Hiệu lực gây chết sâu khoang trong phòng thí nghiệm

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu sản XUẤT CHẾ PHẨM NPV TRÊN tế bào SỐNG để PHÒNG TRỪ sâu KHOANG (Trang 76)

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.3.1.Hiệu lực gây chết sâu khoang trong phòng thí nghiệm

Đánh giá hiệu quả của chế phẩm đối với các tuổi của sâu khoang với các liều lượng khác nhau được tiến hành trong phòng thí nghiệm.

Đối với sâu non sâu khoang tuổi 1, tuổi 2 và tuổi 3

Đánh giá hiệu lực gây chết sâu non sâu khoang ở các tuổi nhỏ (tuổi 1, 2 và 3), là nhóm tuổi có thời gian gây hại cây khá dài và việc xâm nhiễm gây chết sâu của vi rút sẽ càng có ý nghĩa thực tiễn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

    Page 67 

Kết quả thí nghiệm (bảng 3.21) cho thấy khi xử lý với sâu non khoang tuổi 1 thì hiệu lực của các công thức ở thời điểm 7 ngày sau nhiễm chỉ đạt 30,43- 41,3%. Tuy nhiên, đến 10 ngày sau nhiễm thì hiệu lực trừ sâu đã tăng lên rõ rệt ở công thức 2 (500g/ha) cao nhất đạt 70,0%. Đến trước khi sâu vào nhộng thì hiệu lực đạt tới 80,0- 82,5% ở các liều lượng 700 và 500g/ha.

Kết quảthí nghiệm xử lý chế phẩmđối với sâu khoang tuổi 2, nhận thấy ở thời điểm 10NSN thì ở cả 3 công thức liều lượng sử dụng chế phẩm đạt từ 70- 87,5% và đến thời điểm trước khi sâu hoá nhộng (20NSN) thì hiệu lực đạt từ 74,36- 92,31%.

Giữa các công thức liều lượng sử dụng chế phẩm thì hiệu lực gây chết sâu non sâu khoang tuổi 2 đạt cao nhất ở liều lượng sử dụng 500gam/ha, hiệu lực đạt tới 71,43% vào 7NSN và tới 87,5% vào 10NSN, đến trước khi hoá nhộng (20NSN) tỷ lệ sâu chết đạt tới 92,31%.

Đánh giá hiệu lực của chế phẩm đối với sâu non sâu khoang tuổi 3, kết quả (bảng 3.21) cho thấy sau 7 ngày nhiễm hiệu lực ở các công thức liều lượng sử dụng chế phẩm đạt từ 65,22- 78,26%. Do vào thời điểm từ 5- 7NSN là thời điểm mẫn cảm nhất của sâu vì lúc này sức ăn của sâu rất lớn, vì vậy mức độ nhiễm vi rút càng mạnh. Đến 10NSN, thì tỷ lệ sâu chết đạt từ 68,89- 80,0% và đến thời điểm trước khi hoá nhộng (20- 25NSN) thì hiệu lực của chế phẩm đạt từ 70,45- 84,09%.

Bảng 3. 21. Hiệu lực gây chết sâu khoang tuổi 1; 2 và 3 của chế phẩm trong phòng thí nghiệm(Viện BVTV, 2014)

CT

Hiệu lực gây chết (%)

Sâu non tuổi 1 Sâu non tuổi 2 Sâu non tuổi 3 7 NSN 10 NSN Trước nhộng 7 NSN 10 NSN Trước nhộng 7 NSN 10 NSN Trước nhộng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

    Page 68 

CT1 30,43 b 55,00c 62,5 b 59,52b 70,0 b 74,36b 65,22b 68,89b 70,45b CT2 39,13a 70,00a 82,5 a 71,43a 87,5 a 92,31a 78,26a 80,00a 84,09a CT3 41,30a 67,50b 80,0 a 73,81a 85,0 a 89,74a 76,09a 77,78a 81,82ab

ĐC - - - - - - -

CV% 3,45 0,45 7,13 3,24 1,79 5,99 1,85 1,88 7,63 LSD 2,8936 0,6544 12.120 5,0202 3.2721 11,604 3,0632 3,2183 13.628

Ghi chú: NSN: Ngày sau nhiễm; CT: Công thức; ĐC: Đối chứng

CT1: 300g/ha; CT2: 500g/ha; CT3: 700g/ha

a, b, c là thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức 95%

Giữa các công thức xử lý, thì liều lượng sử dụng 300 gam/ha có tỷ lệ chết của sâu non sâu khoang tuổi 3 đạt mức thấp hơn hẳn, đạt 45,65% vào 5NSN, 68,89% vào thời điểm 10NSN và đến trước khi hoá nhộng thì tỷ lệ chết chỉ đạt 70,45%. Trong khi đó, với liều lượng sử dụng 500 gam/ha thì tỷ lệ sâu chết không có sự sai khác có ý nghĩa so với liều lượng 700 gam/ha, đạt 76,09% vào thời điểm 7NSN, tới 77,78% vào 10NSN và đến thời điểm trước khi hoá nhộng thì tỷ lệ sâu chết đạt tới 81,82%.

Đối với sâu non sâu khoang tuổi 4, tuổi 5

Tìm hiểu hiệu lực gây chết của chế phẩm với sâu non tuổi lớn (tuổi 4 và 5). Kết quả thu được trình bày ở bảng 3.22 cho thấy đối với sâu khoang tuổi 4thìhiệu lực ở tất cả 3 công thức liều lượng sử dụng đều đạt tỷ lệ sâu chết không cao. Vào thời điểm 5NSN tỷ lệ sâu chết chỉ đạt từ 40,43- 48,94%, đến 7NSN thì tỷ lệ sâu chết đạt 44,44- 55,56% và đến thời điểm trước khi hoá nhộng (12- 15NSN) hiệu lực ở các công thức cũng chỉ đạt 50,0- 61,36%.

Giữa các công thức liều lượng chế phẩm sử dụng, hiệu lực trừ sâu của chế phẩm vẫn đạt thấp nhất ở công thức liều lượng 300 gam/ha, đạt 40,43% ở

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

    Page 69 

thời điểm 5NSN, 44,44% ở thời điểm 7NSN và đến thời điểm trước hoá nhộng chỉ đạt 50%. Trong khi đó, tỷ lệ sâu chết ở liều lượng sử dụng chế phẩm là 700 gam/ha cũng chỉ đạt 55,56% vào thời điểm 7NSN và 61,36% ở thời điểm trước khi hoá nhộng (khoảng 12- 15NSN).

Bảng 3. 22. Hiệu lực gây chết non sâu khoang tuổi 4 và 5 của chế phẩm trong phòng thí nghiệm(Viện BVTV, 2014)

Công thức

Hiệu lực gây chết sâu non sâu khoang (%) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuổi 4 Tuổi 5 5NSN 7NSN Trước nhộng 5NSN 7NSN Trước nhộng CT1:300g/ha 40,43 a 44,44 b 50,00 b 36,17 b 38,64 b 41,86 b CT2:500g/ha 46,81 a 53,33 a 59,09 a 42,55 a 47,73 ab 55,81 a CT3:700g/ha 48,94 a 55,56 a 61,36 a 44,68 a 50,00 a 58,14 a ĐC - - - CV % 8,35 7,39 5,08 2,39 9,76 9,92 LSD 8,5967 8,5586 6,5376 2,2250 10,053 11,675

Ghi chú: NSN: Ngày sau nhiễm

a, b, c là thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức 95%

Kết quả trình bày ở bảng 3. 22 cho thấy hiệu lực của chế phẩm khi nhiễm ở sâu tuổi 5 không cao, do thời gian này sâu đã chuẩn bị vào nhộng nên sức ăn của sâu giảm dần, làm cho mức độ nhiễm vi rút của sâu giảm đi. Tỷ lệ sâu chết ở các công thức đến giai đoạn trước khi vào nhộng cao nhất cũng chỉ đạt từ 41,86- 58,14%.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

    Page 70 

Giữa các công thức liều lượng sử dụng chế phẩm thì tỷ lệ sâu chết cao ở liều lượng 500 và 700 gam/ha. Ở liều lượng 500 gam/ha thì tỷ lệ sâu chết đạt 42,55% vào thời điểm 5NSN, đạt 47,73% vào thời điểm 7NSN và cũng chỉ đạt 55,81% vào thời điểm trước khi hoá nhộng (10- 12 NSN). (bảng 3.22)

Như vậy, qua đánh giá hiệu quả của chế phẩm NPV đối với 5 tuổi của sâu khoang, nhân thấy khi sâu tuổi càng nhỏ thì hiệu lực của chế phẩm càng cao và ngước lại. Có thể, khi sâu non đã lớn thì khả năng đề kháng với sự xâm nhiễm của vi rút càng cao, nên làm tỷ lệ sâu chết giảm đi.

Qua kết quả thu được từ các thí nghiệm nói trên cũng cho thấy việc sử dụng chế phẩm để đạt hiệu quả cao nhất nên sử dụng với liều lượng 500 gam/ha và sử dụng vào thời điểm sâu non sâu khoang đang ở tuổi 1- 3, vì lúc này sâu khoang đang ăn nhiều và khả năng chống đỡ với sự xâm nhiễm vi rút yếu hơn, nên tỷ lệ sâu chết cao hơn.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu sản XUẤT CHẾ PHẨM NPV TRÊN tế bào SỐNG để PHÒNG TRỪ sâu KHOANG (Trang 76)