 công thức:
+ CT 1 : Đất mầu 70% + trấu hun 15% + xơ dừa 15% + CT 2 : Đất mầu 80% + xơ dừa 20%
+ CT 3 : Đất mầu 80% + trấu hun 20% + CT 4 : Đất mầu (đối chứng)
- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, gồm 4 công thức 3 lần nhắc lại.
- Mỗi công thức có 60 cây tham gia thí nghiệm chia làm 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại 20 cây trong đó tiến hành theo dõi ngẫu nhiên 5 cây/1 lần nhắc lại. Tổng số theo dõi 15 cây trên một công thức.
- Tổng số cây tham gia thí nghiệm là 240 cây.
- Mỗi công thức theo dõi 15 cây, 10 ngày đo đếm lấy số liệu 1 lần. - Sơ đồ thí nghiệm:
CT 1 CT 3 CT 4 CT 2
CT4 CT3 CT1 CT 2
CT 2 CT 3 CT 4 CT 1
3.4. Các chỉ tiêu theo dõi
3.4.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển
- Theo dõi thời gian sinh trưởng và phát triển của cây (ngày): Theo dõi từ khi trồng đến khi ra nụ 80%, nở hoa 80%
- Theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao cây (cm) : Đo từ mặt đất đến đỉnh sinh trưởng cao nhất của cây (10 ngày đo 1 lần)
20
- Theo dõi động thái tăng trưởng số lá/cây (lá): Đếm số lá trên cây (10 ngày đếm 1 lần)
- Theo dõi động thái tăng trưởng chiều rộng lá (đk lá) (cm) : Đo những lá có chiều rộng (đk) lớn nhất trên cây (10 ngày đo 1 lần)
- Theo dõi động thái tăng trưởng số cành nhánh (cành phụ)/cây (cành): Đếm số cành trên cây (10 ngày đếm 1 lần)
3.4.2. Các chỉ tiêu về chất lượng hoa
- Số nụ/cành hoa (nụ) : Đếm tổng số nụ trên cành hoa.
- Số cành hoa/cây (cành) : Đếm tổng số cành hoa ( ngồng hoa) trên cây. - Chiều dài cành (ngồng) hoa (cm) : Đo từ gốc cành hoa mọc ra từ thân đến vị trí ra hoa.
- Đường kính hoa (cm) : Đo bằng thước kẻ li khi hoa nở hoàn toàn.
- Độ bền tự nhiên (ngày) : Được tính từ khi hoa nở đến khi 30% cánh hoa bị héo và rụng trên chậu.
- Đường kính gốc (cm) : Đo bằng thước palme ở vị trí to nhất của gốc.( đo khi cây nở hoa).
3.4.3. Tình hình sâu bệnh hại
- Bệnh hại : Quan sát bằng mắt thường, đếm số cây bị bệnh trên tổng số cây thí nghiệm của mỗi công thức(%).
Số cây bị bệnh
Tỷ lệ cây bệnh= ---x 100% Tổng số cây điều tra
- Mức độ bệnh hại nhẹ (+) : tỷ lệ bệnh hại <20% - Mức độ bệnh hại trung bình (++) : tỷ lệ bệnh hại 20-40% - Mức độ bệnh hại nặng (+++) : tỷ lệ bệnh hại >40%
21
3.5. Các biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc đối với cây hoa Phong lữ thảo
3.5.1. Đất, giá thể và chậu trồng
* Thí nghiệm 1: Đất trồng là hỗn hợp bao gồm : 70% đất mầu + 15 % trấu hun + 12 % xơ dừa + 3% phân vi sinh hữu cơ và phân NPK.
- Chậu nilon : Chậu nilon màu đen, có kích thước chậu là 18 x 16 cm. - Mật độ cây/chậu : 1 cây/chậu.
3.5.2. Phân bón
- Bón phân Vinaf 16-16-16: Hòa 1kg phân Vinaf với 100 lít nước sạch sau đó tưới vào gốc, định kỳ 20 ngày tưới 1 lần. Bón tăng cường vào thời kỳ cây sinh trưởng mạnh. (Vinaf 16-16-16 là loại phân bón phức hợp vi lượng NPK tinh khiết cao cấp của Châu Âu chứa đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng đa lượng, trung lượng, vi lượng giúp cây trồng có năng suất tối đa, mẫu mã đẹp, thời gian bảo quản lâu và tránh được những sâu bệnh hại).
- Phân vi sinh hữu cơ : Trộn lẫn với đất trồng. - Phân NPK : Trộn lẫn với đất trồng.
3.5.3. Tưới nước, làm cỏ, xới xáo
- Tưới nước : Tiến hành tưới ngay sau trồng, nếu trời nắng thỳ 2 ngày tưới 1 lần, trời mưa ẩm ướt thỳ 4-5 ngày tưới 1 lần.
- Trời mưa ẩm ướt không tưới nhiều vì dễ gây bệnh nấm cho cây.
- Sau trồng 1 tháng tiến hành xới xáo, phá váng và thường xuyên làm cỏ.
3.6. Phƣơng pháp phân tích và xử lý số liệu
- Số liệu thí nghiệm được xử lý thống kê bằng trên phần mềm Excel và phần mềm IRRISTAT 5.0.
22
PHẦN IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Ảnh hƣởng của một số loại phân bón lá đến khả năng sinh trƣởng và phát triểncủa cây hoa Phong lữ thảo trồng chậu tại Thái Nguyên.
4.1.1. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến thời gian ra nụ (80%) và nở hoa(80%) của cây phong lữ thảo trồng chậu tại Thái Nguyên. hoa(80%) của cây phong lữ thảo trồng chậu tại Thái Nguyên.
Thời gian sinh trưởng của cây trồng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Đặc điểm của giống, điều kiện ngoại cảnh, dinh dưỡng, điều kiện chăm sóc,… Tất cả các yếu tố trên đều ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng, thời điểm ra nụ, ra hoa… của cây. Nghiên cứu các giai đoạn sinh trưởng và đặc điểm của từng giai đoạn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định các biện pháp kỹ thuật để làm tăng năng suất, chất lượng hoa, đồng thời xác định được thời vụ hợp lý nhằm đem lại hiệu quả như mong muốn cho người trồng hoa.
Kết quả theo dõi ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây hoa Phong lữ thảo trồng chậu tại Thái Nguyên được trình bày ở bảng 4.1:
Bảng 4.1. Ảnh hƣởng của một số loại phân bón lá đến thời gian ra nụ (80%) và nở hoa (80%) của cây phong lữ thảo trồng chậu tại Thái Nguyên. GĐST
Công thức
Từ khi trồng đến khi… (ngày) Ra nụ 80% Nở hoa 80% CT I 87,33 97,53 CT II 85,40 96,47 CT III 87,47 97,27 CT IV 87,27 98,33 CT V (đc) 89,87 99,87 LSD5% 2,25 1,84 CV % 1,4 1,0
23
Qua số liệu bảng 4.1 cho thấy:
- Thời gian từ khi bắt đầu trồng đến khi cây ra nụ 80% ở các công thức có sự khác nhau rõ ràng, dao động từ 85,40 – 89,87 (ngày), chênh lệch giữa các công thức từ 1-4 (ngày).
+ Công thức II ( phun phân bón lá Thiên Nông ) có thời gian ra nụ sớm nhất là 85,40 ( ngày).
+ Công thức V ( đ/c, phun nước lã ) có thời gian ra nụ muộn nhất là 89,87 (ngày), chậm hơn so với công thức II là 4 (ngày).
+ Còn các công thức khác dao động từ 87,27 – 87,47 (ngày).
- Thời gian từ khi bắt đầu trồng đến khi cây nở hoa 80% ở các công thức dao động từ 96,47– 99,87 (ngày), chênh lệch nhau từ 4-7 (ngày).
+ Công thức II ( phun phân bón lá Thiên Nông ) có thời gian cây nở hoa sớm nhất là 96,47 (ngày).
+ Công thức V (đ/c, phun nước lã ) có thời gian nở hoa muộn nhất là 99,87 (ngày). + Các công thức còn lại dao động từ 97,27 – 98,33 (ngày).
Qua đó ta thấy các loại phân bón lá có ảnh hưởng đến thời gian ra nụ và ra hoa khác nhau. Việc sử dụng phân bón lá định kỳ để phun cho hoa phong lữ thảo làm cho cây ra nụ và nở hoa sớm hơn so với việc không phun phân bón lá, rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây từ 1- 4 (ngày).
4.1.2. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến động thái tăng trưởng số lá trên cây hoa phong lữ thảo trồng chậu tại Thái Nguyên. trên cây hoa phong lữ thảo trồng chậu tại Thái Nguyên.
Bộ lá của cây hoa phong lữ thảo cũng là một chỉ tiêu hết sức quan trọng, không chỉ quyết định đến khả năng quang hợp của cây để biến đổi năng lượng ánh sáng mặt trời thành những chất cần thiết cho cây mà bộ lá của cây còn rất quan trọng đối với vẻ đẹp của cây hoa, bộ lá tạo ra sự cân đối và tăng giá trị thẩm mỹ đối
24
với cây hoa. Bộ lá được ví như những nhà máy chuyên sản xuất, tổng hợp các chất dinh dưỡng cung cấp cho mọi nhu cầu của cây vì vậy thời gian ra lá, tốc độ ra lá, số lá/cây đều ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng của cây.
Sự tăng trưởng chiều cao cây và tăng trưởng số nhánh (cành phụ) trên cây kèm theo sự tăng trưởng về số lá. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, số lá của cây tăng phụ thuộc vào đặc tính của giống, điều kiện ngoại cảnh, dinh dưỡng và điều kiện chăm sóc. Số lá của cây đạt cao nhất khi cây hình thành nụ cuối cùng.
Qua theo dõi động thái ra lá của các công thức thí nghiệm từ khi trồng đến khi cây nở hoa thu được kết quả ở bảng 4.2 và hình 4.1.
Bảng 4.2: Ảnh hƣởng của một số loại phân bón lá đến động thái tăng trƣởng số lá trên cây phong lữ thảo trồng chậu tại Thái Nguyên.
Chỉ tiêu
CT
Số lá xanh trên cây tại thời điểm sau trồng ( ngày) 20 ngày 30 ngày 40 ngày 50 ngày 60 ngày 70 ngày 80 ngày CT I 5,67 7,73 10,87 16,80 20,80 30,73 40,53 CT II 6,47 8,80 11,80 19,73 23,80 34,67 44,33 CT III 5,34 7,33 10,27 16,32 20,27 30,28 40,13 CT IV 5,40 7,54 10,53 16,52 20,47 30,53 40,67 CT V (đ/c) 4,93 6,80 9,60 15,20 19,53 29,33 34,33 LSD5% 4,35 CV % 5,8
25
Hình 4.1. Biểu đồ động thái tăng trƣởng số lá trên cây của các công thức thí nghiệm.
Qua bảng 4.2 và hình 4.1 chúng ta thấy:
Các công thức phun các loại phân bón lá khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến sự tăng trưởng số lá trên cây của các công thức thí nghiệm.
- Sau trồng 20 ngày: ở giai đoạn này, các công thức đã có sự gia tăng và chênh lệch về số lá/cây tuy nhiên chưa có sự chênh lệch nhiều.
- Sau trồng 50 ngày: Số lá trên cây bắt đầu tăng nhanh, số lá/cây của các công thức dao động từ 15,20 – 19,73 (lá/cây). Công thức có số lá trên cây lớn nhất là công thức II ( phun phân bón lá thiên nông ) với 19,73 (lá/cây), công thức có số lá thấp nhất là công thức V (đ/c, phun nước lã) với 15,20 (lá/cây). Các công thức còn lại dao động từ 16,33 – 16,80 (lá/cây) đều cao hơn so với công thức đối chứng.
- Sau trồng từ 70 ngày trở nên số lá/cây tăng mạnh nhất vì lúc này cây bắt đầu gia tăng số cành nhánh (cành phụ) trên cây, số lá/cây dao động từ 29,33-34,67 (lá/cây). Công thức II ( phun phân bón lá Thiên Nông ) có số lá trên cây lớn nhất là 34,67 (lá/cây) cao hơn 5-6 lá so với công thưc V (phun nước lã ) có số lá trên cây
26
thấp nhất là 29,33 (lá/cây). Còn công thức I, công thức III, công thức IV có số lá là 30,73; 30,28; 30,53 số lá/cây sấp sỉ bằng nhau.
- Sau trồng 80 ngày số lá/cây lúc này ổn định và tăng ít. Số lá trên cây trong giai đoạn này dao động từ 34,33-44,33 trong đó công thức II ( phun phân bón lá Thiên Nông) đạt số lá/cây cao nhất là 44,33 (lá/cây), còn công thức V (phun nước lã ) có số lá trên cây ít nhất là 34,33 (lá/cây).
Qua đó ta thấy việc sử dụng phân bón lá để phun cho cây làm tăng đáng kể số lá trên cây so với việc chỉ phun nước lã cho cây. Các công thức sử dụng các loại phân bón lá khác nhau có động thái tăng trưởng số lá khác nhau. Biểu hiện rõ rệt nhất và hiệu quả tăng trưởng số lá mạnh nhất là sử dụng phân bón lá Thiên Nông
4.1.3. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến động thái tăng trưởng chiều cao cây hoa phong lữ thảo trồng chậu tại Thái Nguyên. cao cây hoa phong lữ thảo trồng chậu tại Thái Nguyên.
Chiều cao cây là một trong những đặc trưng hình thái cơ bản phản ánh sát thực tình trạng sinh trưởng của cây, giá trị thẩm mỹ cũng như giá trị kinh tế của cây. Nó ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh trưởng của cây trồng. Chiều cao cây là một yếu tố quyết định đến chất lượng cành mang hoa, thể hiện đặc trưng của cây. Chiều cao cây hoa phong lữ thảo chịu sự chi phối bởi các yếu tố ngoại cảnh, điều kiện dinh dưỡng và chăm sóc. Trong giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng cây sinh trưởng, phát triển rất mạnh, nhanh chóng tăng trưởng chiều cao cây. Khi cây bước vào giai đoạn sinh trưởng sinh thực ra nụ, nở hoa thì tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các công thức đều giảm.
Qua theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao giữa các công thức thí nghiệm tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng 4.3 và hình 4.2 dưới đây:
27
Bảng 4.3: Ảnh hƣởng của một số loại phân bón lá đến động thái tăng trƣởng chiều cao cây hoa phong lữ thảo trồng chậu tại Thái Nguyên.
Chỉ tiêu
CT
Chiều cao cây tại thời điểm sau trồng ( cm ) 20 ngày 30 ngày 40 ngày 50 ngày 60 ngày 70 ngày 80 ngày CT I 7,29 9,76 13,28 16,75 19,83 22,84 27,55 CT II 8,49 11,77 15,51 18,58 22,51 27,41 32,24 CT III 6,53 9,35 12,77 16,02 19,59 23,12 28,04 CT IV 6,77 9,56 13,08 16,48 20,02 23,31 26,52 CT V (đ/c) 5,78 8,23 11,56 14,66 18,67 22,04 23,39 LSD5% 3,19 CV % 5,8 0 5 10 15 20 25 30 35 20 30 40 50 60 70 80 chi ều cao cây (cm )
số ngày sau trồng (ngày)
tăng trƣởng chiều cao cây
CT I CT II CT III CT IV
CT V (đc)
Hình 4.2. Biểu đồ động thái tăng trƣởng chiều cao cây của các công thức thí nghiệm.
28
Quan sát bảng số liệu 4.3 và hình 4.2 ta thấy khi phun các loại phân bón lá cho cây hoa phong lữ thảo định kỳ 7 ngày phun 1 lần và theo dõi 10 ngày 1 lần thì chiều cao cây ở các công thức thí nghiệm đều tăng nên rõ rệt so với công thức đối chứng.
- Sau trồng 20 ngày chiều cao cây đạt từ 5,78-8,49 (cm) trong đó công thưc II (phun phân bón lá Thiên Nông) làm cho cây có chiều cao lớn nhất là 8,49 (cm) còn công thức V (phun nước lã) làm cho cây có chiều cao nhỏ nhất là 5,79 (cm). chênh lệch nhau khoảng 3(cm).
- Sau trồng 30 ngày đến 70 ngày trung bình cây tăng trưởng chiều cao từ 3- 4 cm trong 10 ngày. Mức độ tăng trưởng đều trong cùng một công thức. Chiều cao của cây đạt lớn nhất sau trồng 70 ngày là 27,41(cm) của công thức II (phun phân bón lá Thiên Nông), công thức có chiều cao cây thấp nhất là công thức V ( đ/c,