II – Một số vấn đề cần chú ý khi áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
2. Tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của hành vi phạm tội nào thì chỉ được áp dụng đối với hành vi phạm tội đó.
nào thì chỉ được áp dụng đối với hành vi phạm tội đó.
Đây cũng là vấn đề thực tiễn xét xử, khi quyết định hình phạt Hội đồng xét xử thường vi phạm, mặc dù trong phần xét thấy của bản án, đã xác định đúng và đủ các tình tiết tăng nặng và các tình tiết giảm nhẹ nhưng trong phần quyết định của bản án lại áp dụng không đúng dẫn đến việc quyết định hình phạt cũng không đúng. Ví dụ: A phạm tội hai tội: “tội cố ý gây thương tích” thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự và “tội trộm cắp tài sản” thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 138 Bộ luật hình sự, trong đó đối với tội cố ý gây thương tích bị cáo có tình tiết giảm nhẹ là: “người phạm tội
đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm” thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự, còn đối với tội trộm cắp bị cáo có tình tiết giảm nhẹ là: “người phạm tội tự nguyện bồi thường thiệt hại” thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự. Trong phần xét thấy của bản án Hội đồng xét xử đã xác định bị cáo A có hai tình tiết giảm nhẹ trên là xác định đúng và đủ, nhưng trong phần quyết định của bản lại áp cả hai tình tiết giảm nhẹ trên đối với cả hai tội. Sai lầm này có thể là do cách viết phần quyết định của bản án không rõ ràng, nhưng cũng có thể do nhận thức là bị cáo phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ thật. Ví dụ: phần quyết định của bản án ghi: áp dụng khoản 1 Điều 104; khoản 3 Điều 138; điểm a, b khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự xử phạt A 6 tháng tù về tội “cố ý gây thương tích” và 8 năm tù về tội “trộm cắp tài sản”. Cách ghi này rõ rằng là không chính xác, mà trong trường hợp này phần quyết định của bản án phải ghi: áp dụng khoản 1 Điều 104; điểm a khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự xử phạt A 6 tháng tù về tội “cố ý gây thương tích”; áp dụng khoản 3 Điều 138; điểm b khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự xử phạt A 8 năm tù về tội “trộm cắp tài sản”. Đối với các tình tiết tăng nặng cũng tương tự như vậy, trong phần quyết định của bản án phải ghi rõ ràng tình tiết tăng nặng nào đối với tội nào.