Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến các yếu tố cấu thành năng suất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá và giá thể trồng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây hoa phong lữ thảo trồng chậu tại thái nguyên (Trang 43)

suất và năng suất của cây hoa phong lữ thảo.

Chất lượng hoa là một chỉ tiêu quan trọng quyết định giá trị thương phẩm của các công thức thí nghiệm, là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng thương mại hóa của các công thức khi đưa ra ngoài thị trường. Để đánh giá chất lượng hoa

34

gồm các chỉ tiêu như: Số cành hoa/cây, chiều dài cành(ngồng) hoa, số nụ hoa/cây, đường kính thân cây, đường kính hoa, độ bền tự nhiên,….

Kết quả theo dõi được trình bày trong bảng 4.6: Qua bảng số liệu 4.6 ta thấy:

- Số cành hoa/cây: Số cành hoa trên cây quyết định đến số nụ và số hoa có trên cây. Số cành hoa nở đồng loạt trên cây được coi như là chỉ tiêu tương đối quan trọng trong việc đánh giá năng suất, chất lượng của cây hoa cũng như tính thẩm mỹ của cây hoa Phong lữ thảo trồng chậu. Anh hưởng của việc phun các loại phân bón lá đến số cành hoa trên cây tương đối rõ ràng.

Bảng 4.6: Ảnh hƣởng của một số loại phân bón lá đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cây hoa phong lữ thảo trồng chậu tại Thái Nguyên.

Công thức Số cành hoa/ cây (cành) Chiều dài cành (ngồng) hoa (cm) Số nụ/cành hoa ( nụ) Đƣờng kính thân cây (cm) Đƣờng kính hoa (cm) Độ bền tự nhiên (ngày) CT I 2,46 19,32 23,40 0,95 4,28 12,27 CT II 3,40 23,55 27,41 1,01 5,70 14,41 CT III 2,53 19,39 23,54 0,89 4,58 12,40 CT IV 2,33 19,48 23,26 0,87 4,82 12,53 CT V (đ/c) 1,72 16,96 17,56 0,75 4,07 10,48 LSD5% 0,38 2,05 2,98 0,91 0,54 1,51 CV % 8,1 5,5 6,9 5,4 6,1 6,4

+ Số cành hoa trên cây dao động từ 1,72-3,40 (cành/cây), trong đó công thức II (phun phân bón lá thiên nông) có số cành hoa/cây lớn nhất là 3,4 (cành/cây); công thức III ( phun phân bón lá đầu trâu 902) có số cành hoa/cây lớn thứ 2 là 2,53

35

(cành/cây). Công thức I ( phun phân bón lá NPK Trung Quốc ) có số cành hoa/cây lớn thứ 3 là 2,46 (cành/cây); công thức IV ( phun phân bón lá Atonick 1.8 SL) có số cành hoa/cây lớn thứ 4 là 2,33 (cành/cây); công thức V (công thức đối chứng phun nước lã) có số cành hoa trên cây thấp nhất là 1,72 (cành/cây).

- Chiều dài cành (ngồng) hoa: Chiều cao bông tự là một chỉ tiêu tương đối quan trọng trog việc đánh giá chất lượng hoa cũng như tính thẩm mỹ của chậu hoa. Đối với hoa phong lữ thảo, với đường kính tán rộng, số hoa nở đồng loạt lớn thì chiều cao bông tự giúp tăng thêm giá trị thưởng ngoạn của người chơi hoa.

+ Chiều dài cành hoa dao động từ 16,96 - 23,55 (cm), công thức II có chiều dài cành hoa lớn nhất đạt 23,55 (cm); công thưc V (công thức đối chứng) có chiều dài cành hoa nhỏ nhất chỉ 16,96 (cm); các công thức I, III, IV có chiều là cành hoa dao động từ 19,32-19,48 (cm) đều cao hơn công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%.

- Số nụ hoa/cành hoa: Hoa Phong lữ thảo với bộ lá sắp xếp đẹp, trên lá với các vân lá có vòng tâm tròn, lá to xanh mướt phủ kín thành chậu cùng với số nụ và số hoa nở trên chậu giúp cho giá trị cây hoa tăng nên rất nhiều. Cây hoa phong lữ thảo có rất nhiều nụ trên một cành hoa tạo thành một cụm nụ.

+ Số nụ hoa trên cành hoa cao nhất đạt 27,41 (nụ/cành hoa) ở công thức II, tiếp theo là công thưc III đạt 23,54 (nụ/cành) lớn thứ 2, số nụ/cành lớn thứ 3 là công thức I đạt 23,40 (nụ/cành), công thức IV có số nụ/cành là 23,26 (nụ/cành) lớn thứ 4, còn công thức V chỉ có 17,56 (nụ/cành) số nụ ít nhất trong 5 công thức thí nghiệm.

Qua đó ta thấy việc cung cấp dinh dưỡng cho cây rất cần thiết để cây hình thành nụ hoa, việc phun các loại phân bón lá khác nhau ảnh hưởng đến số nụ hoa/cành cũng khác nhau. Các công thức phun phân bón lá đều cho số nụ/cành lớn hơn công thức đối chứng (phun nước lã) ở mức độ tin cậy 95%.

- Đường kính thân cây: Thân cây là yếu tố quyết định đến chất lượng cành mang hoa, đặc biệt quan trọng với hoa trồng chậu, nó còn quyết định tính chống chịu của cây.

36

+ Công thức II có đường kính thân cây lớn nhất là 1,01 (cm); các công thức còn lại có đường kính thân từ 0,87-0,95 (cm) và đều lớn hơn đường kính thân của công thức V (công thức đối chứng là 0,75 cm) ở mức độ tin cậy 95%.

+ Đường kính hoa: Là một yếu tố quan trọng quyết định thẩm mỹ và chất lượng của hoa. Các công thức thí nghiệm phun các loại phân bón lá khác nhau cho đường kính hoa khác nhau.

+ Công thức phun phân bón lá Thiên Nông cho đường kính hoa lớn nhất đạt 5,70 (cm); các công thức phun phân bón lá khác có đường kính hoa dao động từ 4,28-4,82 (cm) và đều cao hơn so với công thức đối chứng (phun nước lã) (4,07 cm) ở mức tin cậy 95%.

- Độ bền hoa tự nhiên: Là chỉ tiêu đánh giá chất lượng của cây hoa, độ bền của hoa chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh tác động trong một khoảng thời gian nhất định và điều kiện dinh dưỡng.

+ Trong 5 công thức thí nghiệm thì công thức II có độ bền tự nhiên lớn nhất đạt 14,41 (ngày); các công thức I, III, IV có độ bền hoa tự nhiên dao động từ 12,27- 12,53 (ngày) và đều lớn hơn độ bền hoa tự nhiên của công thức V (công thức đối chứng) chỉ có 10,48 (ngày) ở mức tin cậy 95%.

Như vậy qua phân tích bảng số liệu ta thấy công thức II sử dụng phân bón lá Thiên Nông cho năng suất và chất lượng hoa tốt nhất, hiệu quả nhất ở mức tin cậy 95%.

4.1.7. Mức độ gây hại của một số loại bệnh hại chính trên cây hoa phong lữ thảo.

Sâu bệnh hại là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng hoa. Khi cây bị sâu bệnh hại ở bất cứ mức độ nào đều làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và thẩm mỹ của cây hoa. Vì vậy việc theo dõi thành phần, tỷ lệ và mức độ sâu bệnh hại có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu. Nghiên cứu sâu bệnh hại giúp chúng ta xác định được ảnh hưởng của chúng tới sinh trưởng, phát triển và thẩm mỹ của cây đồng thời giúp chúng ta đưa ra những biện pháp phòng trừ phù hợp, kịp thời trong quá trình sản xuất.

37

Bảng 4.7: Mức độ gây hại của bệnh hại trên cây hoa phong lữ thảo khi sử dụng một số loại phân bón lá khác nhau:

Loại sâu hại (bệnh hại) Bệnh vàng lá Bệnh nấm ( làm thối nhũn lá) Tỷ lệ (%) Mức độ hại Tỷ lệ (%) Mức độ hại CT I 18,33 + 8,33 + CT II 15 + 5 + CT III 16,67 + 6,67 + CT IV 23,33 ++ 10 + CT V (đ/c) 28,33 ++ 11,67 + Ghi chú: mức độ nhẹ: ( + ) <20% mức độ trung bình: (++) >20% Quan sát bảng 4.7 ta thấy có 2 loại bệnh hại gây hại cho cây hoa phong lữ thảo là bệnh vàng lá và bệnh nấm, bệnh vàng lá làm cho lá cây phong lữ đang có màu xanh chuyển dần sang màu vàng cam, còn bệnh nấm làm cho lá cây phong lữ bị thối 1 phần lá sau đó lan ra toàn bộ lá khiến lá thâm đen lại, gục xuống và rụng đi. Bệnh vàng lá và bệnh nấm gây hại trên lá của cây phong lữ là chủ yếu còn các bộ phận khác của cây không bị ảnh hưởng. Mức độ gây hại của bệnh ở mức trung bình và nhẹ.

4.1.8. Hiệu quả kinh tế khi phun phân bón lá cho cây hoa phong lữ thảo

Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trồng hoa nói riêng thì mục tiêu cuối cùng của người sản xuất chính là hiệu quả kinh tế. Chính vì vậy, thực hiện đề tài này chúng tôi đã tiến hành sơ bộ tính toán thu chi của việc trồng hoa Phong lữ thảo trong chậu ( tính cho 300 chậu ) và thu được kết quả như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

38

Bảng 4.8: Sơ bộ hạch toán kinh tế các công thức thí nghiệm khi sử dụng một số loại phân bón lá khác nhau.

Chỉ tiêu Công thức Tổng thu (đồng ) Tổng chi (đồng) Lãi (đồng) Hiệu quả (lần) CT I 2.160.000 712.500 1.447.500 1,6 CT II 2.850.000 697.500 2.152.500 2,5 CT III 2.200.000 689.500 1.510.500 1,7 CT IV 2.120.000 689.500 1.430.500 1,6 CT V(đc) 1.500.000 647.500 852.500 1

Qua số liệu bảng 4.8: sơ bộ hạch toán kinh tế các công thức thí nghiệm ta thấy: - Việc sử dụng phân bón lá ở các công thức thí nghiệm đã cho lãi cao hơn so với công thức đối chứng dao động từ 1.510.500 (đồng) – 2.137.500 (đồng).

- Công thức II (phun phân bón lá Thiên Nông) cho lãi cao nhất với 2.152.500 (đồng) nhiều hơn so với công thức đối chứng CT V (phun nước lã) gấp 2,5 lần.

- Công thức III (phun phân bón lá đầu trâu 902) cho lãi cao thứ 2 với 1.510.500 (đồng) nhiều hơn so với công thức đối chứng 1,7 lần.

- Công thức I (phun phân bón lá NPK Trung Quốc) cho lãi cao thứ 3 với 1.447.500 (đồng) nhiều hơn so với công thức đối chứng 1,6 lần.

- Công thức IV (phun phân bón lá Atonik 1.8 SL) cho lãi cao thứ 4 với 1.430.500 (đồng) nhiều hơn so với công thức đối chứng 1,6 lần.

Như vậy, việc sử dụng phân bón lá sẽ làm tăng hiệu quả kinh tế cho cây hoa Phong lữ thảo trong đó CT II (phun phân bón lá Thiên Nông) mang lại hiệu quả cao nhất.

39

4.2. Ảnh hƣởng của một số loại giá thể trồng đến khả năng sinh trƣởng và phát triển của cây hoa Phong lữ thảo trồng chậu tại Thái Nguyên.

4.2.1. Ảnh hưởng của một số loại giá thể trồng đến thời gian ra nụ (80%) và nở hoa (80%) của cây phong lữ thảo trồng chậu tại Thái Nguyên. hoa (80%) của cây phong lữ thảo trồng chậu tại Thái Nguyên.

Qua quá trình theo dõi thời gian sinh trưởng của cây phong lữ thảo khi sử dụng một số loại giá thể khác nhau tôi thu được kết quả được trình bày ở bảng 4.9:

Bảng 4.9: Ảnh hƣởng của một số loại giá thể đến thời gian ra nụ (80%) và nở hoa (80%) của cây phong lữ thảo trồng chậu tại Thái Nguyên.

GĐST Công thức Từ khi trồng đến (ngày) Ra nụ 80% Nở hoa 80% CT I 85,20 94,60 CT II 86,33 95,67 CT III 87,67 96,93 CT IV (đ/c) 89,00 98,07 LSD5% 2,22 2,22 CV % 1,3 1,2

Qua bảng số liệu ta thấy:

- Việc sử dụng các loại giá thể khác nhau làm cho thời gian sinh trưởng của cây hoa phong lữ thảo cũng khác nhau. Cụ thể như sau:

+ Công thức I (đất mầu 70% + trấu hun 15% + xơ dừa 15%) thời gian cây sinh trưởng từ khi bắt đầu trồng đến khi ra nụ 80% và nở hoa 80% là nhỏ nhất lần lượt là 85,20 và 94,60 (ngày).

+ Công thức II (đất mầu 80% + xơ dừa 20%) có thời gian cây sinh trưởng từ khi bắt đầu trồng đến khi ra nụ 80% và nở hoa 80% lần lượt là 86,33 và 95,67 (ngày), thời gian sinh trưởng nhỏ thứ 2 trong 4 công thức thí nghiệm khác nhau.

40

+ Công thức III (đất mầu 80% + trấu hun 20%) có thời gian cây sinh trưởng từ khi bắt đầu trồng đến khi cây ra nụ 80% và nở hoa 80% là 87,67 và 96,93 (ngày), thời gian sinh trưởng nhỏ thứ 3.

+ Công thức IV (đất mầu, công thức đối chứng) có thời gian cây sinh trưởng từ khi bắt đầu trồng đến khi cây ra nụ 80% và nở hoa 80% lâu nhất, lớn nhất tới 89,00 và 98,07 (ngày).

Như vậy, các công thức sử dụng các loại giá thể khác nhau làm cho cây phong lữ thảo có thời gian sinh trưởng cũng khác nhau và đều có thời gian sinh trưởng nhỏ hơn so với công thức đối chứng là đất ở mức độ tin cậy 95%.

4.2.2. Ảnh hưởng của một số loại giá thể trồng đến động thái tăng trưởng số lá trên cây hoa phong lữ thảo trồng chậu tại Thái Nguyên.

Kết quả theo dõi sự ảnh hưởng của một số loại giá thể trồng đến động thái tăng trưởng số lá trên cây hoa phong lữ thảo được thể hiện ở bảng 4.10:

Quan số liệu bảng 4.10 cho thấy:

- Sau trồng 20 ngày số lá trên cây dao động từ 4,73 (lá/cây) ở công thức IV (công thức đối chứng) lên đến 6,27 (lá/cây) ở công thức I, công thức II đạt 5,53 (lá/cây), công thức III đạt 5,93 (lá/cây). Các công thức chộn các giá thể khác nhau đều có số lá lớn hơn so với công thức đối chứng là đất không không chộn giá thể.

- Sau trồng từ 50 ngày đến 70 ngày số lá trên cây tăng nhanh, số lá trên cây sau trồng 70 ngày đạt mức cao nhất ở công thức I là 34,27 (lá/cây); số lá trên cây thấp nhất là công thức IV (công thức đối chứng) chỉ đạt 28,67 (lá/cây); công thức II có số lá trên cây cao thứ 2 đạt 32,67 (lá/cây); công thức III có số (lá/cây) cao thứ 3 đạt 29,93 (lá/cây).

41

Bảng 4.10: Ảnh hƣởng của một số loại giá thể trồng đến động thái tăng trƣởng số lá trên cây phong lữ thảo trồng chậu tại Thái Nguyên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu

CT

Số lá xanh/cây tại thời điểm sau trồng (lá) 20 ngày 30 ngày 40 ngày 50 ngày 60 ngày 70 ngày 80 ngày CT I 6,27 9,33 13,20 19,40 26,33 34,27 39,40 CT II 5,53 8,60 12,60 18,67 25,53 32,67 37,40 CT III 5,93 9,00 13,00 18,07 23,93 29,93 35,20 CT IV (đ/c) 4,73 7,67 11,60 16,73 22,67 28,67 32,07 LSD5% 3,90 CV % 5,4

42

- Sau trồng 80 ngày số lá/cây dao động từ 32,07-39,40 (lá/cây). Trong đó số lá/cây cao nhất là 39,40 (lá/cây) ở công thức I, số lá/cây cao thứ 2 ở công thức II là 37,40 (lá/cây); số lá/cây cao thứ 3 là công thức III là 35,20 (lá/cây); công thức IV (công thức đối chứng ) có số lá/cây thấp nhất là 32,07 (lá/cây). Số lá/cây ở các công thức chộn giá thể khác nhau đều lớn hơn số lá/cây của công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%.

Như vậy việc sử dụng các loại giá thể khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến sự tăng trưởng số lá/cây và đều có hiệu quả hơn so với việc trồng đất không không chộn với giá thể khác.

4.2.3. Ảnh hưởng của một số loại giá thể trồng đến động thái tăng trưởng chiều cao cây hoa phong lữ thảo trồng chậu tại Thái Nguyên. cao cây hoa phong lữ thảo trồng chậu tại Thái Nguyên.

Kết quả theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao cây do ảnh hưởng của các loại giá thể trồng khác nhau được ghi lại ở bảng 4.11:

Quan sát bảng số liệu 4.11 và hình 4.6 ta thấy việc sử dụng các loại giá thể khác nhau có ảnh hưởng đến động thái tăng trưởng chiều cao cây khác nhau, cụ thể như sau:

Bảng 4.11: Ảnh hƣởng của một số loại giá thể đến động thái tăng trƣởng chiều cao cây hoa phong lữ thảo trồng chậu tại Thái Nguyên.

Chỉ tiêu

CT

Chiều cao cây tại thời điểm sau trồng (cm) 20 ngày 30 ngày 40 ngày 50 ngày 60 ngày 70 ngày 80 ngày CT I 8,63 10,54 15,22 17,78 20,17 25,23 28,61 CT II 7,60 9,20 14,55 16,80 19,55 23,29 26,06 CT III 7,21 8,82 12,65 15,05 18,66 22,58 25,64 CT IV(đ/c) 6,59 7,77 11,75 13,24 16,63 20,64 22,95 LSD5% 2,77 CV % 5,4

43

Hình 4.6: Biểu đồ động thái tăng trƣởng chiều cao cây của các công thức thí nghiệm.

- Sau trồng 20 ngày: Chiều cao cây lớn nhất là 8,63 (cm) ở công thức I; công thức II có chiều cao cây là 7,6 (cm) chiều cao lớn thứ 2; công thức III có chiều cao lớn thứ 3 là 7,21 (cm); còn công thức có chiều cao thấp nhất là công thức IV (công thức đối chứng) chỉ đạt 6,59 (cm).

- Sau trồng 50 ngày chiều cao cây dao động từ 13,24-17,78 (cm) , công thức I có chiều cao cây lớn nhất đạt 17,78 (cm) , công thức II có chiều cao cây là 16,80 (cm) lớn thứ 2, công thức III có chiều cao cây đạt 15,05 (cm) lớn thứ 3, công thức có chiều cao cây thấp nhất là công thức IV (công thức đối chứng) 13,24 (cm).

- Sau trồng 80 ngày chiều cao của các công thức thí nghiệm dao động từ 22,95-28,61 (cm), công thức I có chiều cao cây cao nhất 28,61 cm, công thức II có chiều cao cây cao thứ 2 là 26,06 (cm), công thức III có chiều cao cây cao thứ 3 là 25,64 (cm), công thức IV (công thức đối chứng) có chiều cao cây thấp nhất 22,95 (cm).

Như vậy, các công thức sử dụng các giá thể khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến tăng trưởng chiều cao cây và chiều cao cây ở các công thức đều cao hơn chiều cao cây ở công thức đối chứng với độ tin cậy 95%.

44

4.2.4. Ảnh hưởng của một số loại giá thể trồng đến động thái tăng trưởng chiều rộ lá (đk lá) của cây hoa phong lữ thảotrồng chậu tại Thái Nguyên. rộ lá (đk lá) của cây hoa phong lữ thảotrồng chậu tại Thái Nguyên.

Kết quả theo dõi động thái tăng trưởng chiều rộng lá (đường kính lá) do ảnh hưởng của các loại giá thể trồng khác nhau được ghi lại ở bảng 4.12:

Bảng 4.12: Ảnh hƣởng của một số loại giá thể trồng đến động thái tăng trƣởng chiều rộng lá (đk lá) của cây hoa phong lữ thảo trồng chậu tại Thái Nguyên. Chỉ tiêu

CT

Chiều rộng lá (đk lá) tại thời điểm sau trồng (cm)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá và giá thể trồng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây hoa phong lữ thảo trồng chậu tại thái nguyên (Trang 43)