5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.3.2. Hiệu lực phòng trừ sâu khoang ngoài đồng ruộng
• Hiệu lực phòng trừ sâu khoang trên bắp cải
Đánh giá hiệu lực của chế phẩm trừ sâu khoang ngoài đồng trên rau bắp cải được tiến hành trong vụ Đông xuân 2013- 2014 tại Đông Anh (Hà Nội). Kết quả theo dõi (bảng 3.23) cho thấy nếu phun chế phẩm dạng bột thấm nước với liều lượng 500 gam/ha thì hiệu quả trừ sâu khoang đạt 80,51% ở thời điểm 10NSP.
Nếu sử dụng với liều lượng 600 gam/ha thì hiệu lực trừ sâu khoang ở 10NSP đạt tới 82,29%, cao hơn chút ít so với liều lượng sử dụng 500 gam/ha. Như vậy, có thể chỉ cần sử dụng 500 gam/ha là đạt yêu cầu đề ra và tiết kiệm được chế phẩm khi sử dụng.(bảng 3.23)
Trong khi đó, ở công thức sử dụng chế phẩm sâu bị bệnh nghiền lọc đem phun thì hiệu quả chỉ đạt 45,20%. Như vậy, hiệu lực trừ sâu của chế phẩm NPV-Spl theo phương pháp truyền thống có hiệu quả trừ sâu thấp hơn,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 71
có thể do hàm lượng thể vùi trong dịch nghiền thấp nên cơ hội sâu ăn thức ăn có thể vùi thấp hơn.
Bảng 3. 23. Hiệu lực phòng trừ sâu khoang trên bắp cải của chế phẩm (Đông Anh, 2014) Công thức Thành phần chế phẩm Lượng phun cho 1 ha Hiệu lực (%) 7NSP 10NSP CT 1 Chế phẩm NPV 500 gam 73,42 a 80,51 a CT 2 Chế phẩm NPV 600 gam 73,45 a 82,29 a
CT 3 Sâu bệnh nghiền lọc (đ/c 1) 500 sâu 24,94 b 45,20 b
CT 4 Nước lã (đối chứng 2) - - -
CV % 9,66 2,56
LSD 0,05 12,399 4,0269
Ghi chú: NSP: Ngày sau phun
a, b, c là thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức 95%
• Hiệu lực phòng trừ sâu khoang trên đậu tương
Đánh giá hiệu lực của chế phẩm trong phòng trừ sâu khoang hại trên đậu tương tại xã Xuân Phương (Từ Liêm, Hà Nội) trong vụ Xuân 2014. Kết quả được nêu trong bảng 3.24 cho thấy hiệu lực phòng trừ sâu khoang của chế phẩm NPV-Spl đạt khá cao. Với liều lượng 300 gam/ha, ở thời điểm 5 ngày sau phun (NSP) hiệu quả trừ sâu đã đạt tới 77,18%, đến 7NSP đạt 81,63% và tới 10NSP thì hiệu quả phòng trừ sâu khoang đạt tới 90,76%.
Khi phun với liều lượng 500 gam/ha thì ngay 5NSP hiệu quả đạt 84,81% và đến 7 và 10NSP hiệu quả trừ sâu đạt tới 96,92%. Còn nếu sử dụng 700 gam/ha thì hiệu quả đạt tới 100% ngay ở thời điểm 5NSP.(bảng 3.24)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 72
Bảng 3. 24. Hiệu lực của chế phẩm ở các liều lượng phun khác nhau đối với sâu khoang trên đậu tương (Từ Liêm, 2014)
Công
thức Loại thuốc
Liều lượng (gam/ha)
Hiệu lực ở các ngày sau phun (%)
5 NSP 7NSP 10NSP
1 NPV-Spl 300 77,18 c 81,63 c 90,76 c
2 NPV-Spl 500 84,81 b 96,92 b 96,92 b
3 NPV-Spl 700 100,0 a 100,0 a 100,0 a
4 Aba Fax 3.6EC 200 73,40 d 96,89 b 96,89 b
CV % 1,86 0,80 1,31
LSD 0,05 3,1188 1,4930 2,5081
Ghi chú: NSP: Ngày sau phun
a, b, c là thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức 95%
Hiệu quả phòng trừ sâu khoang trên đậu tương cao hơn trên rau bắp cải, có thể do kết cấu thảm cây đậu tương đã giúp cho việc phun rải thuốc phân bố đều trên các bộ phận của cây, tạo cơ hội sâu tiếp cận với thể vùi của vi rút khi ăn dễ dàng hơn. Vì vậy, sâu dễ nhiễm và hiệu quả của chế phẩm cao hơn. Trong khi đó, thuốc trừ sâu Aba- Fax sử dụng với liều lượng khuyến cáo 200 gam/ha thì hiệu quả diệt sâu cũng đạt cao, tương tự như chế phẩm NPV-Spl khi phun với liều lượng 500 gam/ha ở thời điểm 7 và 10 ngày sau khi phun chế phẩm.
Qua theo dõi quan sát các thí nghiệm trên đồng ruộng, nhận thấy chế phẩm NPV-Spl hoàn toàn không gây chết sâu xanh hại bắp cải và sâu cuốn lá đậu tương. Đồng thời, chế phẩm cũng hoàn toàn không gây chết đối với các loài bắt mồi ăn thịt trên ruộng đậu tương và ruộng lạc, như bọ Ba khoang, nhện v.v.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 73
Điều này đã chứng tỏ mức độ chuyên tính cao của chế phẩm đối với sâu khoang, nhưng cũng bộc lộ sự cần thiết phải phát triển thêm 1 hoặc 2 loại chế phẩm NPV của sâu hại khác để phối trộn với NPV sâu khoang, nhằm tạo ra phổ phòng trừ rộng hơn thì mới đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn sản xuất, vì mỗi loại cây trồng thường phát sinh đồng thời một số loài sâu hại khác nhau trong cùng một thời điểm.
• Nhận xét
Với các kết quả thí nghiệm đã nêu trên có thể nhận thấy để phòng trừ có hiệu quả cao đối với sâu khoang hại trên đậu tương, có thể sử dụng với liều lượng 300- 500 gam/ha, còn trên rau bắp cải có thể sử dụng với liều lượng 500- 600 gam/ha.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 74
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận
1.1.Đã thu thập được 12 mẫu sâu khoang bị bệnh vi rút NPV trên bắp cải, đậu tương và khoai sọ tại Đông Anh, Mê Linh và Từ Liêm.Sau phân lập, thu được 3 nguồn vi rút là M1, M2 và M3có hoạt lực gây chết sâu khoang của các nguồn đạt từ 42,67 – 69,33% sau 10 ngày lây nhiễm.
1.2. Qua 5 chu kỳ phân lập, làm thuần và chọn lọc được 6 nguồn vi rút . Trong số đó, có 3 nguồn phân lập điển hình đại diện cho 3 nguồn thực liệu thu được ban đầu là: M1.3.11.9.1.1 (ký hiệu: TL1); M2.1.15.12.8.3 (ký hiệu TL2) và M3.5.6.1.1.1 (ký hiệu TL3), có hoạt lực gây chết sâu non sâu khoang đạt tương ứng 91,84; 79,59 và 83,67%.
Đồng thời, kết quả phân tích PCR khẳng định nguồn phân lập TL1 để tạo nguyên liệu sản xuất chế phẩm là vi rút NPV sâu khoang, thuộc loài
Spodoptera litura Nucleo Polyhedrosis Virus (NPV-
Spl),giốngAlphabaculovirus, họ Baculoviridae.
1.3.Sản xuất thử nghiệm 3 loại chế phẩm dạng bột thấm nước với hàm lượng thể vùi đạt từ 2,3- 2,7 x 109OB/gam, hiệu lực trừ sâu đạt từ 75,92- 81,23% ở thời điểm 10 ngày sau nhiễm.
1.4. Sử dụng chế phẩm NPV từ vi rút TL1 có hàm lượng 2,3 x 109OB/gam với lượng 500 gam/ha trong điều kiện phòng thí nghiệm cho hiệu quả trừ sâu khoang tuổi 1 đạt 82,5%, tuổi 2: 89,74%; tuổi 3: 81,82%; tuổi 4: 59,09% và tuổi 5 đạt 55,81% đến thời điểm trước khi sâu hoá nhộng. Với điều kiện ngoài đồng, hiệu quả trừ sâu khoang trên bắp cải đạt 80,51% và trên đậu tương đạt 96,92%.