Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến động thái tăng trưởng số lá trên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá và giá thể trồng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây hoa phong lữ thảo trồng chậu tại thái nguyên (Trang 33)

trên cây hoa phong lữ thảo trồng chậu tại Thái Nguyên.

Bộ lá của cây hoa phong lữ thảo cũng là một chỉ tiêu hết sức quan trọng, không chỉ quyết định đến khả năng quang hợp của cây để biến đổi năng lượng ánh sáng mặt trời thành những chất cần thiết cho cây mà bộ lá của cây còn rất quan trọng đối với vẻ đẹp của cây hoa, bộ lá tạo ra sự cân đối và tăng giá trị thẩm mỹ đối

24

với cây hoa. Bộ lá được ví như những nhà máy chuyên sản xuất, tổng hợp các chất dinh dưỡng cung cấp cho mọi nhu cầu của cây vì vậy thời gian ra lá, tốc độ ra lá, số lá/cây đều ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng của cây.

Sự tăng trưởng chiều cao cây và tăng trưởng số nhánh (cành phụ) trên cây kèm theo sự tăng trưởng về số lá. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, số lá của cây tăng phụ thuộc vào đặc tính của giống, điều kiện ngoại cảnh, dinh dưỡng và điều kiện chăm sóc. Số lá của cây đạt cao nhất khi cây hình thành nụ cuối cùng.

Qua theo dõi động thái ra lá của các công thức thí nghiệm từ khi trồng đến khi cây nở hoa thu được kết quả ở bảng 4.2 và hình 4.1.

Bảng 4.2: Ảnh hƣởng của một số loại phân bón lá đến động thái tăng trƣởng số lá trên cây phong lữ thảo trồng chậu tại Thái Nguyên.

Chỉ tiêu

CT

Số lá xanh trên cây tại thời điểm sau trồng ( ngày) 20 ngày 30 ngày 40 ngày 50 ngày 60 ngày 70 ngày 80 ngày CT I 5,67 7,73 10,87 16,80 20,80 30,73 40,53 CT II 6,47 8,80 11,80 19,73 23,80 34,67 44,33 CT III 5,34 7,33 10,27 16,32 20,27 30,28 40,13 CT IV 5,40 7,54 10,53 16,52 20,47 30,53 40,67 CT V (đ/c) 4,93 6,80 9,60 15,20 19,53 29,33 34,33 LSD5% 4,35 CV % 5,8

25

Hình 4.1. Biểu đồ động thái tăng trƣởng số lá trên cây của các công thức thí nghiệm.

Qua bảng 4.2 và hình 4.1 chúng ta thấy:

Các công thức phun các loại phân bón lá khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến sự tăng trưởng số lá trên cây của các công thức thí nghiệm.

- Sau trồng 20 ngày: ở giai đoạn này, các công thức đã có sự gia tăng và chênh lệch về số lá/cây tuy nhiên chưa có sự chênh lệch nhiều.

- Sau trồng 50 ngày: Số lá trên cây bắt đầu tăng nhanh, số lá/cây của các công thức dao động từ 15,20 – 19,73 (lá/cây). Công thức có số lá trên cây lớn nhất là công thức II ( phun phân bón lá thiên nông ) với 19,73 (lá/cây), công thức có số lá thấp nhất là công thức V (đ/c, phun nước lã) với 15,20 (lá/cây). Các công thức còn lại dao động từ 16,33 – 16,80 (lá/cây) đều cao hơn so với công thức đối chứng.

- Sau trồng từ 70 ngày trở nên số lá/cây tăng mạnh nhất vì lúc này cây bắt đầu gia tăng số cành nhánh (cành phụ) trên cây, số lá/cây dao động từ 29,33-34,67 (lá/cây). Công thức II ( phun phân bón lá Thiên Nông ) có số lá trên cây lớn nhất là 34,67 (lá/cây) cao hơn 5-6 lá so với công thưc V (phun nước lã ) có số lá trên cây

26

thấp nhất là 29,33 (lá/cây). Còn công thức I, công thức III, công thức IV có số lá là 30,73; 30,28; 30,53 số lá/cây sấp sỉ bằng nhau.

- Sau trồng 80 ngày số lá/cây lúc này ổn định và tăng ít. Số lá trên cây trong giai đoạn này dao động từ 34,33-44,33 trong đó công thức II ( phun phân bón lá Thiên Nông) đạt số lá/cây cao nhất là 44,33 (lá/cây), còn công thức V (phun nước lã ) có số lá trên cây ít nhất là 34,33 (lá/cây).

Qua đó ta thấy việc sử dụng phân bón lá để phun cho cây làm tăng đáng kể số lá trên cây so với việc chỉ phun nước lã cho cây. Các công thức sử dụng các loại phân bón lá khác nhau có động thái tăng trưởng số lá khác nhau. Biểu hiện rõ rệt nhất và hiệu quả tăng trưởng số lá mạnh nhất là sử dụng phân bón lá Thiên Nông

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá và giá thể trồng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây hoa phong lữ thảo trồng chậu tại thái nguyên (Trang 33)