hoa (80%) của cây phong lữ thảo trồng chậu tại Thái Nguyên.
Qua quá trình theo dõi thời gian sinh trưởng của cây phong lữ thảo khi sử dụng một số loại giá thể khác nhau tôi thu được kết quả được trình bày ở bảng 4.9:
Bảng 4.9: Ảnh hƣởng của một số loại giá thể đến thời gian ra nụ (80%) và nở hoa (80%) của cây phong lữ thảo trồng chậu tại Thái Nguyên.
GĐST Công thức Từ khi trồng đến (ngày) Ra nụ 80% Nở hoa 80% CT I 85,20 94,60 CT II 86,33 95,67 CT III 87,67 96,93 CT IV (đ/c) 89,00 98,07 LSD5% 2,22 2,22 CV % 1,3 1,2
Qua bảng số liệu ta thấy:
- Việc sử dụng các loại giá thể khác nhau làm cho thời gian sinh trưởng của cây hoa phong lữ thảo cũng khác nhau. Cụ thể như sau:
+ Công thức I (đất mầu 70% + trấu hun 15% + xơ dừa 15%) thời gian cây sinh trưởng từ khi bắt đầu trồng đến khi ra nụ 80% và nở hoa 80% là nhỏ nhất lần lượt là 85,20 và 94,60 (ngày).
+ Công thức II (đất mầu 80% + xơ dừa 20%) có thời gian cây sinh trưởng từ khi bắt đầu trồng đến khi ra nụ 80% và nở hoa 80% lần lượt là 86,33 và 95,67 (ngày), thời gian sinh trưởng nhỏ thứ 2 trong 4 công thức thí nghiệm khác nhau.
40
+ Công thức III (đất mầu 80% + trấu hun 20%) có thời gian cây sinh trưởng từ khi bắt đầu trồng đến khi cây ra nụ 80% và nở hoa 80% là 87,67 và 96,93 (ngày), thời gian sinh trưởng nhỏ thứ 3.
+ Công thức IV (đất mầu, công thức đối chứng) có thời gian cây sinh trưởng từ khi bắt đầu trồng đến khi cây ra nụ 80% và nở hoa 80% lâu nhất, lớn nhất tới 89,00 và 98,07 (ngày).
Như vậy, các công thức sử dụng các loại giá thể khác nhau làm cho cây phong lữ thảo có thời gian sinh trưởng cũng khác nhau và đều có thời gian sinh trưởng nhỏ hơn so với công thức đối chứng là đất ở mức độ tin cậy 95%.
4.2.2. Ảnh hưởng của một số loại giá thể trồng đến động thái tăng trưởng số lá trên cây hoa phong lữ thảo trồng chậu tại Thái Nguyên.
Kết quả theo dõi sự ảnh hưởng của một số loại giá thể trồng đến động thái tăng trưởng số lá trên cây hoa phong lữ thảo được thể hiện ở bảng 4.10:
Quan số liệu bảng 4.10 cho thấy:
- Sau trồng 20 ngày số lá trên cây dao động từ 4,73 (lá/cây) ở công thức IV (công thức đối chứng) lên đến 6,27 (lá/cây) ở công thức I, công thức II đạt 5,53 (lá/cây), công thức III đạt 5,93 (lá/cây). Các công thức chộn các giá thể khác nhau đều có số lá lớn hơn so với công thức đối chứng là đất không không chộn giá thể.
- Sau trồng từ 50 ngày đến 70 ngày số lá trên cây tăng nhanh, số lá trên cây sau trồng 70 ngày đạt mức cao nhất ở công thức I là 34,27 (lá/cây); số lá trên cây thấp nhất là công thức IV (công thức đối chứng) chỉ đạt 28,67 (lá/cây); công thức II có số lá trên cây cao thứ 2 đạt 32,67 (lá/cây); công thức III có số (lá/cây) cao thứ 3 đạt 29,93 (lá/cây).
41
Bảng 4.10: Ảnh hƣởng của một số loại giá thể trồng đến động thái tăng trƣởng số lá trên cây phong lữ thảo trồng chậu tại Thái Nguyên.
Chỉ tiêu
CT
Số lá xanh/cây tại thời điểm sau trồng (lá) 20 ngày 30 ngày 40 ngày 50 ngày 60 ngày 70 ngày 80 ngày CT I 6,27 9,33 13,20 19,40 26,33 34,27 39,40 CT II 5,53 8,60 12,60 18,67 25,53 32,67 37,40 CT III 5,93 9,00 13,00 18,07 23,93 29,93 35,20 CT IV (đ/c) 4,73 7,67 11,60 16,73 22,67 28,67 32,07 LSD5% 3,90 CV % 5,4
42
- Sau trồng 80 ngày số lá/cây dao động từ 32,07-39,40 (lá/cây). Trong đó số lá/cây cao nhất là 39,40 (lá/cây) ở công thức I, số lá/cây cao thứ 2 ở công thức II là 37,40 (lá/cây); số lá/cây cao thứ 3 là công thức III là 35,20 (lá/cây); công thức IV (công thức đối chứng ) có số lá/cây thấp nhất là 32,07 (lá/cây). Số lá/cây ở các công thức chộn giá thể khác nhau đều lớn hơn số lá/cây của công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%.
Như vậy việc sử dụng các loại giá thể khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến sự tăng trưởng số lá/cây và đều có hiệu quả hơn so với việc trồng đất không không chộn với giá thể khác.