Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến khả năng phân cành của cây hoa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá và giá thể trồng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây hoa phong lữ thảo trồng chậu tại thái nguyên (Trang 41)

hoa phong lữ thảotrồng chậu tại Thái Nguyên.

Số cành (cành phụ) là một trong những chỉ tiêu quan trọng, không chỉ liên quan tới năng suất chất lượng hoa mà còn ảnh hưởng rất lớn đến tính thẩm mỹ đối với các loại hoa trang trí. Số cành nhiều làm tăng số lá của cây, làm cho cây thêm xanh tốt và tạo cho cây có bộ tán rộng, đẹp và cân đối.

Qua quá trình theo dõi đo đếm khả năng phân cành của cây hoa phong lữ thảo được ghi lại trong bảng 4.5:

32

Bảng 4.5 : Ảnh hƣởng của một số loại phân bón lá đến khả năng phân cành nhánh của cây hoa phong lữ thảo trồng chậu tại Thái Nguyên.

Chỉ tiêu

CT

Số cành nhánh (cành phụ) trên thân cây sau trồng (cành)

50 ngày 60 ngày 70 ngày 80 ngày

CT I 1,13 2,73 4,53 5,4 CT II 1,86 3,27 5,67 6,6 CT III 1,40 2,87 4,93 5,6 CT IV 1,13 2,80 5,07 5,8 CT V (đ/c) 0,67 2,47 3,93 4,27 LSD5% 0,92 CV % 8,9

Hình 4.4: Biểu đồ động thái tăng trƣởng số cành nhánh/cây của các công thức thí nghiệm.

33 Kết quả ở bảng 4.5 và hình 4.4 cho thấy:

- Sau trồng 50 ngày cây hoa phong lữ thảo mới bắt đầu phân cành nhánh (cành phụ) dao động từ 0,67 – 1,86 (cành), trong đó công thức II ( phun phân bón lá Thiên Nông ) cho số cành cao nhất là 1,86 (cành) còn công thức V (công thức đối chứng phun nước lã) có số cành thấp nhất là 0,67 (cành).

- Sau trồng 80 ngày số cành/cây phong lữ giảm và ổn định dao động từ 4,27 – 6,6 (cành/cây) trong đó

+ Công thức II ( phun phân bón lá Thiên Nông ) có số cành trung bình các cây tham gia thí nghiệm là: 6,6 (cành/cây), số cành/cây cao nhất.

+ Công thức IV ( phun phân bón lá Atonikr 1.8 SL ) có số cành trung bình của các cây tham gia thí nghiệm là: 5,8 (cành/cây), số cành/cây cao thứ 2.

+ Công thức III ( phun phân bón lá đầu trâu 902 ) có số cành trung bình của các cây tham gia thí nghiệm là: 5,6 (cành/cây), số cành/cây cao thứ 3.

+ Công thức I ( phun phân bón lá NPK Trung Quốc ) có số cành trung bình của các cây tham gia thí nghiệm là: 5,4 (cành/cây), số cành/cây cao thứ 4.

+ Công thức V ( công thức đối chứng phun nước lã ) có số cành trung bình của các cây tham gia thí nghiệm là: 4,27 (cành/cây), số cành/cây thấp nhất.

Như vậy, việc phun các loại phân bón lá có ảnh hưởng đến động thái tăng trưởng số nhánh của cây hoa phong lữ thảo. Các công thức sử dụng các loại phân bón lá khác nhau ảnh hưởng đến động thái tăng trưởng số nhánh trên cây là khác nhau. Trong đó ảnh hưởng mạnh mẽ nhất là công thức phun phân bón lá thiên nông so với công thức đối chứng phun nước lã. Qua việc tiến hành xử lý và thống kê thu được kết quả: Số cành/cây cuối cùng của các công thức phun phân bón lá đều cao hơn so với công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá và giá thể trồng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây hoa phong lữ thảo trồng chậu tại thái nguyên (Trang 41)