Các nhân tố thuộc về cơ chế chính sách của Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển nguồn nhân lực tại tại bệnh viện phong da liễu trung ương quy hòa (full) (Trang 31)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.4.1.Các nhân tố thuộc về cơ chế chính sách của Nhà nƣớc

Các chính sách vĩ mô của Nhà nƣớc, vai trò của Nhà nƣớc có tầm quan trọng to lớn đối với việc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực cho quốc gia, địa phƣơng và của đơn vị tổ chức. Nhà nƣớc hoạch định chính sách tạo môi trƣờng pháp lý cho việc phát triển hệ thống giáo dục, đào tạo cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Các chính sách mà Nhà nƣớc tác động đến chất lƣợng nguồn lực, các chính sách bao gồm: Luật giáo dục, chính sách giáo dục- đào tạo, đào tạo lại, chính sách tuyển dụng, sử dụng lao động, chính sách tiền lƣơng, thu nhập, phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm lao động.

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, hệ thống chính sách của nƣớc ta ngày càng hoàn thiện phù hợp với thực tế. Đây là động lực khuyến khích mọi cá nhân và tập thể tích cực lao động và học tập không ngừng để nâng cao trình độ và khả năng lao động để cống hiến cho ngành và cho xã hội. Nếu chính sách không phù hợp, thiếu kịp thời sẽ làm cho ngƣời lao động không còn nghị lực, giảm sút tinh thần phấn đấu, thiếu năng động. Hậu quả là vấn đề chảy máu chất xám, không toàn tâm, toàn ý với công việc, xao nhãng nhiệm vụ và trách nhiệm của mình, dẫn đến hiệu quả công việc không cao, kéo theo sự tụt hậu về kiến thức, năng lực, trình độ chuyên môn kỹ thuật.

Hệ thống pháp luật cũng tạo hành lang pháp lý cho các tổ chức hoạt động và tuân thủ theo các quy định của pháp luật. Nhà nƣớc ban hành Luật lao động với nhiều quy định về quyền và nghĩa vụ của ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động nên ảnh hƣởng sâu sắc đến việc sử dụng và phát triển nguồn nhân lực cả về chính sách và nội dung chƣơng trình.

Hệ thống chính sách xã hội cũng là một trong những nhân tố liên quan đến phát triển nguồn nhân lực, đến thị trƣờng lao động. Hệ thống các chính sách xã hội nhằm vào mục tiêu vì con ngƣời, phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Với phƣơng hƣớng phát huy nhân tố con ngƣời trên cơ sở đảm bảo công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ của công dân, giải quyết tốt tăng trƣởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần, giữa đáp ứng các nhu cầu trƣớc mắt với việc chăm lo lợi ích lâu dài, giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng xã hội.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển nguồn nhân lực tại tại bệnh viện phong da liễu trung ương quy hòa (full) (Trang 31)