Môi trường hoạt động của Vietcombank Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại trong thời kỳ hội nhập (Trang 43)

2.2.1. Môi trường vĩ mô

Trong suốt quá trình hình thành và hoạt động, môi trường là một trong những yếu tố quan trọng, tác động không nhỏ đến sự phát triển của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh. Chính môi trường hoạt động thuận lợi đã tạo cho Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh cơ hội khẳng định vị thế của mình trong hoạt động tài chính ngân hàng trong khu vực. Trong xu thế phát triển ngày nay, môi trường kinh tế của Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đang có những sự thay đổi nhất định. Điều này sẽ tạo cho Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh những cơ hội phát triển mới cũng như không ít thử thách, khó khăn cần phải vượt qua.

2.2.1.1. Môi trường chính trị – xã hội

Việt Nam là đất nước được cộng đồng thế giới đánh giá có môi trường chính trị – xã hội ổn định bậc nhất trong khu vực và trên thế giới. Môi trường chính trị – xã hội ổn định là điều kiện rất thuận lợi cho phát triển kinh tế đất nước. Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã tận dụng những cơ hội nhất định.

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh hoạt động trong khu vực thành phố Hồ Chí Minh, đây là khu vực năng động với tốc độ phát triển ổn định bậc nhất trong cả nước. Đây là một trong những thuận lợi cho hoạt động của ngân hàng.

2.2.1.2. Môi trường pháp lyù

Trong khoảng thời gian từ 1996 đến 2006, Ngân hàng Nhà nước đã có những biện pháp hoàn thiện luật pháp về Ngân Hàng, thông qua việc sửa đổi, hoàn chỉnh hai bộ luật cơ bản, Luật Ngân Hàng Nhà nước và Luật Ngân Hàng Thương Mại. Đồng thời, Ngân Hàng Nhà nước đã xác lập chính sách vĩ mô tiền tệ ngân hàng theo cơ chế thị trường, từ chính sách tiền tệ, tín dụng, lãi suất, hối đoái… Chính nhờ những nỗ lực của Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc hoàn thiện luật pháp và các quy định đã tạo nhiều điều kiện cho hoạt động của các ngân hàng thương mại ngày càng thông thoáng và dễ dàng hơn. Tuy nhiên, do đất nước đang còn trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế và hội nhập vào nền kinh tế thế giới nên các văn bản luật và các văn bản dưới luật điều chỉnh các hoạt động tài chính – ngân hàng vẫn chưa thật sự ổn định và chắc chắn nên cũng gây không ít khó khăn cho hoạt động ngân hàng. Trong tương lai gần, hệ thống pháp luật Việt Nam sẽ tiếp tục được thực hiện nhằm thu ngắn khoảng cách với chuẩn mực của thế giới.

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh còn được sự hỗ trợ rất nhiều từ Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Trong những năm gần đây, hệ thống văn bản hướng dẫn các nghiệp vụ ngân hàng trong nội bộ Ngân hàng Ngoại thương cũng được từng bước hoàn chỉnh hơn.

Ngoài ra, các chính sách thu hút đầu tư, khuyến khích hỗ trợ sản xuất kinh doanh của thành phố Hồ Chí Minh cũng đã góp phần tạo ra một môi trường pháp lý thông thoáng cho tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động tài chính – ngân hàng nói riêng.

2.2.1.3. Môi trường kinh tế

Điểm nổi bật nhất trong môi trường kinh tế hiện nay là sự hội nhập toàn cầu, nghĩa là xóa bỏ bảo hộ, mở cửa hoàn toàn trong lĩnh vực ngân hàng và thực hiện đối xử bình đẳng. Khi Hiệp định WTO chính thức có hiệu lực, toàn ngành Ngân hàng nói chung và Ngân Hàng Ngoại thương Việt Nam nói riêng sẽ đứng trước một bước ngoặt lịch sử lớn. Điều này tạo động lực cho Vietcombank thực hiện những cải cách đổi mới, thực hiện những biện pháp thích ứng linh hoạt trước sự biến động của thị trường tài chính – ngân hàng trong và ngoài nước . Ngoài ra, Ngân Hàng Ngoại thương Việt Nam nói chung và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng có thêm nhiều cơ hội tiếp cận những công nghệ và sản phẩm dịch vụ Ngân Hàng hiện đại, mở rộng hợp tác với các Ngân Hàng nước ngoài để rút ngắn khoản cách về trình độ so với thế giới.

Bên cạnh đó, môi trường kinh tế trong giai đoạn hội nhập cũng mang đến cho Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh những thách thức thực sự:

- Một là, chúng ta phải minh bạch hóa, chấp nhận sự thâm nhập của các Ngân Hàng nước ngoài và định chế tài chính quốc tế đối với tình hình tài chính ở nước ta.

- Hai là, các ngân hàng nước ngoài sẽ thu hút nguồn nhân lực từ phía ngân hàng trong nước.

- Ba là, chia sẻ thị phần với các ngân hàng nước ngoài, đặc biệt là lĩnh vực kinh doanh dịch vụ và sản phẩm Ngân Hàng hiện đại.

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh hoạt động trong khu vực có vai trò kinh tế quan trọng bậc nhất trong cả nước, đóng góp 1/3 cho GDP cả nước. Bên cạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh sôi động, thành phố là trung tâm xuất nhập khẩu lớn nhất nước ta, đồng thời là trung tâm tài chính – ngân hàng dẫn đầu cả nước về số lượng và doanh số quan hệ tài chính – tín dụng. Doanh thu của toàn hệ thống ngân hàng thành phố chiếm 1/3 doanh thu toàn hệ thống cả nước. Sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO, khu vực Thành phố Hồ Chí Minh sẽ là mũi nhọn phát triển hàng đầu của đất nước với làn sóng đầu tư mạnh mẽ và hệ thống doanh nghiệp phát triển nhanh chóng. Vì vậy, hoạt động tài chính – ngân hàng sẽ càng lúc càng sôi động hơn, đây là cơ hội lớn cho Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.

2.2.1.4. Môi trường kỹ thuật - công nghệ

Chúng ta đang đứng trước sự phát triển nhanh chóng từng ngày của khoa học công nghệ và chứng kiến sự tác động mạnh mẽ của nó đối với tất cả các hoạt động, đặc biệt là hoạt động kinh doanh. Sự tiến bộ về kỹ thuật công nghệ làm thay đổi từ phương thức quản lý đến sản phẩm của mọi doanh nghiệp.

Ưùng dụng khoa học - kỹ thuật công nghệ thông tin mang đến cho hoạt động ngân hàng cơ hội đổi mới bộ máy và cơ cấu quản lý, hiện đại hóa và phát triển sản phẩm. Công nghệ ngân hàng tiên tiến là nền tảng để xây dựng giá trị trao đổi vượt trội cho các sản phẩm ngân hàng.

Vừa là cơ hội cũng vừa là thách thức, sự phát triển của khoa học – kỹ thuật – công nghệ thông tin nhanh chóng đang là mối đe dọa cho các hoạt động của ngân hàng. Sự chậm trể trong việc ứng dụng công nghệ mới sẽ làm cho hiệu quả

hoạt động của ngân hàng tụt hậu nhanh chóng và dần dần đánh mất những thế mạnh của mình.

2.2.2. Môi trường vi mô

2.2.2.1. Môi trường nội bộ Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh

Thành phố Hồ Chí Minh

Trong khoản thời gian 1996 – 2006, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành tái cơ cấu tổ chức hoạt động khá mạnh mẽ theo trào lưu phát triển triển của nền kinh tế cả nước và chủ trương của Nhà nước nhằm thực hiện 2 nội dung chính: cấp gia tăng vốn điều lệ và xử lý dứt điểm nợ tồn đọng.

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh đã xác định rất rõ ràng mục tiêu phấn đấu đến 2010 của mình: “Phấn đấu trở thành một Ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, hoạt động đa năng, kết hợp bán buôn và bán lẻ, mở rộng dịch vụ ngân hàng, phục vụ phát triển kinh tế trong nước và trở thành một ngân hàng quốc tế đa khu vực”; với phương châm “An toàn – Hiệu quả – Tăng trưởng”; “An toàn trong mọi lĩnh vực kinh doanh. Tăng trưởng phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế đất nước và chính sách tiền tệ của Ngân Hàng”, từ đó có những biện pháp cụ thể:

- Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng – kỹ thuật – công nghệ ngân hàng hiện đại

- Xây dựng đội ngũ nhân viên trẻ có đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn cao

- Xây dựng văn hoá doanh nghiệp tiên tiến

2.2.2.2. Các quan hệ đại lý

Với 30 năm hoạt động và truyền thống lâu đời về kinh doanh ngoại hối, Ngân Hàng Ngoại thương Thành phố Hồ Chí Minh có mối quan hệ đại lý với hầu hết các Ngân hàng trong nước và hơn 1500 ngân hàng nước ngoài trên hơn 100 nước trên khắp các châu lục. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh hiện đang là đại lý chính thức của tổ chức chuyển tiền nhanh quốc tế MoneyGram; là đại lý thanh toán 5 loại thẻ tín dụng quốc tế Visa, MasterCard, JCB, American Express và Dinners Club đồng thời phát hành 3 loại thẻ: Vietcombank-Visa, Vietcombank-MasterCard và Vietcombank American Express.

Cho đến thời điểm hiện tại, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những ngân hàng thương mại có uy tín nhất với các ngân hàng thương mại nước ngoài trong số hơn 30 ngân hàng thương mại đang hoạt động tại Việt Nam.

2.2.2.3. Khách hàng

Theo mục tiêu và phương châm phát triển, thị trường mà Vietcombank nhắm tới trong thời gian 2006 – 2010 là tất cả đối tượng có nhu cầu về sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bao gồm khách hàng cá nhân lẫn khách hàng doanh nghiệp.

Nhu cầu của khách hàng cá nhân trong thời gian qua tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh ngày một gia tăng đa dạng hơn. Ngoài các sản phẩm truyền thống như tiết kiệm, cho vay tiêu dùng hay cho vay sản xuất kinh doanh, nhu cầu các sản phẩm mới ngày càng nhiều: sản phẩm thẻ, sản phẩm thanh toán, chuyển tiền,

các dịch vụ ngoại hối… Các sản phẩm cho vay tiêu dùng cũng đòi hỏi ngày một đa dạng hơn.

Đối với khách hàng doanh nghiệp, trong bối cảnh nền kinh tế đất nước ngày một phát triển, các hoạt động sản xuất kinh doanh ngày một sôi động hơn. Hệ thống các doanh nghiệp ngày càng mở rộng và phát triển hơn về số lượng cũnh như quy mô từng đơn vị. Nhu cầu sử dụng các sản phẩm ngân hàng dành cho khách hàng doanh nghiệp ngày một tăng. Mặc dù không có sự thay đổi nhiều trong các sản phẩm dịch vụ ngân hàng dành cho khách hàng doanh nghiệp nhưng những đòi hỏi chất lượng sản phẩm càng lúc một cao hơn nhằm đáp ứng các yêu cầu của sản xuất – kinh doanh và cạnh tranh của từng doanh nghiệp.

2.2.2.4. Đối thủ cạnh tranh

Các đối thủ cạnh tranh chính của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh trên thị trường dịch vụ ngân hàng tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh khá đa dạng và đông đảo: các hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh, các ngân hàng thương mại cổ phần trong nước, ngân hàng nước ngoài.

Các ngân hàng thương mại quốc doanh hiện nay có thể kể đến: Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng phát triển Nhà đồng bằng Sông Cửu Long. Trong khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ trực tiếp của hệ thống các chi nhánh Ngân hàng Công thương Việt Nam – với thế mạnh quan hệ tín dụng đối với các đối tượng khách hàng doanh nghiệp, tiếp đến là các chi nhánh của Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam với thế mạnh về cung cấp tín dụng dự án theo các chương trình của Nhà nước…

Trong thời gian những năm gần đây, tầm quan trọng và mức độ ảnh hưởng của các ngân hàng thương mại ngày càng phát triển. Có thể ví dụ: Eximbank là ngân hàng rất chú trọng lĩnh vực hỗ trợ xuất nhập khẩu, ACB và Ngân hàng Đông Á là các ngân hàng có định vị rất rõ ràng hướng đến phục vụ khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngoài ra không thể không kể đến các ngân hàng thương mại cổ phần khác có vị trí tương đối trên thị trường ngân hàng trong khu vực như: Techcombank, Sacombank,… các ngân hàng thương mại cổ phần có rất nhiều lợi thế trong việc cạnh tranh như cơ chế tổ chức thông thoáng, gọn nhẹ, tốc độ ứng dụng kỹ thuật cao, khả năng tăng vốn cao… là thế lực cạnh tranh rất lớn đối với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh trong khu vực.

Trong tương lai, sự gia nhập thị trường của các Ngân Hàng nước ngoài tại Việt Nam sẽ diễn ra nhanh chóng. Với thế mạnh vượt trội về năng lực và kỹ thuật ngân hàng, khả năng cạnh tranh của các ngân hàng nước ngoài là rất lớn. Có thể ví dụ: Ngân hàng liên doanh ANZ là một điển hình trong việc cung cấp dịch vụ chất lượng cao dành cho đối tượng khách hàng cá nhân trung lưu tại Việt Nam; ngân hàng bán sĩ HSBC đang có những bước đi tuần tự tiến vào thị trường Việt Nam, với kế hoạch phát triển Văn phòng đại diện hiện nay trở thành Ngân hàng chính thức ngay sau khi các điều khoản WTO được thực thi…

2.3. Khách hàng doanh nghiệp của Ngân Hàng Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh

Trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi xin được phép chú trọng đến khối khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.

Khách hàng doanh nghiệp có vai trò cực kỳ quan trọng đối với hoạt động của Ngân Hàng Ngoại thương Việt Nam nói chung và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Các giao dịch với khách hàng doanh nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn trong toàn thể giao dịch tại ngân hàng, chiếm khoảng 88,5% (2005) (nguồn: Cáo bạch Vietcombank).

Trong giai đoạn hội nhập nền kinh tế, với các cơ hội kinh doanh thuận lợi, số lượng cũng như chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp tại Việt Nam và đặc biệt tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh sẽ có xu hướng gia tăng nhanh chóng, đó là chưa kể đến sự gia nhập với số lượng lớn của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Từ đó sẽ tạo nhu cầu lớn từ phía các doanh nghiệp về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, thương mại quốc tế phát triển, nhu cầu về các sản phẩm thanh toán quốc tế và hỗ trợ thanh toán quốc tế sẽ phát triển nhanh chóng. Các doanh nghiệp quan hệ giao dịch thường xuyên với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh thường có các hoạt động liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu và có quy mô hoạt động tương đối lớn.

Đặc trưng của các khách hàng doanh nghiệp trong giao dịch với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh :

- Giao dịch trọn gói nhiều sản phẩm: nhu cầu sử dụng các sản phẩm ngân hàng của các doanh nghiệp rất thường xuyên và đa dạng. Vì vậy để có được sự thuận tiện, các doanh nghiệp khi giao dịch với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh thường kết hợp sử sụng nhiều sản phẩm ngân hàng. Trong đó có các sản phẩm sử dụng một cách thường xuyên như: quản lý tài khoản tiền gửi thanh toán, thực hiện các giao dịch thanh toán của doanh nghiệp... và các sản phẩm sử dụng

theo từng yêu cầu hoạt động của doanh nghiệp như: tín dụng ngắn hạn, dài hạn; thanh toán quốc tế và các sản phẩm hỗ trợ.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại trong thời kỳ hội nhập (Trang 43)