Lợi dụng tình trạng khẩn cấp để phạm tội.(điểm l khoản 1 Điều 48 BLHS)

Một phần của tài liệu Chuyên đề về tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trong pháp luật hình sự Việt Nam (Trang 57)

I – Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự phản ánh cách thức thực hiện tội phạm

5. Lợi dụng tình trạng khẩn cấp để phạm tội.(điểm l khoản 1 Điều 48 BLHS)

Lợi dụng tình trạng khẩn cấp để phạm tội là trường hợp người phạm tội đã lợi dụng tình trạng khẩn cấp trong đời sống xã hội để thực hiện hành vi phạm tội.

Bộ luật hình sự năm 1985 chưa quy định trường hợp phạm tội này là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, nhưng qua thực tiễn xét xử có nhiều trường hợp người phạm tội đã lợi dụng tình trạng khẩn cấp để thực hiện hành vi phạm tội như lợi dụng việc hoả hoạn để chiếm đoạt tài sản của người khác, lợi dụng người khác đang bị cấp cứu trên giường bệnh để chiếm đoạt tài sản của họ.v.v… Do đó Bộ luật hình sự năm 1999 quy định trường hợp lợi dụng tình trạng khẩn cấp để phạm tội là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn xét xử.

Tình trạng khẩn cấp là tình trạng cấp bách của xã hội và của cá nhân mỗi người, khi ở trong tình trạng đó mọi người đều tập trung vào việc giải quyết, cứu chữa kịp thời, nhanh chóng thoát ra khỏi tình trạng đó. Tình trạng khẩn cấp này không phải do thiên tai, địch hoạ hoặc do dịch bệnh gây nên mà do chính con người hoặc do hoàn cảnh xã hội, do cuộc sống gây nên như: Do bị tai nạn, bị hoả hoạn, bị cấp cứu vì bị bệnh hiểm nghèo… Tình trạng này chỉ xảy ra chốc lát, trong một thời gian nhất định, không kéo dài.

Lợi dụng tình trạng khẩn cấp để phạm tội, xét về mặt đạo đức cần phải lên án, vì trong tình trạng đó mọi người tập trung vào việc giải quyết hậu quả, cữu chữa người bị nạn thì người phạm tội lại lợi dụng để thực hiện tội phạm chứng tỏ động cơ, mục đích rất xấu, cần phải trừng trị. Ví dụ: Hồi 19 giờ ngày 6-3-1993, tại Km 72 + 900 Quốc lộ 5A thuộc địa phận xã Phúc Thành A, huyện Kim Môn, tỉnh Hải Dương xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa xe ô tô mang biển kiểm soát 15K-15-87 với xe mô tô 2 bánh mang biển kiểm soát 34-457-HN. Anh Đỗ Đức Thịnh, người điều khiển xe mô tô bị chết và anh Nguyễn Chí Kiên ngồi sau xe bị thương nặng. Cả hai anh Thịnh và Kiên đều là cán bộ Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải – Hải Phòng có nhiệm vụ mang 2 Kg vàng về Hải Dương thuê gia công đồ trang sức. Sau khi tai nạn xảy ra, nhiều người trong thôn Dương Thái, xã Phúc Thành A ra hiện trường xem, trong đó có Đỗ Văn Hoạ và Nho Văn Mạnh. Lợi dụng lúc đông người, trời tối nhá nhem, nạn nhân nằm bất tỉnh, mọi người lo gọi xe đưa nạn nhân đi cấp cứu, Hoạ và Nho đã lấy 2 Kg vàng đem về cất giấu.

Khi xác định người phạm tội có lợi dụng tình trạng khẩn cấp để thực hiện hành vi phạm tội hay không phải xem họ thực hiện hành vi phạm tội trong một hoàn cảnh nào và hoàn cảnh đó có thật sự là tình trạng khẩn cấp hay không, đồng thời phải xác định người phạm tội phải lợi dụng tình trạng khẩn cấp đó để thực hiện tội phạm thì mới bị coi là “lợi dụng tình trạng khẩn cấp đẻ phạm tội”.

Mức độ tăng nặng của tình tiết này phụ thuộc vào ý thức lợi dụng và tính chất mức độ của hành vi phạm tội khi lợi dụng tình

Một phần của tài liệu Chuyên đề về tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trong pháp luật hình sự Việt Nam (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w