Kỹ thuật tạo dạng chế phẩm NPV sâu khoang

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu sản XUẤT CHẾ PHẨM NPV TRÊN tế bào SỐNG để PHÒNG TRỪ sâu KHOANG (Trang 27)

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.2.7. Kỹ thuật tạo dạng chế phẩm NPV sâu khoang

Theo kết quả nghiên cứu của tác giả trên thế giới về đặc điểm tồn tại của vi rút NPV, đã xác định thể vùi của vi rút NPV có thể tồn tại trong khoảng 25- 30 năm ngoài đồng ruộng. Nếu không bị tác động của ánh sáng cực tím và không gặp phải môi trường nước hoặc đất kiềm (pH ≥ 8,0) thì thể vùi vẫn tồn tại và duy trì được sức sống chờ đợi cơ hội xâm nhập vào cơ thểsâu non côn trùng sau khi ăn thực vật có dính bám thể vùi do quá trình canhtác. Vì vậy, chất phụ gia tạo dạng chế phẩm phải nhỏ mịn, dễ tan trong nướckhi phun và phải duy trì được pH trung tính (pH = 7) một cách ổn định.

Qua tổng hợp các tài liệu cho thấy việc tạo dạng chế phẩm theo 3 hướng khác nhau, tùy theo mục đích sử dụng mà áp dụng phương pháp tạo dạng cho phù hợp, cụ thể là:

1/ Sản xuất chế phẩm dạng đông khô: Đây là phương pháp chủ yếu áp dụng cho việc sản xuất chế phẩm để tạo nguyên liệu gốc nhằm phục vụ cho việc lưu giữ lâu dài nguồn thực liệu vi rút. Ngoài ra, phương pháp này cùng được áp dụng để sản xuất nguyên liệu vi rút để vận chuyển xa đến nơi tạo dạng sử dụng trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ.

2/ Sản xuất chế phẩm dạng dịch lỏng: Là phương pháp sử dụng thể vùi tinh được hòa trong dịch lỏng chuyên dụng nhưng không làm phá vỡ thể vùi và hòa tan với nước khi sử dụng để trừ dịch hại. Tuy nhiên, dịch lỏng này được tạo ra như thế nào là bí quyết công nghệ của mỗi công ty sản xuất chế phẩm NPV.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

    Page 18 

3/ Sản xuất chế phẩm dạng bột thấm nước: Đây là phương pháp sản xuất chế phẩm NPV phổ biến nhất. Song đòi hỏi phụ gia bột thấm nước phải đảm bảo duy trì pH ≤ 7,0 và có thể giúp thể vùi dễ dàng bám dính vào thành phần phụ gia.

Theo nghiên cứu của Winardo, et al. (2006) [39]với 3 loại chất mang khác nhau hỗn hợp với NPV của sâu khoang và sâu xanh là đường Lactose, bột tan và Caolin. Kết quả cho thấy cả 3 chất mang đều cho hiệu quả gây chết sâu khoang đạt từ 88- 92%, còn sâu xanh đạt 90-94% khi phối trộn với hàm lượng vi rút từ 1 x 107 đến 6 x 107 PIB/ml và phun với liều lượng 6 x 1011 PIB/ha. Còn Shapiro, et al. (2007) [38] xác định trong số 3 loại phụ gia bổ sung vào bột thấm nước là bột Bentonite, đất sét và Caolin theo tỷ lệ 1% vì chúng có chứa các thành phần khoáng chống tia tử ngoại, dễ hấp phụ vi rút và chúng hoạt động như chất ngăn chặn tác động của tia cực tím.

Nhìn chung, việc sử dụng các dạng chế phẩm bột thấm nước bao gồm tác nhân hoạt động (vi rút), chất phụ gia (là nguyên liệu có nguồn gốc silicat, như bentonite, kaolin, bột tan hoặc khoáng sét) và thành phần hoạt động bề mặt (chất bám dính). Cũng theo tác giả này thì hiện nay có 2 loại sản phẩm có khả năng chống tia cực tím với hiệu quả cao đã được nghiên cứu tại Mỹ là Tinopal LPW và Calcofluor M2R.

Kết quả nghiên cứu chất phụ gia tạo dạng NPV sâu xanh của Patricia,

et al. (2001) [33] với bột ngô, lignin và đường Sucrose, đã xác định các hỗn hợp Lignin/NPV; lignin và đường/NPV theo tỷ lệ 2:1 cho hiệu quả diệt sâu tốt nhất đạt từ 80,0- 96,6%.

Mushobozi, et al. (2004) [31] cho rằng công nghệ đơn giản nhất trong việc tạo sản phẩm NPV dạng bột thấm nước là sử dụng Kaolin hoặc khoáng sét được nghiền với độ mịn đảm bảo dễ hòa tan và phun rải dễ dàng. Tuy khả năng chống tia cực tím bảo vệ thể vùi NPV không cao như Tinopal LPW và

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

    Page 19 

Calcofluor M2R, nhưng vẫn có tác dụng ở mức khá tốt. Ngoài ra, theo các tác giả Cisneros, et al.(2002)[18] thì việc bổ sung axit Boric sẽ góp phần duy trì độ pH trong chế phẩm ở mức thấp dưới 1% thì thể vùi không bị công phá và giúp bảo vệ thể vùi không bị diệt khi bị tác động của ánh sáng cực tím và ánh nắng trực xạ.

Một số tài liệu đã chỉ rõ tiềm năng phát triển và sản xuất các loại chế phẩm NPV theo hướng công nghiệp với qui mô lớn từ nguồn tế bào nhân nuôi để phòng trừ sâu hại cây trồng. Riêng tại Trung Quốc, nhiều sản phẩm vi rút NPV được sản xuất trên cơ sở nuôi nhân tế bào côn trùng đã được thương mại hóa như: Keyun HaNPV dạng dịch lỏng hàm lượng 5bPIB/gam để trừ sâu xanh (5 x 109 OB/gam); Keyun PxGV dạng dịch lỏng hàm lượng 30bOB/gam (30 x 109 OB/gam) để trừ sâu tơ hại bắp cải; Keyun SeNPV dạng bột thấm nước hàm lượng 30bPIB/gam (30 x 109 OB/gam) và Keyun SeNPV dạng dịch thể hàm lượng 30bPIB/gam (30 x 109 OB/gam) để trừ sâu keo da láng; Keyun HaNPV dạng bột thấm nước hàm lượng 60bPIB/gam (6 x 1010 OB/gam) để trừ sâu xanh; Keyun Spl-NPV dạng bột thấm nước hàm lượng 20bPIB/gam (20 x 109 OB/gam) để trừ sâu khoang hại trên các loại cây trồng.

Tại Ấn Độ và châu Âu, các sản phẩm thương mại khá phổ biến như: Spodopterin (SlNPV), Gemstar (HzNPV), Gypcheck (LdNPV), Mamestrin (MbNPV), Spodex (SeNPV). Còn tại Mỹ và Bắc Mỹ, có các sản phẩm: NPV- Plu trừ sâu tơ, NPV- Spl trừ sâu khoang, NPV- Ha trừ sâu xanh, NPV- Se trừ sâu keo da láng, NPV- Mb trừ sâu bướm cải và chế phẩm NPV-Ns trừ sâu róm hại trên cây thông, v.v...

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu sản XUẤT CHẾ PHẨM NPV TRÊN tế bào SỐNG để PHÒNG TRỪ sâu KHOANG (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)