Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực NHTM

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu Tư và Phát triển Thái Nguyên (Trang 32)

4. Kết cấu của luận văn

1.4.3. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực NHTM

Một khi mà vấn đề cạnh tranh của các NHTM đƣợc xem là một trong những vấn đề sống còn của các NHTM thì các NHTM sẽ tìm đủ mọi cách để gia tăng năng lực cạnh tranh của mình, điều này tất yếu sẽ có không ít các NHTM sử dụng các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của mình. Dƣới đây là một số các định nghĩa mà theo điều 16 Luật các Tổ chức tín dụng định nghĩa là cạnh tranh không lành mạnh là.

- Khuyến mãi bất hợp pháp;

- Cung cấp thông tin dễ gây hiểu nhầm (dƣới bất kỳ hình thức nào) có hại cho các TCTD và khách hàng khác.

- Đầu cơ dẫn đến lũng đoạn tỷ giá ngoại tệ, vàng và thị trƣờng tiền tệ; và các hành vi cạnh tranh bất hợp pháp khác.

Theo công văn số 339/NHNN- CSTT ngày 07/04/2004 của Ngân hàng Nhà nƣớc thì hành vi cạnh tranh không lành mạnh là:

+ Lạm dụng việc tăng lãi suất để thu hút tiền gửi;

+ Lạm dụng cơ chế lãi suất để cạnh tranh trong cho vay (chẳng hạn nhƣ một số TCTD không tuân thủ các nguyên tắc và điều kiện cấp tín dụng để thu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hút khách hàng);

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là việc các NHTM sử dụng những chƣơng trình, cách thức khác nhau nhằm gây ra sự hiểu lầm, hoặc dễ gây ra sự hiểu lầm của ngƣời tiêu dùng về việc sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của mình, hoặc bán những sản phẩm dịch vụ của mình dƣới giá thành, mà có thể gây thiệt hại đến các TCTD khác hoặc cho ngƣời tiêu dùng, hoặc cho nền kinh tế.

1.5. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thƣơng mại

1.5.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc về nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM NHTM

Để có đƣợc hệ thống NHTM vững mạnh nhƣ hiện nay, Trung Quốc đã phải trải qua 1 quá trình cải cách toàn diện mạnh mẽ, quyết liệt với những bƣớc đi thận trọng, chắc chắn. Trung Quốc đã quyết tâm cao độ, trong việc triển khai các giải pháp nhằm nâng cao tiềm lực nội tại và thế chủ động trong cạnh tranh của các NHTM trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Những nội dung cơ bản Trung Quốc đã thực hiện trong những năm qua là:

- Tách cho vay chính sách ra khỏi cho vay thƣơng mại, thông qua việc thành lập 3 ngân hàng cho vay chính sách.

- Từng bƣớc tăng cƣờng khả năng cạnh tranh của các NHTM, giảm sự can thiệp của chính quyền địa phƣơng vào hoạt động ngân hàng.

-Tài trợ vốn cho các NHTM nhà nƣớc xử lý tài sản gây nợ xấu. Nhà nƣớc đã bỏ ra 33 tỷ USD cho các NHTM để xử lý nợ xấu trƣớc năm 1996 là 170 tỷ USD. Các khoản nợ xấu phát sinh từ sau năm 1996 các ngân hàng phải xử lý bằng nguồn lực của mình. Kết quả 3 NHTM nhà nƣớc lớn ở Trung quốc đã giảm tỷ lệ nợ xấu năm 2002 từ 15% - 25,3% xuống còn 2,4%- 3,9% vào năm 2006. (Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thái Nguyên).

- Đóng cửa hoặc sáp nhập các NHTM yếu kém. Chuyển các HTX tín dụng ở những đô thị lớn thành những NHTM địa phƣơng. Thành lập một số NHTM mới và các định chế tài chính khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Luật NHTM năm 1995 đã chuyển đổi hệ thống ngân hàng theo định hƣớng thị trƣờng, đa dạng sở hữu và hoạt động độc lập hơn.

- Chuyển đổi các NHTM nhà nƣớc thành NHTM cổ phần có khả năng cạnh tranh quốc tế, với cấu trúc quản trị thích hợp, an toàn về vốn, kiểm soát nội bộ chặt chẽ, hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả, với dịch vụ có chất lƣợng và có mức lợi nhuận mong muốn.

- Năm 1998 Bộ Tài chính Trung Quốc đã phát hành 270 tỷ nhân dân tệ trái phiếu đặc biệt để tăng cƣờng vốn cho những ngân hàng lớn, nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trung bình của các ngân hàng này từ 4,4% lên 8% đúng theo Luật Ngân hàng Thƣơng mại Trung Quốc.

- Cổ phần hoá 4 NHTM lớn của Trung Quốc và khuyến khích các ngân hàng này bán cổ phiếu trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc, coi đây nhƣ một cách để tăng vốn, đồng thời tăng cƣờng năng lực quản lý, đổi mới các mặt hoạt động, để năng cao năng cạnh tranh của các NHTM Trung Quốc.

- Cuối năm 1998 Trung Quốc đã đƣa ra các tiêu chuẩn kế toán quốc tế và yêu cầu các NHTM Trung Quốc thực hiện, nhằm tăng cƣờng công tác quản lý và giám sát tài chính đối với hệ thống NHTM .

- Cải cách lãi suất nhằm đƣa các mức lãi suất về sát với cung cầu thị trƣờng để tăng khả năng cạnh tranh và nâng cao chất lƣợng tài sản của các ngân hàng. Bƣớc đầu ngân hàng Trung ƣơng Trung Quốc đã tự do hoá lãi suất thị trƣờng liên ngân hàng.

- Cải cách quản trị ngân hàng bắt đầu từ việc thay đổi tổ chức. Chuyển đổi các NHTM nhà nƣớc sang NHTM cổ phần. Giám đốc hội đồng giám sát và hội đồng giám đốc đƣợc chỉ định từ những ngƣời đã hoạt động ngân hàng có kinh nghiệm.

- Quản lý rủi ro toàn diện, quản lý rủi ro từ dƣới lên trên, theo nguyên tắc đơn giản hiệu quả.

- Tháng 6/2004 hai ngân hàng China Construction Bank (CCB) và Bank of China (BOC) đã xử lý 300 tỷ nhân dân tệ (tƣơng đƣơng khoảng 36,2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tỷ USD) nợ khó đòi, giảm tỷ lệ nợ xấu từ 5,16% xuống còn 3,74% và chuẩn bị cho lần đầu tiên phát hành cổ phiếu ra công chúng.

- Tháng 5/2006 International Commercial Bank of China (ICBC) cũng bán cổ phiếu ra công chúng và trở thành ngân hàng Trung Quốc có tỷ lệ vốn đầu tƣ nƣớc ngoài cao nhất, chiếm khoảng 8,89% vốn điều lệ. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của ICBC đƣợc tăng lên tới 10,26% và tỷ lệ nợ xấu giảm xuống còn 4,43%.

- Sau khi Trung Quốc gia nhập WTO nhiều chuyên gia tài chính ngân hàng tại Trung Quốc cho rằng E-banking sẽ là điểm trọng yếu để các ngân hàng nƣớc ngoài cạnh tranh với các NHTM Trung Quốc. Để có thể cạnh tranh với các Ngân hàng nƣớc ngoài trong dịch vụ này các NHTM Trung Quốc đã áp dụng chiến lƣợc nhanh chóng, linh hoat, chính xác và an toàn cao.

Các NHTM lớn tại Trung Quốc đã liên tục nâng cấp hệ thống ngân hàng trực tuyến và thực hiện nhiều chiến dịch quảng cáo lớn về sự tiện dụng của dịch vụ E-banking. Đồng thời, các NHTM Trung Quốc ƣu tiên tuyển dụng những nhân viên giỏi nhất, thành thạo nghiệp vụ nhất vào làm việc tại bộ phận E-banking.

Các NHTM Trung Quốc áp dụng nhiều biện pháp để tăng tính an toàn và bảo mật cho dịch vụ E-banking bằng các biện pháp: Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu hoàn toàn tự động để lƣu giữ hồ sơ và phân tích các giao dịch của khách hàng; Áp dụng biện pháp “lƣu dấu vết” đối với các giao dịch E- banking để tăng cƣờng việc kiểm tra nội bộ trong ngân hàng ; Đặc biệt chú trọng việc bảo mật thông tin E-banking để giữ cho các thông tin thiết yếu không bị rò rỉ và không bị truy cập trái phép khi các giao dịch này hoàn toàn đƣợc thực hiện qua Internet và đƣợc lƣu trữ trong cơ sở dữ liệu.

Các NHTM Trung Quốc đã thành công và đạt đƣợc kết quả tốt trong việc thực hiện chiến lƣợc này. Kết quả đạt đƣợc tại ngân hàng ICBC là một chứng minh điển hình. ICBC đã nâng cấp hệ thống ngân hàng trực tuyến của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

mình lên gấp 2 lần trong 2 năm đầu thực hiện chiến lƣợc và đã thu đƣợc giá trị giao dịch lên đến 4 tỷ nhân dân tệ (482 triệu USD) mỗi ngày. ICBC cũng dẫn đầu trong việc cung cấp các dịch vụ thanh toán trực tuyến cƣớc điện thoại cố định và di động tại thị trƣờng nội địa.

Thực chất các NHTM nƣớc ngoài tại Trung Quốc cũng rất mạnh và có kinh nghiệm về dịch vụ E-banking nhƣng họ chƣa hiểu sâu sắc, chƣa tạo đƣợc lòng tin của khách hàng nhƣ các NHTM Trung Quốc. Các NHTM Trung Quốc đã tận dụng đƣợc lợi thế này cùng với việc hiện đại hoá công nghệ, nâng cao chất lƣợng dịch vụ và họ đã thành công trong cuộc cạnh tranh.

Hơn 30 năm qua, Chính phủ Trung Quốc đã có chiến lƣợc toàn diện, mạnh mẽ, quyết liệt với những bƣớc đi thận trọng và cơ chế, chính sách kịp thời, đúng hƣớng. Hệ thống NHTM của Trung Quốc và khả năng cạnh tranh của nó, không ngừng đƣợc củng cố lớn mạnh. Mở cửa thị trƣờng tài chính và sự tham gia của các ngân hàng nƣớc ngoài đã trở thành động lực cho NHTM Trung Quốc trong việc cải cách thể chế, cơ cấu, không những không bị tổn thƣơng, khủng hoảng, mà còn mạnh lên một cách toàn diện và vững chắc.

1.5.2. Kinh nghiệm của Singapore

Các ngân hàng ở Singapore từng bƣớc xây dựng chiến lƣợc phát triển dịch vụ NHBL. Một trong những ngân hàng thành công về kinh doanh dịch vụ NHBL tại Singapore là ngân hàng Standard Chartered. Các ngân hàng ở Singapore đã khai thác sự phát triển của công nghệ trong việc triển khai dịch vụ bán lẻ tại các ngân hàng, theo thống kê đến nay có hơn 60% giao dịch của ngân hàng đƣợc thực hiện qua các kênh tự động. Những bài học kinh nghiệm trong việc kinh doanh dịch vụ NHBL đó là:

- Hệ thống chi nhánh rộng lớn đã tạo điều kiện cho việc quản lý vốn hiệu quả, giúp cho các ngân hàng thành lập nên những quỹ tiền tệ cung cấp cho khách hàng, điều này đã làm tăng thị phần của các ngân hàng ở Singapore.

- Những sáng kiến quản lý tiền tệ đã cung cấp các dịch vụ giúp khách hàng quản lý tốt tài chính của họ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Thành lập mạng lƣới kênh phân phối dịch vụ tự động nhƣ: máy nhận tiền gửi, internet Banking, Phone Banking, Home Banking… để phục vụ cho khách hàng. Việc sử dụng các kênh tự động đã mang lại hiệu quả và tiện ích cho khách hàng.

1.5.3. Kinh nghiệm của Nhật Bản

Các chuyên gia về ngân hàng đã đánh giá hệ thống ngân hàng của Nhật Bản là hệ thống ngân hàng cồng kềnh, đôi khi còn lệ thuộc vào hệ thống chính trị. Vì vậy các ngân hàng nƣớc ngoài rất khó khăn khi tiếp cận với môi trƣờng tài chính tại nƣớc này. Tuy nhiên Citibank chi nhánh ở Nhật Bản đã có cách tiếp cận riêng về lĩnh vực phát triển dịch vụ ngân hàng, các kế hoạch đa dạng, những sản phẩm tốt và số lƣợng ngƣời tham gia đông đảo đã làm cho Citibank đã trở nên thành công trong kinh doanh. Cách tiếp cận độc đáo của Citibank đó chính là hình thức kinh doanh ngân hàng bán lẻ, đây là điểm khác biệt hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Những bài học kinh nghiệm về kinh doanh dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại các ngân hàng ở Nhật Bản đó là:

-Chiến lƣợc tiếp thị năng nổ kết hợp với tiềm lực tài chính vững mạnh. -Vị trí các điểm giao dịch thuận lợi, gần nơi đông dân cƣ tạo điều kiện cho ngƣời dân tiếp cận nhanh với các sản phẩm, dịch vụ NHBL.

-Có chiến lƣợc đánh bóng thƣơng hiệu và phô trƣơng sức mạnh tài chính bằng cách mua lại cổ phần của các ngân hàng khác để khuếch trƣơng tiềm lực tài chính của mình.

1.5.4. Những bài học cho Việt Nam về tăng cường năng lực cạnh tranh của NHTM

1.5.4.1. Về phía chính phủ

Qua kinh nghiệm của Trung Quốc, để tạo điều kiện cần thiết và môi trƣờng pháp lý phù hợp với kinh tế thị trƣờng, tăng cƣờng tính chủ động, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của các NHTM, bài học cho Việt Nam là:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Thứ nhất: Ban hành một hệ thống văn bản pháp lý đầy đủ, đồng bộ.

Tạo một môi trƣờng kinh doanh tiền tệ theo nguyên tắc thị trƣờng, đảm bảo công bằng, minh bạch, bình đẳng giữa các NHTM. Có lộ trình giảm bớt sự can thiệp bằng biện pháp hành chính của nhà nƣớc vào hoạt động kinh doanh của NHTM.

- Thứ hai: Từng bƣớc tự do hoá lãi suất, có sự kiểm soát của nhà nƣớc, đƣa các lãi suất tiền gửi, tiền vay, lãi suất liên ngân hàng về sát với cung cầu thị trƣờng.

- Thứ ba: Chính phủ cũng cần có những biện pháp để hỗ trợ tăng cƣờng năng lực tài chính của các NHTMQD và NHTMCP nhà nƣớc nắm vốn chi phối, nhƣ tăng vốn điều lệ; xử lý nợ xấu; khuyến khích các NHTM bán một phần cổ phiếu cho nhà đầu tƣ nƣớc ngoài; có chính sách thúc đẩy, tạo điều kiện để tăng cƣờng năng lực quản lý, năng lực quản trị, năng lực tài chính, tiếp thu công nghệ mới, nâng cao công tác kiểm tra, giám sát, của các NHTM theo thông lệ quốc tế.

1.5.4.2. Về phía các Ngân hàng thương mại

Cũng qua kinh nghiệm hơn 30 năm đổi mới hệ thống ngân hàng và nâng cao năng lực cạnh tranh đối với các NHTM của Trung Quốc, các NHTM Việt Nam rút ra bài học kinh nghiệm sau:

- Thứ nhất: Tăng cƣờng năng lực cạnh tranh thông qua việc tăng cƣờng qui mô hoạt động, năng lực tài chính, cơ cấu lại các khoản nợ, phát triển công nghệ, đổi mới tổ chức nhân sự, nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ nhân viên để giữ vững và chiếm lĩnh thị phần .

- Thứ hai: Mở rộng và nâng cao chất lƣợng các sản phẩm dịch vụ, đặc biệt là các dịch vụ ngân hàng điện tử, coi đây là một chiến lƣợc quan trọng phải đƣợc thực hiện kiên quyết, triệt để trên cơ sở xem xét các thế mạnh cũng nhƣ điểm yếu của các NHTM trong nƣớc trong tƣơng quan so sánh với NHTM nƣớc ngoài.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Thứ ba: Tận dụng lợi thế đi trƣớc và sự am hiểu truyền thống, tập quán văn hoá xã hội của quốc gia để phát triển các dịch vụ ngân hàng nhƣ một thế mạnh trong cạnh tranh. Tạo sự tin tƣởng và lòng trung thành của khách hàng đối với ngân hàng là hết sức quan trọng để làm cơ sở vững chắc cho ngân hàng đƣa ra những sản phẩm dịch vụ mới.

1.5.4.3. Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu Tư và Phát triển Thái Nguyên

Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Thái Nguyên cần mở rộng, đa dạng hóa mạng lƣới phục vụ khách hàng và triển khai các chiến lƣợc phát triển khách hàng hiệu quả nhằm nâng cao chất lƣợng phục vụ khách hàng, tăng hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng. Đi đôi với việc phát triển mạng lƣới cũng nên rà soát lại những điểm giao dịch hoạt động không còn hiệu quả để cắt giảm chi phí.

- Gia tăng khách hàng một cách ổn định: Các khách hàng truyền thống, khách hàng cũ duy trì đều đặn các giao dịch với ngân hàng. Đồng thời lƣợng khách hàng mới, khách hàng tiềm năng của ngân hàng cũng không ngừng gia tăng. Chính sự hài lòng, sự thỏa mãn về tiện ích, chất lƣợng, thái độ giao dịch, tính an toàn… của các sản phẩm, dịch vụ mà ngân hàng cung ứng cho khách hàng tạo nên mối quan hệ hiệu quả với khách hàng.

- Đƣa các sản phẩm, dịch vụ mới của ngân hàng đƣợc chấp nhận nhanh chóng trên trên thị trƣờng: Các sản phẩm và dịch vụ mới lần đầu đƣợc cung cấp ra thị trƣờng sẽ đi kèm với các hoạt động Marketing. Theo đó, khách hàng, thị trƣờng nhanh chóng chấp nhận các sản phẩm dịch vụ đó với mức độ không ngừng gia tăng và mở rộng. Nhƣ vậy nó cũng thể hiện giá trị của thƣơng hiệu ngân hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu Tư và Phát triển Thái Nguyên (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)