Sản xuất thử nghiệm chế phẩm NPV dạng bột thấm nước

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu sản XUẤT CHẾ PHẨM NPV TRÊN tế bào SỐNG để PHÒNG TRỪ sâu KHOANG (Trang 72)

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.2.2.Sản xuất thử nghiệm chế phẩm NPV dạng bột thấm nước

Dựa theo các tài liệu có được về thành phần phụ gia cần thiết cho việc tạo dạng sử dụng chế phẩm, chúng tôi đã lựa chọn phụ gia là hỗn hợp thành phần gồm 60% bột tan và 40% cao lanh. Đã tiến hành sản xuất thử nghiệm chế phẩm dạng bột thấm nước với hàm lượng thể vùi khác nhau và dạng dịch thể. (bảng 3.19)

Bảng 3. 19. Hàm lượng thể vùi của các sản phẩm sau tạo dạng (Viện BVTV, 2014)

Dạng sản phẩm Hàm lượng thể vùi (OB/gam) sau tạo dạng

Dạng dịch thể 2,40 x 108 Bột thấm nước 1 5,00 x 107 Bột thấm nước 2 2,30 x 109 SpltNPV - Jap ( AB326102) SpltNPV - Ger ( AY706715) SpltNPV - Ger ( AY706714) SpltNPV -Aus ( AF068189) SpltNPV -Kore ( DQ152923) SpltNPV -Kore ( DQ350142) SpltNPV - Fra (D01017) SpltNPV -In (X94437) SpltNPV -2- 5 SpltNPV -5 PiraGV (AY706673) 95 100 99 100 100 100 SpltNPV - Jap ( AB326102) SpltNPV - Ger ( AY706715) SpltNPV - Ger ( AY706714) SpltNPV -Aus ( AF068189) SpltNPV -Kore ( DQ152923) SpltNPV -Kore ( DQ350142) SpltNPV - Fra (D01017) SpltNPV -In (X94437) SpltNPV - SpltNPV -6 PiraGV (AY706673) 95 100 99 100 100 100 0.05

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

    Page 63 

Bột thấm nước 3 2,70 x 109

Kết quả kiểm tra lại hàm lượng thể vùi sau khi tạo dạng cho thấy khi chế phẩm ở dạng dung dịch hàm lượng 2,4 x 108 OB/ml và bột thấm nước có 3 mức hàm lượng thể vùi khác nhau, gồm bột thấm nước 1 có hàm lượng là 5,0 x 107 OB/gam, bột thấm nước 2 có hàm lượng 2,3 x 109OB/gam và bột thấm nước 3 có hàm lượng 2,7 x 109OB/gam.

Tuy nhiên, nếu tạo chế phẩm ở dạng bột thấm nước với hàm lượng thể vùi đảm bảo cần thiết để phun rải cho 1 ha là 1,0- 1,5 x 1012OB như nhiều tác giả đã nêu và với định hướng liều lượng sử dụng 500 gam/ha chế phẩm, thìviệc tạo dạng chế phẩmvới hàm lượng 2,3 và 2,7 x 109OB/gam là phù hợp.

Qua đánh giá hiệu lực gây chết sâu khoang của các loại sản phẩm (bảng

3.20) cho thấy hiệu lực gây chết sâu khoang của chế phẩm sau tạo dạng ở thời

điểm 7 ngày sau nhiễm đạt 62,31 % (dạng dịch thể) và 55,13- 69,23% (dạng bột thấm nước), sau 10 ngày nhiễm hiệu lực tăng lên và đạt từ 75,92- 81,23%.

Bảng 3. 20. Hiệu lực gây chết sâu khoang của các dạng sản phẩm (Viện BVTV, 2014)

Dạng sản phẩm

Hiệu lực gây chết sâu khoang (%)

Sau tạo dạng Sau bảo quản 10 ngày

7NSN 10NSN 7NSN 10NSN Dạng dịch thể 62,31ab 78,24 a 55,00 c 67,78 c Bột thấm nước 1 55,13 b 75,92 b 73,00 b 75,56 b Bột thấm nước 2 64,82 a 77,00 a 73,81 a 76,67 a Bột thấm nước 3 69,23 a 81,23 a 71,43 b 80,78 a CV % 7,11 5,18 1,23 5,17

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

    Page 64 

LSD 0,05 8,9299 8,0776 1,6814 7,7688

Ghi chú: a, b, c là thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức 95%

Tuy nhiên, khi phân tích thống kê thìchế phẩm bột thấm nước 1 đạt hiệu quả thấp hơn có ý nghĩa so với các loại chế phẩm còn lại, còn giữa chế phẩm bột thấm nước 2 và 3 thì hiệu lực của chúng không có sự sai khác.

Có thể bột thấm nước 1 có hàm lượng thể vùi phun rải cho 1 ha chỉ đạt 2,5 x 1010OB, thấp hơn 40 lần so với yêu cầu như nhiều tác giả khẳng định.

Sau bảo quản 10 ngày, hiệu lực của chế phẩm sau 7 ngày xử lýthì các dạng bột thấm nước đạt từ 71,43- 73,81%, nhưng cao hơn hẳn so với dạng dịch thể (55,0%). Có thể ở dạng dịch thì thể vùi không duy trì được hoạt lực cần thiết để gây chết sâu như sau khi sản xuất ra.

Kết quả trên cho thấy việc tạo sản phẩm dạng bột thấm nước hoàn toàn đảm bảo chất lượng ổn định, kể cả về hàm lượng thể vùi và hiệu lực trừ sâu.

Tổng hợp các tài liệu và kết quả thu được, chúng tôi đưa ra các bước tạo dạng chế phẩm, cụ thể như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hỗn hợp phụ gia: Các thành phần phụ gia được sấy

khô, sau đó cân bột tan và bột cao lanh theo tỷ lệ khối lượng giữa 2 loại phụ gia là 60: 40. Trộn đều bằng máy trộn cho đều 2 thành phần phụ gia.

Sau khi trộn đều phụ gia, lấy 5 gam phụ gia cho vào cốc 10ml nước cất vô trùng, khuấy cho bột tan thành dung dịch và để trong 3- 5 phút. Sau đó kiểm tra pH của phụ gia và đảm bảo pH đạt từ 6,5- 7,0.

Bước 2: Chuẩn bị thể vùi tinh: Tiến hành lấy mẫu thể vùi tinh và xác

định hàm lượng thể vùi tinh theo phương pháp nhuộm màu bằng Tryphan Blue và kiểm tra mật độ thể vùi trên buồng đếm hồng cầu dưới kính hiển vi thường. Từ đó, xác định hàm lượng thể vùi tinh có trong 1gam để tính khối lượng thể vùi tinh cần thiết cho 1 gam chế phẩm. Hàm lượng thể vùi phải đảm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

    Page 65 

bảo đạt 2,0 x 1010 OB/gam chế phẩm, để có thể sử dụng 500 gam chế phẩm cho 1ha, tức đảm bảo số thể vùi phun rải khi sử dụng để phòng trừ sâu khoang ngoài đồng ruộng đạt được tối thiểu 1,0 x 1012OB/ha.

Bước 3: Phối trộn: Sử dụng nước cất để pha loãng gấp 10- 15 lần khối lượng thể vùi tinh cần thiết cho khối lượng phụ gia đã định sẵn bằng bình phun kỹ thuật. Sau đó, rải đều phụ gia và phun thể vùi tinh, vừa phun thể vùi tinh vào phụ gia vừa tiến hành trộn với tốc độ 100 vòng/phút. Có thể tráng lại 1-2 lần nước cất để tận dụng hết số thể vùi tinh có trong bình phun.Sau khi phun hết thể vùi tinh vào phụ gia vẫn tiếp tục khuấy trộn trong 3- 5 phút để thể vùi phân bố đều trong sản phẩm.

Bước 4: Sấy khô sản phẩm kiểm tra chất lượng: Để sản phẩm sau khi phối trộn xong được đưa vào máy sấy có cửa thoát khí ở nhiệt độ 30- 350C trong thời gian 10- 12 giờ để sản phẩm độ ẩm đạt 12%.

Đồng thời, tiến hành lấy mẫu kiểm tra số lượng thể vùi có trong 1 gam chế phẩm theo phương pháp pha loãng chế phẩm. Sau đó, nhuộm màu bằngTryphan Blue và kiểm tra mật độ thể vùi trên buồng đếm hồng cầu dưới kính hiển vi thường.

Bước 5: Đóng gói và bảo quản: Sản phẩm được tiến hành đóng gói bằng bao giấy bạc ở nơi kín gió và không có ánh sáng trực tiếp với khối lượng 10 gam/gói để tiện sử dụng cho người nông dân. Sử dụng 50 gói/ha, tương đương với tổng khối lượng là 500 gam/ha. Sản phẩm được bảo quản ở nhiệt độ ở nhiệt độ bình thường hoặc ở nhiệt độ từ 0 đến -50C.

Với các bước tiến hành tạo dạng chế phẩm nói trên, trong năm 2014 đã tiến hành sản xuất thử nghiệm chế phẩm dạng bột thấm nước với tổng khối lượng 5 kg chế phẩm với hàm lượng thể vùi đạt 2,3 x 109OB/gam chế phẩm. Số sản phẩm này được sử dụng để tiến hành các thí nghiệm đánh giá hoạt lực

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

    Page 66 

của chế phẩm trong phòng trừ sâu khoang ở điều kiện trong phòng thí nghiệm và ngoài đồng ruộng.

Hình 3. 6. Sản phẩm dạng bột thấm nước đóng gói khối lượng 10gam/gói ( Nguồn Nguyễn Thị Như Quỳnh, 2014)

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu sản XUẤT CHẾ PHẨM NPV TRÊN tế bào SỐNG để PHÒNG TRỪ sâu KHOANG (Trang 72)