Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu Tư và Phát triển Thái Nguyên (Trang 42)

4. Kết cấu của luận văn

2.3.Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng Thương mại

* Năng lực cạnh tranh của sản phẩm

Là tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thƣơng Mại. Nếu sản phẩm của các Ngân hàng Thƣơng mại không thể cao đƣợc.Đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm dựa trên các tiêu chí cơ bản sau: Chất lƣợng sản phẩm, giá cả sản phẩm. Mức độ đáp ứng nhu cầu của khách hàng của sản phẩm, Khả năng cạnh tranh về phân phối sản phẩm, lƣu thông sản phẩm cạnh tranh bằng hoạt động quảng cáo, tiếp thị, tiếp thị bán hàng.

* Thị phần của các Ngân hàng Thương mại

Thị phần là tiêu chí thể hiện vị thế cạnh tranh của Ngân hàng Thƣơng Mại, thị phần càng lớn thể hiện năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thƣơng Mại càng mạnh. Để tồn tại và có sức cạnh tranh Ngân hàng Thƣơng Mại phải chiếm lĩnh đƣợc một phần thị trƣờng, dù ở địa phƣơng, quốc gia hay trên thế giới, điều này phản ánh đƣợc quy mô tiêu thụ của các Ngân hàng Thƣơng Mại Thái Nguyên. Tiêu chí Ngân hàng Thƣơng Mại đánh giá này gồm hai yếu tố: là thị phần và tốc độ tăng thị phần.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ * Hiệu quả kinh doanh của các Ngân hàng Thương Mại

Tiêu chí này thể hiện qua một số chỉ tiêu nhƣ: Tỷ suất lợi nhuận của

Ngân hàng Thƣơng mại Chi phí đơn vị sản phẩm.

* Năng suất các yếu tố sản xuất

Năng suất phản ánh lƣợng sản phẩm đầu ra so với đơn vị yếu tố đầu vào, là chỉ tiêu phản ánh năng lực khai thác, sử dụng các yếu tố dịch vụ của Ngân hàng Thƣơng mại đƣợc thể hiện bằng các chỉ tiêu: Năng suất lao động; Hiệu suất sử dụng vốn; Năng suất sử dụng toàn bộ tài sản.

* Khả năng thu hút nguồn lực tại các Ngân hàng Thương mại

Việc thu hút các đầu vào có chất lƣợng cao nhƣ: nguồn nhân lực có trình độ, tay nghề cao, nguồn vốn, công nghệ hiện đại giúp ngân hàng Thƣơng mại có thể nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ, năng suất và hiệu quả kinh doanh dịch vụ của Ngân hàng Thƣơng mại

* Khả năng liên kết và hợp tác của các Ngân hàng Thương mại trong điều kiện hiện nay, cạnh tranh không hoàn toàn đồng nghĩa với tiêu diệt lẫn

nhau mà đặt trong sự liên kết và hợp tác để cạnh tranh cao hơn. Tiêu chí này thể hiện qua số lƣợng và chất lƣợng các mối quan hệ với các đối tác, các liên doanh, hệ thống mạng lƣới kinh doanh theo lãnh thổ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNHTRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ

VÀ PHÁT TRIỂN THÁI NGUYÊN

3.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đầu Tƣ và Phát triển Thái Nguyên

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên

Ngân hàng TMCP Đầu Tƣ và Phát triển Việt Nam- chi nhánh Thái Nguyên (BIDV Thái Nguyên), trực thuộc ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam, thành lập ngày 26/04/1957 với tên gọi ban đầu là Phòng cấp phát vốn Kiến thiết cơ bản trực thuộc Ty Tài chính Bắc Thái, tiền thân của Ngân hàng Kiến thiết Bắc Thái. Đến năm 1996, trên cơ sở tách Ngân hàng ĐT&PT Bắc Thái thành 02 chi nhánh cấp I là Thái Nguyên và Bắc Kạn. BIDV Thái Nguyên chính thức đƣợc thành lập theo quyết định số 267/QĐ - TCCB ngày 20/12/1996 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam. Chi nhánh có trụ sở đặt tại số 653 Đƣờng Lƣơng Ngọc Quyến, Tổ 22- Phƣờng Phan Đình Phùng, TP Thái Nguyên.

BIDV Thái Nguyên là ngân hàng Đầu tiên trên địa bàn đã thực hiện xong dự án hiện đại hoá công nghệ ngân hàng từ tháng 04/2005. Mọi thông tin, dữ liệu đều đƣợc quản lý tập trung tại hội sở chính. Là ngân hàng hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong việc ứng dụng khoa học công nghệ thông tin hiện đại vào phục vụ hoạt động ngân hàng. Hệ thống máy móc trang thiết bị của chi nhánh đã đƣợc đổi mới đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng. Tất cả các giao dịch tại Hội sở chính và các điểm giao dịch đều đƣợc thực hiện trên hệ thống máy tính và các trang thiết bị chuyên dụng hiện đại. Hiện nay BIDV Thái Nguyên là ngân hàng có mạng lƣới ATM lớn nhất trong số các ngân hàng trên địa bàn tỉnh với 13 máy ATM, tham gia kết nối thanh toán thẻ với hệ thống Banknet, Smartlink bao gồm các ngân hàng: Công thƣơng, Nông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nghiệp, An Bình, Techcombank, Navibank... Là ngân hàng đầu tiên triển khai lắp đặt và vận hành các máy chấp nhận thẻ tại các cửa hàng, siêu thị lớn với hệ thống 54 máy chấp nhận thẻ (POS).

Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam- chi nhánh Thái Nguyên cũng nhƣ hệ thống ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam với phƣơng châm hoạt động “Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động”, “Chia sẻ cơ hội - Hợp tác thành công”, “Chất lƣợng - Tăng trƣởng bền vững - Hiệu quả an toàn”, đang từng bƣớc thực hiện mục tiêu của mình: “Xây dựng ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam thành tập đoàn Tài chính- Ngân hàng đa sở hữu, kinh doanh đa lĩnh vực với các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán và đầu tƣ tài chính - tài sản - bất động sản ngang tầm các tập đoàn tài chính ngân hàng tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á”.

Năm 2011 Ngân hàng Đầu Tƣ và Phát Triển Việt Nam đã cổ phần hóa thành công với tỉ lệ nắm giữ của nhà nƣớc lên tới 96%, hoạt động theo hình thức cổ phần với mô hình hiện đại và chuyên nghiệp phù hợp với thông lệ quốc tế đáp ứng nhu cầu hội nhập thế giới.

3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên

- Nhiệm vụ đƣợc giao: Là đại diện pháp nhân của Ngân hàng TMCP ĐT & PT Việt Nam, có con dấu riêng, đƣợc tổ chức hoạt động theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng TMCP ĐT & PT Việt Nam.

- Đặc điểm hoạt động của đơn vị: Là một Ngân hàng thƣơng mại quốc doanh đóng trên địa bàn, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng, thanh toán. Nhiệm vụ chủ yếu của chi nhánh là huy động vốn, cung ứng vốn phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn trên cơ sở chiến lƣợc phát triển của địa phƣơng, của ngành trong từng giai đoạn.

- Mục tiêu phƣơng châm kinh doanh: “Chất lượng - tăng trưởng bền vững - hiệu quả - an toàn”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Là một đơn vị thành viên của hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam. Với đội ngũ nhân viên đƣợc đào tạo ở trình độ cao với tác phong làm việc chuyên nghiệp cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, BIDV Thái Nguyên luôn mang đến cho khách hàng các những sản phẩm dịch vụ trọn gói, chất lƣợng và cạnh tranh.

3.1.3. Mô hình tổ chức của Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên

Do sự phát triển các điều kiện kinh tế và xã hội của địa phƣơng cũng nhƣ một số nhân tố khách quan, nên trong quá trình hình thành và phát triển, BIDV Thái Nguyên vẫn có những đặc điểm riêng biệt của mình trong mô hình tổ chức và hoạt động để phù hợp mô hình TA2 của ngân hàng đầu tƣ Trung ƣơng và phù hợp với định hƣớng phát triển kinh tế của ngành ngân hàng cũng nhƣ của địa phƣơng.

Đến 31/12/2013, tổng số cán bộ công nhân viên của Chi nhánh BIDV Thái Nguyên là 174 ngƣời, trong đó số lao động có trình độ từ đại học trở lên chiếm trên 80%. Nguồn nhân lực không ngừng đƣợc bổ sung, trẻ hoá. Công tác tuyển dụng đƣợc tiến hành hàng năm một cách công khai, nghiêm túc đảm bảo tuyển chọn đƣợc ngƣời tài phục vụ cho Chi nhánh. Các cán bộ trong Chi nhánh luôn có ý thức tự học tập, nâng cao trình độ để đáp ứng nhu cầu công tác ngày càng cao.

Mô hình tổ chức của chi nhánh theo TA2 bao gồm: Ban giám đốc. Dƣới Ban Giám đốc là 11 phòng và 02 tổ nghiệp vụ tƣơng ứng với 05 khối: Khối quan hệ khách hàng - Khối quản lý rủi ro - Khối tác nghiệp - Khối Quản lý nội bộ - Khối trực thuộc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Sơ đồ: 3.1 Mô hình cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Thái Nguyên

Khối Quan hệ khách hàng : Quan hệ tác nghiệp Khối quản lý rủi ro Khối quản tác nghiệp Phòng DVKH nhân : Quan hệ Chỉ đạo Phòng QHKH 2 Phòng QHKH 3

Khối quản lý nội bộ

Phòng DVKH doanh nghiệp (Tổ thanh toán quốc tế trực thuộc) Phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ Phòng Quản trị tín dụng Phòng Tài chính kế toán Phòng Tổ chức hành chính PGD 07,08,SC 3,4,5,9, PY,ĐH Phó giám đốc Phòng quản lý rủi ro Phòng Kế hoạch tổng hợp(Tổ điện toán trực thuộc) Khối trực thuộc Phó giám đốc Phòng QHKH 1 Phó giám đốc

- Khối quan hệ khách hàng: gồm 02 Phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp và 01 Phòng Quan hệ khách hàng cá nhân làm nhiệm vụ trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, giới thiệu về các sản phẩm, thực hiện việc kiểm tra các điều kiện và đề xuất tín dụng để cho vay với khách hàng. Theo mô hình cũ đây chính là các phòng tín dụng.

- Khối quản lý rủi ro: gồm 01 Phòng Quản lý rủi ro thực hiện việc

thẩm định các dự án lớn, quyết định phê duyệt cho vay đối với các khách hàng lớn hoặc trình Hội đồng tín dụng với những trƣờng hợp vƣợt thẩm quyền. Phối kết hợp với các phòng Quan hệ khách hàng trong việc đánh giá tài sản bảo đảm của khách hàng.

- Khối tác nghiệp: gồm 01 Phòng Quản trị tín dụng thực hiện việc vào máy, giải ngân các hợp đồng tín dụng sau khi đã qua các bƣớc xét duyệt tại các phòng Quan hệ khách hàng và quản lý rủi ro. 02 phòng Dịch vụ khách hàng thực hiện các dịch vụ nhƣ thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu, mở tài khoản, nhận tiền gửi… Nói chung là hầu hết các dịch vụ ngoài tín dụng. Phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến kho quỹ, kiểm đếm tiền mặt và cất giữ các loại giấy tờ tài sản đảm bảo của khách hàng.

- Khối Quản lý nội bộ: gồm Phòng Tài chính Kế toán thực hiện việc hạch toán kế toán, xác định kết quả kinh doanh, quản lý thu chi nội bộ. Phòng Tổ chức hành chính: Thực hiện việc quản lý, bố trí, sắp xếp nhân sự và các công tác hậu cần phục vụ hoạt động của Chi nhánh. Phòng Kế hoạch Tổng hợp: Thực hiện việc tổng hợp các số liệu tổng quát, làm các loại báo cáo tổng kết, báo cáo định kỳ, xây dựng kế hoạch kinh doanh cho chi nhánh và trực tiếp thực hiện nghiệp vụ mua bán ngoại tệ với khách hàng và với Hội sở chính của BIDV Việt Nam. Trong phòng Kế hoạch Tổng hợp có Bộ phận điện toán chuyên trách mảng công nghệ thông tin, mạng, phần mềm và tất cả các nghiệp vụ có liên quan đến công nghệ.

- Khối trực thuộc: Gồm 9 phòng giao dịch ngoài trụ sở chi nhánh thực

hiện các nghiệp vụ nhƣ nhận tiền gửi, phát hành thẻ, thực hiện các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ.

3.2. Phân tích môi trƣờng hoạt động của Ngân hàng TMCP Đầu Tƣ và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên theo mô hình SWOT Phát triển Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên theo mô hình SWOT

3.2.1. Điểm mạnh

- Có lịch sử hơn 55 năm hình thành và phát triển với quy mô đứng thứ 2 về nguồn vốn và đứng thứ nhất về dƣ nợ tín dụng so với các ngân hàng trên địa bàn.

- Duy trì đƣợc cơ cấu tài sản hợp lý và hệ thống khách hàng lớn. BIDV Thái Nguyên đang dần chuyển dịch cơ cấu tài sản một cách chủ động và hợp lý. Dƣ nợ cho vay đối với khách hàng cá nhân đang tăng dần, cơ cấu khách hàng doanh nghiệp cũng đa dạng hơn, dần chú trọng đến cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

- Hệ thống mạng lƣới các phòng giao dịch tƣơng đối lớn, BIDV Thái Nguyên có lợi thế cung cấp các dịch vụ ngân hàng truyền thống, dịch vụ ngân hàng hiện đại và các dịch vụ giá trị gia tăng đến với mọi thành phần kinh tế.

- Đã chuyển đổi thành công sang mô hình hoạt động ngân hàng cổ phần từ tháng 05/2012, ngoài cơ hội tăng vốn tự có, BIDV sẽ có cơ hội tiếp nhận kỹ năng, kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp hiện đại, đổi mới nền tảng công nghệ và phát triển những dịch vụ mới mà phía đối tác có nhiều kinh nghiệm.

- Khả năng tăng trƣởng mạnh nhờ vào các lợi thế quy mô về nguồn vốn và dƣ nợ tín dụng. Với cơ chế chính sách điều hành hiện nay của NHNN Việt Nam, các ngân hàng thƣơng mại có quy mô lớn sẽ có đƣợc lợi thế trong hoạt động của mình vì với cùng một tỷ lệ tăng trƣởng, ngân hàng nào có quy mô lớn hơn sẽ có đƣợc mức độ mở rộng hoạt động lớn hơn.

- Có đội ngũ nhân lực trẻ, nhiệt huyết, đƣợc đào tạo tại các trƣờng đại học uy tín trong và ngoài nƣớc, giàu kinh nghiệm chuyên môn và tận tâm với công việc. BIDV Thái Nguyên có đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đều đƣợc đào tạo bài bản, chính quy, chuyên nghiệp, có khả năng sử dụng ngoại ngữ và phần mềm tin học và đặc biệt là có nhiều kinh nghiệm thực tiễn.

3.2.2. Điểm yếu

- Cơ cấu thu nhập chƣa đa dạng, nguồn thu chủ yếu phụ thuộc vào mảng nghiệp vụ tín dụng truyền thống. Đây là kết quả của một quá trình duy trì mảng hoạt động cho vay xây lắp lâu dài và chậm cơ cấu, chậm cải tổ hoạt động chung của cả hệ thống BIDV. Mảng tín dụng mang lại mức doanh thu và lợi nhuận lớn, chiếm tỷ trọng khoảng 60% doanh thu và lợi nhuận của BIDV Thái Nguyên.

- Hiệu quả hoạt động của một số phòng giao dịch còn yếu. Hoạt động của các phòng giao dịch tại BIDV Thái Nguyên còn chƣa đồng đều, chất lƣợng chƣa cao. Đa số các phòng giao dịch đều hình thành trên cơ sở nâng cấp các quỹ tiết kiệm trƣớc đây nên điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực và các sản phẩm dịch vụ chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu về đổi mới và nhu cầu của khách hàng.

- Năng lực quản trị rủi ro chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển. Ngân hàng là lĩnh vực ẩn chứa nhiều rủi ro đến từ nhiều phía: cơ chế, khách hàng, nhân viên nội bộ. Các rủi ro của ngân hàng thƣờng gây thất thoát tài sản của ngân hàng và khách hàng, ảnh hƣởng lớn đến uy tín và thƣơng hiệu của ngân hàng. Đây là một thách thức rất lớn cho BIDV khi mà quy mô của ngân hàng ngày càng lớn.

- Quy mô lớn nên chậm thích nghi và thay đổi theo những biến động của thị trƣờng. Quy mô lớn đồng nghĩa với một bộ máy quản lý cồng kềnh, thời gian lan truyền các mệnh lệnh quản lý lâu, sự phản hồi nhiều khi chậm và không chính xác. Điều này sẽ ảnh hƣởng lớn đến hoạt động của BIDV Thái Nguyên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các yêu cầu tín dụng phải thực hiện theo nhiệm vụ chính trị, xã hội. Mặc dù đã chuyển sang mô hình ngân hàng cổ phần song BIDV vẫn là ngân hàng thƣơng mại lớn có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu Tư và Phát triển Thái Nguyên (Trang 42)