I – Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự phản ánh cách thức thực hiện tội phạm
2. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội.(điểm c khoản 1 Điều 48)
Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một cong vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ.
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội là tội phạm xảy ra là do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện và hành vi phạm tội đó có liên quan trực tiếp đến chức vụ, quyền hạn của họ, nếu họ không có chức vụ, quyền hạn đó thì họ khó có thể thực hiện việc phạm tội; chức vụ, quyền hạn là điều kiện thuận lợi để người phạm tội thực hiện tội phạm một cách dễ dàng. Tuy nhiên, người phạm tội có việc lợi dụng chức vụ để phạm tội thì mới bị coi là có tình tiết tăng nặng. Nếu tội phạm do họ thực hiện không liên quan gì đến chức vụ, quyền hạn của họ thì dù họ có chức vụ, quyền hạn thì cũng không bị coi là có tình tiết tăng nặng này.Ví dụ: H là thuỷ quỹ của một Công ty, thấy chồng mình ngoại tình với một phụ nữ khác, nên đã dùng a xit hắt vào mặt người phụ nữ này thì không thể coi hành vi phạm tội của H là lợi dụng chức vụ, quyền hạn được. Bộ luật hình sự năm 1985 chưa quy định tình tiết này là tình tiết tăng nặng, đến kỳ họp thứ 11 Quốc hội khoá IX có quy định tình tiết “lợi dụng chức vụ cao để phạm tội”, nhưng sau khi quy định tình tiết này, việc giải thích thế nào là “chức vụ cao” còn nhiều ý kiến khác nhau và thực tiễn xét xử đã không thể áp dụng tình tiết này trong các vụ án cụ thể. Mặt khác, do cơ cấu của Bộ
luật hình sự năm 1999 có nhiều thay đổi so với Bộ luật hình sự năm 1985, nên nhà làm luật quy định tình tiết “lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội” thay cho tình tiết “lợi dụng chức vụ cao đẻ phạm tội” la hoàn toàn phù hợp, có cơ sở khoa học để giải thích và hướng dẫn áp dụng.
Tình tiết “lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội” chỉ được coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự khi nó không phải là tình tiết định tội hoặc định khung hình phạt đã được quy định trong cấu thành cụ thể. Ví dụ: Điều 281 Bộ luật hình sự quy định “tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” hoặc điểm b khoản 2 Điều 155 “tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm”. tình tiết lợi dụng chức vụ, quyền hạn đã là tình tiết định tội hoặc định khung hình phạt thì khi quyết định hình phạt không được coi tình tiết lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tăng nặng hình phạt đói với người phạm tội nữa.