Xác định đúng và đủ các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Một phần của tài liệu Chuyên đề về tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trong pháp luật hình sự Việt Nam (Trang 63)

II – Một số vấn đề cần chú ý khi áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

1. Xác định đúng và đủ các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Việc xác định đúng và đủ các tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là rất quan trọng. Nếu xác định thiếu hoặc thừa đều dẫn đến một hậu quả là quyết định hình phạt hình phạt không đúng.

Để xác định đúng và đủ các tình tiết tăng nặng và các tình tiết giảm nhẹ đối với bị cáo trong vụ án hình sự cần phải chủ ý một số vấn đề sau:

Trong mỗi điểm của khoản 1 Điều 46 và khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự không chỉ quy định một tình tiết tăng nặng hoặc một tình tiết giảm nhẹ mà có điểm quy định một số tình tiết tăng nặng hoặc tình tiết giảm nhẹ. Ví dụ: điểm b khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự nhà làm luật quy định tới 3 tình tiết giảm nhẹ, đó là: “người phạm tội tự nguyện sửa chữa những thiệt hại do mình đã gây ra”, “người phạm tội tự nguyện bồi thường thiệt hại do mình gây ra mà không thể sửa chữa lại được”, “người phạm tội khắc phục hậu quả do mình gây ra mà không thuộc trường hợp sửa chữa hay bồi thường được”; điểm g khoản 1

Điều 46 Bộ luật hình sự quy định hai tình tiết giảm nhẹ đó là: “phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại” và “phạm tội gây thiệt hại không lớn”; điểm g khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự quy định ba tình tiết tăng nặng, đó là: “phạm tội nhiều lần”, “người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm” và người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm”.v.v… Tuy trong mỗi điểm của khoản 1 Điều 46 hoặc khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự quy định nhiều tình tiết tăng nặng hoặc tình tiết giảm nhẹ, nhưng khi áp dụng vào vụ án cụ thể thì không phải trường hợp nào người phạm tội cũng được tính tất cả các tình tiết giảm nhẹ hoặc tình tiết tăng nặng quy định tại điểm đó, mà phải tuỳ trường hợp để xác định bị cáo có một hoặc nhiều tình tiết quy định tại điểm đó. Ví dụ: bị cáo phạm tội cố ý gây thương tích. Sau khi phạm tội bị cáo đã chở người bị hại đi cấp cứu, sau đó tự nguyên bồi thường cho người bị hại toàn bộ tiền chi phí cho việc cứu chữa người bị hại thì chỉ xác định bị cáo có một tình tiết giảm nhẹ đó là: “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả”. Tuy nhiên, mức độ giảm nhẹ của tình tiết này là rất đáng kể. Nếu các tình tiết độc lập với nhau thì người phạm tội được tính hoặc bị tính tất cả các tình tiết quy định tại điểm đó. Ví dụ: A phạm tội cố ý gây thương tích cho chị B đang có thai tháng thứ 5 và cháu C mới 10 tuổi (con chị B), thì A phạm tội thuộc trường hợp có hai tình tiết tăng nặng quy định tại điểm h khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự, đó là: “ phạm tội đối với phụ nữ có thai” và “phạm tội đối với trẻ em”.

Một phần của tài liệu Chuyên đề về tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trong pháp luật hình sự Việt Nam (Trang 63)