Vấn đề áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự

Một phần của tài liệu Chuyên đề về tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trong pháp luật hình sự Việt Nam (Trang 68)

II – Một số vấn đề cần chú ý khi áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

4. Vấn đề áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự

Theo quy định tại Điều 47 Bộ luật hình sự thì, khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46, Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật.

Thực tiễn xét xử nhiều trường hợp Hội đồng xét xử chỉ quan tâm đến số lượng các tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự, nên cứ có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 (thường là 2 tình tiết) là quyết định dưới mức thấp nhất của khung hình phạt, mà không xem xét mức độ giảm nhẹ của tình tiết giảm nhẹ, cũng như không xem xét một cách toàn diện các tình tiết khác của vụ án. Trường hợp không áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự không đúng rất ít xảy ra, nhưng trường hợp áp dụng Điều 47 không đúng thì khá phổ biến, mặc dù tại các kỳ tổng kết, cũng như các lớp tập huấn, Toà án nhân dân tối cao đã nêu nhiều ví dụ để rút kinh nghiệm nhưng tình trạng này hiện nay vẫn chưa khắc phục được. Nguyên nhân của tình trạng này thì nhiều, trong đó có cả nguyên nhân chủ quan của Hội đồng xét xử. Tuy nhiên, không ít trường hợp do hiểu không đầy đủ quy định của Điều 47 Bộ luật hình sự nên áp dụng không chính xác.

Để áp dụng đúng quy định tại Điều 47 Bộ luật hình sự cần chú ý một số vấn đề sau:

4.1. Phải xác định đúng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tạikhoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự

Đây là điều kiện cần để Hội đồng xét xử có áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự hay không, nếu xác định sai tất yếu dẫn đến áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự sai. Ví dụ: A phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có giá trị 300 triệu đồng theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 139 Bộ luật hình sự. Trước khi xét xử sơ thẩm, A đã nộp 100 triệu đồng để bồi thường cho người bị hại, ngoài tình tiết giảm nhẹ là “tự nguyện bồi thường thiệt hại” thì không còn có tình tiết giảm nhẹ nào khác nên Toà án cấp sơ thẩm phạt A 9 năm tù, nhưng khi xét xử phúc thẩm Hội đồng xét xử lại xác định bị cáo A có thêm một tình tiết giảm nhẹ nữa là “thành khẩn khai báo” nhưng thực tế thì trong suốt quá trình điều tra bị cáo A không thừa nhận hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà cho rằng đó chỉ là hợp đồng kinh tế, là sự thoả thuận giữa bị cáo với người bị hại; tại phiên toà sơ thẩm, trong phần tranh luận, đại diện Viện kiểm sát đã chứng minh và bác bỏ lời bào chữa của Luật sư bào chữa cho bị cáo và của bị cáo, trước khi nghị án bị cáo thừa nhận hành vi phạm tội của mình và xin Hội đồng xét xử giảm nhẹ hình phạt. Sau khi xét xử sơ thẩm, bị cáo kháng cáo xin được giám nhẹ hình phạt; khi xét xử phúc thẩm Hội đồng xét xử cho rằng, bị cáo đã nhận tội chứng tỏ đã ăn năn hối cải, thành khẩn khai báo nên áp dụng thêm tình tiết giảm nhẹ “người phạm tội thành khẩn khai báo” để áp dụng thêm Điều 47 Bộ luật hình sự phạt bị cáo A 5 năm tù (dưới mức thấp nhất của khung hình phạt quy định tại khoản 3 Điều 139 Bộ luật hình sự). Việc Toà án cấp phúc thẩm áp dụng tình tiết giảm nhẹ “người phạm tội thành khẩn khai báo” có thể là không sai nhưng mức độ thành khẩn của bị cáo không đáng kể, chỉ khi cơ quan tiến hành tố tụng đã có đủ bằng chứng chứng minh hành vi phạm tội của bị cáo thì bị cáo mới nhận tội, hơn nữa việc Toà án cấp phúc thẩm căn cứ vào sự “thành khẩn” muộn màng này của bị cáo để áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự xử phạt bị cáo dưới mức thấp nhất của khung hình phạt cho bị cáo rõ ràng là không đúng.

4.2. Phải cân nhắc mức độ giảm nhẹ của các tình tiết giảm nhẹ

Mặc dù người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể thì cũng không được áp dung Điều 47 Bộ luật hình sự để quyết định dưới mức thấp nhất của khung hình phạt. Ví dụ: bị cáo B phạm tội cướp tài sản bị bắt quả tang thuộc trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2

Điều 133 Bộ luật hình sự (sử dụng vú khí và gây thương tích cho người bị hại với tỷ lệ thương tật là 21%). Sau khi bị bắt, B đã viết thư về gia đình yêu cầu gia đình bồi thường tiền thuốc và các chi phí cho việc điều trị vết thương cho người bị hại, trước khi phạm tội bị cáo B được tặng thưởng một huy chương vì có thành tích trong thể thao. Tuy bị cáo B có hai tình tiết giảm nhẹ là “tự nguyện bồi thường thiệt hại” và “có thành tích xuất sắc trong công tác” nhưng mức độ giảm nhẹ của hai tình tiết này không đáng kể so với hành vi phạm tội mà bị cáo đã thực hiện, nên không thuộc trường hợp được áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự để quyết định dưới mức thấp nhất của khung hình phạt.

4.3. Phải cân nhắc giữa tình tiết tăng nặng với tình tiết giảm nhẹ

Đây là tiêu chí rất quan trọng để Hội đồng xét xử có quyết định áp dụng dưới mức thấp nhất của khung hình phạt hay không. Mặc dù Điều 47 Bộ luật hình sự chỉ quy định “khi có ít nhất 2 tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự” mà không quy định “không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể” thì Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt… Nhưng khi cân nhắc để có áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự để quyết định dưới mức thấp nhất của khung hình phạt đối với bị cáo hay không thì không thể không cân nhắc giữa tình tiết giảm nhẹ với tình tiết tăng nặng đối với bị cáo. Chúng tôi cho rằng, nếu bị cáo có hai tình tiết giảm nhẹ thậm chí có ba, bốn tình tiết giảm nhẹ nhưng lại có nhiều tình tiết tăng nặng và mức độ tăng nặng của các tình tiết đó đáng kể thì Toà án không được áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự để quyết định mức hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt đối với bị cáo.

Cân nhắc giữa tình tiết tăng nặng với tình tiết giảm nhẹ không chỉ so sánh về mặt số lượng của các tình tiết mà phải xác định cả về mức độ tăng nặng, giảm nhẹ của các tình tiết đó. Nếu số lượng các tình tiết tăng nặng với số lượng các tình tiết giảm nhẹ bằng nhau hoặc tình tiết tăng nặng nhiều hơn tình tiết giảm nhẹ thì nói chung không nên áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, nếu số lượng tình tiết tăng nặng bằng thậm chí ít hơn số lượng tình tiết giảm nhẹ mà mức độ tăng nặng không đáng kể, trong khi mức độ

giảm nhẹ của các tình tiết giảm nhẹ lại đáng kể thì Toà án có thể áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự.

Một phần của tài liệu Chuyên đề về tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trong pháp luật hình sự Việt Nam (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w