Nghiên cứu tạo dạng và sử dụng chế phẩm NPV để phòng trừ sâu

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu sản XUẤT CHẾ PHẨM NPV TRÊN tế bào SỐNG để PHÒNG TRỪ sâu KHOANG (Trang 33)

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.3. Nghiên cứu tạo dạng và sử dụng chế phẩm NPV để phòng trừ sâu

hại cây trồng

Nguyễn Văn Cảm và CS. (1996) [2]đã nghiên cứu sản xuất thăm dò chế phẩm theo công nghệ nuôi sâu hàng loạt, rồi tiến hành nhiễm vi rút NPV trên sâu non. Sau đó, thu hồi các cá thể sâu chết bệnh để tạo chế phẩm. Việc tạo dạng sử dụng chế phẩm sau khi sản xuất bằng phương thức lây nhiễm trên sâu non được tiến hành bằng 2 cách:

+ Dạng dịch thể: Bằng cách nghiền nguồn vật liệu sâu chết bệnh rồi pha nước thành dạng dịch thể, sau đó lọc bỏ xác sâu, bổ sung hóa chất chống thối. Sau đó, đóng chai và chuyển đến nơi sử dụng. Sản phẩm được đem sử dụng trực tiếp trên đồng ruộng với liều lượng tương ứng là 500 sâu chết bệnh để phun cho 1 ha.

+ Dạng bột khô: Các cá thể sâu chết bệnh sau khi thu gom được sấy khô ở nhiệt độ 450C. Sau đó, nghiền nhỏ, đóng gói hoặc phối trộn với bột tan để bảo quản hoặc đem sử dụng ngay, với liều lượng tính toán tương ứng là 500 sâu chết bệnh sử dụng cho 1 ha.

Ngoài ra, đã thử nghiệm bổ sung vào dịch vi rút các chất phụ gia như sữa bột, đường vàng 5%, nước gỉ đường 5% và Glycerine 50%. Sau phơi nắng 1 giờ thì các sản phẩm có chứa phụ gia đều không mất hoạt tính, còn hiệu lực của sản phẩm không có phụ gia bị giảm đi từ 20- 25%. Sử dụng cho 1 ha với liều lượng dịch của 250- 500 sâu có bổ sung 5% dường đỏ hoặc 5% Glycerine thì hiệu lực phòng trừ sâu đo xanh đạt 30- 68%. Nếu phun 1 lần cho hiệu quả 31,1% và 2 lần cho hiệu quả 70,3% sau 20 ngày phun. Nếu phun dập dịch sâu đo xanh hại đay thì sau 32 ngày phun đạt hiệu quả đạt 53,1% (1 lần) và 56,5% (2 lần).

Trương Thanh Giản và CS. (1996) [3] tiến hành tạo dạng dịch thể sản phẩm NPV sâu róm thông bằng cách sau khi nghiền, lọc tạo dịch thể vi rút

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

    Page 24 

NPV và bổ sung thêm 20- 30% Glycerin hoặc 5% than hoạt tính hoặc 5% mực tàu. Rồi đem phun ngay hoặc bảo quản trong chai màu ở nhiệt độ 0- 50C. Còn để tạo dạng bột chế phẩm thì sử dụng bột tan, than hoạt tính và dịch vi rút NPV sâu róm thông.

Thử nghiệm NPV-Ha trừ sâu xanh hại thuốc lá cho thấy sau 9 ngày phun, dạng bột sấy khô có hiệu quả đạt 33,78%, dạng dịch thể đạt 51,2%. Khi đó, thuốc Monitor đạt tới 82,2% (Nguyễn Văn Cảm và CS. 1996) [2]. Ngoài ra, để tạo ra chế phẩm phổ rộng diệt 2- 3 loại sâu, các tác giả đã tiến hành phối trộn 2- 3 loại chế phẩm NPV hoặc NPV với Bt (Baccilus thuringiensis) dạng dịch thể cho hiệu quả phòng trừ sâu tơ, sâu xanh khá tốt (Hoàng Thị Việt và CS. 2002) [10].

Nguyễn Thị Hai (2005) [4] đã ứng dụng chế phẩm NPV sâu keo da láng dạng dịch thể sản xuất theo công nghệ nhiễm NPV trên sâu non vànghiền lọc. Kết quả cho thấy sử dụng chế phẩm với lượng 500 sâu chết/ha trên bông, nho, ngô, hành và đậu xanh đều có hiệu quả phòng trừ đạt từ 82- 91%. Thử nghiệm trên hành tại 3 hộ nông dân, hiệu quả trừ sâu keo da láng đạt từ 26,67- 71,43% sau 3 ngày phun và đạt từ 98,41- 99,49 sau 9 ngày phun, chi phí sử dụng chế phẩm phòng trừ sâu keo da láng cho 1 ha vào khoảng

1,92 triệu đồng.

Trần Thị Kiều Trang và CS. (2002) [8] đã nghiên cứu nồng độ sử dụng vi rút NPV để phòng trừ sâu hại cây trồng đã xác định sâu 2 ngày tuổi nhiễm vi rút NPV nhanh gấp 1.500 lần so với sâu ở 8 ngày tuổi và thời gian để sâu chết đạt mức 50% tăng dần theo tuổi sâu. Kết quả cũng cho thấy có thể kết hợp NPV với một số thuốc hóa học ở liều lượng cực nhỏ cho kết quả tốt như kết hợp với Actara và Diflubenzuon đã làm tăng tỷ lệ chết của sâu và thời gian gây chết được rút ngắn hơn so với sử dụng NPV riêng rẽ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

    Page 25 

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu sản XUẤT CHẾ PHẨM NPV TRÊN tế bào SỐNG để PHÒNG TRỪ sâu KHOANG (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)